Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 402: Quyết chiến Angkor (3)





Đổ bộ bằng thuyền và bằng bè kết có gì khác nhau?


Đấy là tính chiều sâu của đội ngũ, quân sự gia ai cũng hiểu.

Ví như truyện tiên hiệp là trữ lượng linh khí trong cơ thể. Kiếm hiệp là nội công thâm hậu… tác đùa thôi đừng tin.


Hãy thử tưởng tượng bến rộng 500m có bao nhiêu thuyền đổ bộ có thể cập bờ, cho là rất rất chuyên nghiệp và có thể đậu kín đi thì đó khoảng 50 thuyền. Cứ cho đó toàn bộ là thuyền Bố Chính có thể chở trăm lính đổ bộ đi, thì đó là 5000 người.

Lại cứ cho là đám quân này không bị pháo quấy nhiễu an toàn đổ quân đi. Họ phải tụ tập thành phương trận nhanh nhất để chống cự vạn quân đã chờ sẵn làm thịt họ khi đổ bộ.

Nhóm đổ bộ thứ hai sẽ lái thuyền đến cập thuyền trước và leo qua để lên bờ, tốn thời gian hơn nhiều , vì nhóm thuyền đổ bộ đầu tiên đã mắc kẹt.

Điều này có nghĩa đám đổ bộ trước phải tiến lên thật nhanh vừa tạo khoảng trống cho đồng đội vừa bảo vệ đồng đội sắp leo lên bờ.

Bao khó trong các động tác kia mọi người chưa biết hết đâu.

Chỉ có game mới làm được như vậy. Hoặc giả chỉ có quân Bố Chính ngày đêm luyện tập đổ bộ mới có thể làm được 60% những thứ vừa kể trên.

Quân Khmer vịt cạn của Jayavirahvarman thực hiện được 10% lý thuyết kia thì Ngô Khảo Ký cũng thắp hương bái tạ thiên địa rồi.

Thực tế lúc đổ bộ nhảy khỏi chiến hạm leo lên bờ sắp xếp đội ngũ là lúc yếu nhất, lộn xộn nhất và dễ bị quân định tấn công nhất. Ngay cả Bố Chính quân chủ lực đổ bộ nếu thấy một hàng phòng ngự quy củ trên bở cũng phải dè chừng chứ đừng nói quân Khmer không có kinh nghiệm khoản này.

Thêm vào đó đội hình đổ bộ luôn mỏng phía sau lại là bờ sông, tâm lý luôn kém hơn địch nhân ở trên cao, lợi địa hình.

Cho nên xây thành nổi đắp đường cầu nổi tuy tốn thời gian nhưng đối với quân Khmer là hợp lý nhất. Bởi nếu thành công chuyện này tương đương cuộc đổ bộ trở thàng địa chiến , chiều sâu đội hình của quân Khmer lên đến mấy trăm mét với yểm hộ pháo binh của chiến hạm Bố Chính thì sức xuyên thấu của họ không kể nổi.

Thứ hai, đi cầu nổi khác nhảy thuyền đổ bộ, đội hình có sẵn từ trên cầu chỉ là chuyển dọc ngang không quá khó. Cũng không cần mấy học tập vì nó khá giống từ trong cổng thành chạy ra ngoài thành dàn quân.

Thêm vào đó, pháo, cối đều có thể thoải mái tự do đẩy trên bè phao cầu. Còn vận chuyển từ tàu đổ bộ lên bờ rất dễ nảy sinh trục trặc như sa lầy, nặng, nghiêng rơi xuống sông.

Vì vậy đừng coi thường cái sáng kiến thành nổi cầu phao của Ký nó thay đổi hoàn toàn tính chất một cuộc chiến đổ bộ chiếm bờ thành một cuộc địa chiến sòng phẳng cho hai bên.

Tất nhiên nếu kết hợp cả đổ bộ bè và đổ bộ thuyền thì đó mới là hoàn hảo nhất. Trong một thời gian cực ngắn có thể đưa lên bờ một số lượng cực lớn quân với lính trên bè phao cầu làm xương sống bảo vệ cho số binh lính đổ bộ bằng thuyền.

Nói thế thôi để hiểu tại sao Ký dùng sách này và được mọi người ủng hộ nhiệt tình.

Quân Đông Khmer lúc này vẫn đang còng lưng giải quyết hậu quả, tuy pháo binh Thiên Tử Quân rất hiểu về pháo có thể tư vấn cho chỉ huy Khmer, nhưng cuối cùng họ vẫn không phải tướng soái. Cả đời họ nghe lệnh hành sự là chính, mấy khi độc lập tư duy cho nên làm sao lường hết mọi tình huống.

Đáng lẽ ra đấu pháo thì mấy anh lui hết mẹ ra xa đi hoặc chui hầm hào đi. Đằng này còn cách có 100m pháo binh hóng kìa. Muốn xem thuyền sắt nó khác thuyền gỗ ra sao kìa. Lại chẳng ăn đạn vỡ mồm ra.

Nhưng đâu để họ bình tĩnh. Pháo binh trên các đại hạm lại nổ dồn, nhưng lúc này chỉ có 15 trong 30 chiến hạm nổ súng. Bởi lẽ địa chỉ đã chấm đỏ, vị trí đã có thể tính toán, không cần thiết tất cả khai hỏa tốn đạn. Đạn nổ rất rất quý lúc này. Họ còn phải dùng cho nhiều trường hợp khác.

Hai trăm pháo đối 40, pháo binh thiên tử quân vẫn rất cố gắng, căn chỉnh nhắm chuẩn hơn.

Lại hai làn khói thuốc súng trắng đục phún lên tận trời. Bên trong khoang pháo quạt thông gió ống hút khí được bật hết công xuất. Mấy cái máy chạy bằng cơm quay quạt gần chết. Cũng may Lý Từ Huy rất rất am hiểu cho nỗi khổ của binh sĩ, nếu không có hệ thống này với tốc độ bắn liên thanh của Phật lãng cơ tử mẫu pháo thì chỉ cần 5 phút đồng hồ khoang pháo sẽ đầu đặc khói thuốc súng. Đến lúc đó pháo binh ngộp thở chết cả đừng nói chiến đấu tiếp.

Thế mới nói từng chi tiết chiến hạm Bố Chính đều rất hợp lý phục vụ mục đích chiến tranh, đó là thứ chiến hạm cải tạo không bao giờ đạt được.

Vẫn như cũ, đạn đập vào thành thuyền thiết giáp yếu ớt bật ra ngoài, tỉ lệ bắn trúng của thiên tử pháo binh nhiều hơn lần đầu quá nhiều, tới gần 30 viên trúng đích nhưng không gây được bao tổn thương cho quân Bố Chính. À không lần này quả thật có một viên ăn may trúng nay cửa sổ pháo.

Một thanh pháo Bố Chính chiến hạm bị đánh văng vào thành thuyền , đuôi đập vào một tên pháo binh khiến tên này trọng thương, khẩu pháo này cũng không thể hoạt động do trục giá đỡ đã gãy không thể di chuyển.

Thêm một quả đạn bay chúng khe hẹp cửa sổ khoang chỉ huy của một Carrack thiết giáp hạm, chỉ huy anh dũng hi sinh, cũng may chế độ quân sự mới của Đại Việt đã hoạt động hiệu quả. Phó chỉ huy Trung Úy ngay lập tức tạm thời lên thay thế chức vụ của Đại Úy chỉ huy tàu. Đây không gọi là tổn thất nhỏ cho quân Bố Chính được, để tào tạo được một Đại Úy hải quân đâu dễ .

Thế nhưng quân ta chết hai quân địch chết rất nhiều.

200 quả pháo nhắm kĩ trận địa cho dù bắn kém chính xác đi cũng phải 10% rơi trúng mục tiêu. Mà đó là loại pháo binh nào chứ không phải pháo binh hải quân Bố Chính. Tỉ lệ trúng khu vực xác định là 70%. Trong đó có đến 30% ăn may rơi trúng những mục tiêu xác định. Đây là ăn may thôi thực tế 10% rơi trúng mục tiêu xác định đã cầu trời khấn phật rồi. Pháo thời này không phải pháo thời hiện đại.

Nhưng đạn có đuôi xé gió quả thật đường đi rất nuột, cong như mông thiếu nữ 20 vậy, cong mà đẹp, trơn mà bóng… khụ khụ. Lại lạc đề.

40 ụ pháo thiên tử binh bị cày đén 15 ụ bật nóc. Đây là sự hãi hùng của đạn nổ. Chỉ cần rơi bên cạnh thôi một khi đã nổ đều gây sát thương cao. Đạn này công phá các mục tiêu lô cốt thành trì không được nhưng để sát thương nhân mạng hay công kích những mục tiêu không mái che kiên cố quả là hết sẩy con bà bảy.

Có thể thấy từng thùng thuốc nổ kích thích rồi nổ tan tành, tiếng nổ còn khủng hoảng hơn tiếng đạn pháo nhiều.


Đây có lẽ là ông mãnh nào bắn trúng thùng thuốc nổ của pháo binh phe Đông Khmer , cũng có thể mảnh đạn cắt qua ma sát tia lửa gây cháy. Tóm lại không ai biết được nhưng lúc này quân doanh phía Đông Khmer rất loạn.

Nhưng một lần nữa tố chất siêu cường của quân thiên tử pháo binh lại hiện ra. 25 khẩu pháo lập tức được kéo về sau không chẩn chờ. Kéo một khẩu pháo nặng 300kg cộng cả đế bánh là 600-700 kg ( pháo Thăng Long nặng) không đơn giản, nếu không có bố trí từ trước chắc chắn thời gian ngắn làm không nổi.

Không thể không thán phục sức chiến đấu rất mãnh của thiên thử pháo binh.

Tất nhiên dám này đã rời về sau nhưng ngay lập tức bố trí trận địa nhắm về phía bờ Hồ.

Lúc này thiết giáp hạm thử bắn vài quả đạn góc thẳng thử nghiệm nhưng nói thật hiệu quả thấp. Bắn parabol có thể dội xuống đầu pháo binh Đông Khmer nhưng nếu bắn thẳng không công phá được ụ đất che chắn trên cao của họ.

Ngô Khảo Ký cũng thấy tình hình này. Thiết giáp hạm không thể tiến sâu thêm 100m để đánh, tiến vào sẽ mắc cạn lại cản trở thuyền đổ bộ.

“ Rút một nửa thiết giáp hạm phía Đông mở đường cho thuyền đổ bộ, số còn lại ở phía Tây thay đạn đặc bắn thẳng lên đồi hù doạ bọn hắn” Ngô Khảo Ký ra lệnh, đạn đặc không đủ sức bay xa đến công sự của bọn kia nhưng vẫn có sức răn đe khiến cho việc đổ bộ dễ hơn.

Lầm này mệnh lệnh được truyền loa, vì đây là mệnh lệnh phức tạp không đơn giản dùng cờ hiệu có thể. Tất nhiên chiến trường này không lớn. Biển Hồ lặng nếu không có tiếng pháo thì truyền loa âm thanh dễ thôi.

Chiến hạm Carrack cánh phải rút ra, đầu cầu đã xây đến rất gần bọn họ rồi.

Phe Khmer Đông lúc này rất loạn họ không nghĩ ra phương án tiếp theo chiến đấu.

Một vị lãnh chúa nóng nảy lên tiếng.

“ Hoàng thân Harshavarman, ông nhanh chóng cho quân áp sát bờ nếu không quân địch tất đổ bộ lên đó “

Chúng tướng Đông Khmer ai cũng nhìn thấy được cây cầu khổng lồ đang được bắc trên Hồ tốc độ rất nhanh sẽ tới bờ, trên đó tràn ngậm quân đội toàn bộ võ trang sắt thép.


“ Không được, thuyền pháo của đối phương vẫn đứng đó, lúc này tiến lên khác nào chết. Ta quyết định chờ quân của chúng vào sâu, dùng voi ùa ra đánh. Lập tức khêu gọi Tây Trại Bắc Trại người cứu viện nơi này” người được gọi là Hoàng thân Harshavarman lên tiếng.

Nếu Jayavirahvarman ở đây thì sẽ thốt lên một câu, Cha vợ vì sao người nơi này, ngươi phản ta cũng được đem con gái ngươi như món hàng cho Suryavarman I cũng được. Nhưng không nhất thiết phải canh nhà cho Suryavarman I như con chó chứ?

Nói về Harshavarman cũng hay ho, thằng này là một thế lực mạnh nằm giữa hơi lệc Tây Suryavarman I và Jayavirahvarman ( Surin Thái lan ngày nay). Hắn là cậu của Suryavarman I và là dòng dõi hoàng tộc Khmer. Nói chung là Khmer theo chế độ cát cứ phân quyền bất kỳ thằng nào có dính tí máu hoàng tộc cũng có thể lên làm Vua nếu có sự ủng hộ của số đông chư hầu.

Trong lịch sử đáng lẽ là Suryavarman I phải diệt được Jayavirahvarman sai đó Harshavarman sẽ kết liễu Suryavarman I rồi Chiêm Thành Harivarman IV năm 1080 sẽ xua quân Angkor giết Harshavarman. Nhưng lịch sử nó loạn mẹ hết rồi Jayavirahvarman không chết Suryavarman I vẫn sống , Harshavarman với một đứa con gái trở thành bố vợ của cả hai thằng kia, rồi Jayavirahvarman công đánh Angkor thì gặp Harshavarman phòng thủ…. Đúng là rối luôn cái não.

Cơ mà lão này quyết định cũng không sai, không có che chắn lức này xông kên khác gì nạp mạng đâu.

Cho nên quân thám báo Đông Khmer vội chạy đi hai trại còn lại kêu gọi tụ binh mốt làm một trận sống mãi.

Nói thật không phải chê ông đâu ông Harshavarman, ông làm chính trị, ám sát vua thì tài, ông đánh trận như cái hạch, Chiêm Thành còn chém được ông ông ở đó mà cứng đối cứng với quân đồng minh. Không tự lượng sức.














— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.