Thực ra Ngô Khảo Ký nghĩ nhiều, nghĩ đơn giản vấn đề.
Người Ấn đúng là nếu cải giáo theo họ thì rất dễ tiếp cận, nhưng đó là ngươi đi một mình, mười người, trăm người cũng được, nhưng nếu ngươi đi đến con số vạn người xâm nhập vùng đất của họ thì không được rồi, ngay cả cải giao hay gì gì nữa người Ấn cũng không chấp nhật.
Ngô Khảo Ký đoán sai điểm này nhưng đoán đúng ở điểm Tống Kiệt đi đến Vùng đất Ấn độ sau này, và cũng không sai ở chỗ Tống Kiệt luôn rõi theo nhìn ngắm những bố trí của hắn kết quả ra sao.
Thật ra nếu Ký đọc kỹ kỹ hơn nữa thông tin tình báo của Kiệt mà Cẩm Y Vệ đưa lại sẽ có manh mối.
Tống Kiệt từ ba năm trước có một thày giáo người Mã Lai. Học gì dĩ nhiên học ngoại ngữ.
Nhưng ngươi không hiểu học ngoại ngữ Mã lai làm gì? Thương nhân Mã Lai 100% đến Thăng Long hay Bố Chính là biết tiếng Việt, giao lưu họ chỉ cần tiếng Việt là đủ.
Thứ Tống Kiệt học là ngôn ngữ Phạm, chữ Phạm thậm chí hiểu biết các tôn giáo ở Vùng Ấn Độ sau này.
Hắn đã mưu đồ chạy từ rất lâu, tìm hiểu nơi mình sẽ đặt chân rất kĩ.
Thậm chí lợi dụng tiếng Phạm thông thạo hắn đã móc nối được một số thương nhân đến từ Ấn. Nên nhớ Ấn Độ vùng đất lúc này khoảng vài trăm quốc gia lớn nhỏ kể không hết, quan hệ rắc rối phức tạp tôn giáo thì loạn cả lên rất nhiều hệ phái đấu đá nhau, vùng miền ngăn cách kì thị chiến đấu liên miên.
Cho nên không chỉ có Chola thương nhân đến đây Thăng Long. Tống Kiệt đã nghiên cứu kĩ Ấn Độ lúc này cũng tiếp xúc đủ thương nhân trong ba năm hắn nhờ thương nhân làm trung gian để tạo các quan hệ cùng thoả thuận với một số lãnh chúa tiềm năng hắn có thể đến ở Ấn Độ.
Thậm chí đường đi, cảng nghỉ, đều đã được Thương nhân Ấn bố trí an toàn.
Cẩm Y Vệ chỉ quan tâm chính đến mối quan hệ Tống Kiệt và thế gia Việt hay các đại thẩn trong triều. Nào ai chú ý đến sự tiếp xúc ngoại bang thương nhân của Tống Kiệt? Không thể trách họ, nếu không có sự chỉ đạo rõ ràng từ Lý Từ Huy hay Ngô Khảo Ký thì Cẩm Y Vệ làm sao có thể nghĩ theo chiều hướng này? Tầm suy nghĩ của họ vẫn bị giới hạn trong Đại Việt hoặc cùng lắm là mở ra tới Chiêm, Tống. Nào có mấy Cẩm Y vệ biết Chola Ấn Độ là nơi nào.
Cho nên có thể nói Tống Kiệt đến một nơi nào đó ở Ấn Độ không phải cắm đầu mà đi tiện thì dừng. Làm vậy chết ngay. Hắn đã chuẩn bị rất kĩ rất chi tiết từ lâu lâu lắm mới khởi động kế hoạch hạ Thăng Long Lý gia gây loạn Đại Việt sau đó bật đèn xanh cho phe Trục tấn công Bố Chính, thậm chí cả Đại Việt. Chế tạo phiền toái vô hạn cho Ngô Khảo Ký, thậm chí nếu giết được Ngô Khảo Ký là tốt nhất.
Có thể khẳng khái nói rằng may mà người thua là Tống Kiệt , người chạy là Tống Kiệt mới có thể sống sót. Theo như cách nghĩ của Ký, ngang nhiên dẫn người tới Ấn độ cải giáo có thể sống ổn? Đó là tự sát, cho nên nếu kẻ chạy là Ngô Khảo Ký. Hi vọng sống mong manh.
Tất nhiên không nên chê Ký, dù sao hắn cũng không chính thức là người chạy trốn, vì lẽ đó suy nghĩ sao thấu đáo được?.
Nhưng nói đi cũng nói lại Tống Kiệt hay như nào không biết, tính toán Đại Việt như nào không biết. Kế hoạch của hắn siêu cấp hoàn hảo nhưng như số trời đã định vậy, luôn có sai biệt nhưng lại luôn có trùng hợp khiến mọi chuyện diễn biến như ngày hôm nay.
Đầu tiên nói đến Thăng Long chuyện, Tống Kiệt dự tính sẽ có trường hợp quần hùng trục lộc (Điển cố các phương chư hầu săn hưu, từ năm 475 đến năm 221 trước công nguyên, thời chiến quốc ở Trung Quốc và các chư hầu tranh nhau vương vị).
Nhưng vấn đề là Đại Việt không loạn như Tống Kiệt nghĩ vì nhân tố Bố Chính – Lý Từ Huy xuất hiện. Quả thật nếu Lý Từ Huy không quả quyết trong trường hợp đó, Ngô Khảo Ký lại bị vây ở Chi Lăng khả năng tranh chấp nhập chủ Thăng Long rất cao dẫn đến Đại Việt sẽ loạn hoàn toàn.
Tống Kiệt tính không quá chuẩn trong trường hợp đó nhưng Ngô Khảo Ký lại vội vã quyết định dựa cớ toàn lực Bắc Chinh chiếm Quảng Tây, đây là điều Tống Kiệt tính không được, ai cũng tính không được. Nhưng nó lại phù hợp với tính toán của Tống Kiệt đó là binh lực Đại Việt trống rỗng. Tuy không thể nói hai sai bằng một đúng nó khập khiễng nhưng có thể nói kết quả gần tương đương. Đại Việt loạn cùng Đại Việt trống rỗng binh lực kết quả tương tự nếu bị một thế lực ngoại bang lớn xâm lấn.
Ai tính được Ngô Khảo Ký có thể xua quân Bắc Chinh? Ai có thể tin được Ngô Khảo Ký làm điều này chỉ vì muốn nhanh chóng trong hòa bình với – Lý thị mà chiếm ngôi. Đẩy Lý thị đi phương Bắc xưng đế, Đại Việt thuộc Ngô Thị, vừa thể hiện nhân đạo cùng Lý thị vừa đạt mục đích, Đại Việt nói một cách nào đó mở rộng lãnh thổ. Đây là kiểu tư duy không hợp thói thường với người thời này. Nếu bình thường, giết quách Lý Càn Nhân hoặc ép hắn nhường ngôi cho xong, còn Lý Kế Nguyên và Lý Hoằng Chiêu từ từ mài chết hoặc thu lại quân quyền cho làm nhàn tản quan viên. Đó là đã nhân đạo lắm rồi.
Nhưng ai mà nghĩ đến Ngô Khảo Ký có thể bắt tay Lý gia chèn ép thế gia, lại nghĩ đến phương án toàn vẹn khiến Lý gia cũng hài lòng hợp tác, từ đó Thế gia không dám ho một câu. Để rồi Ngô Khảo Ký có thể âm thầm âm thế gia một chiêu đặt nền móng cho Đại Việt cách mạng tư tưởng dân tộc tương lai?
Tống Kiệt tính toàn Đại Việt cũng không kém, Ngô Khảo Ký tính toán Đại Việt cũng không thua. Nhưng tính là một chuyện thành công hay không là chuyện khác.
Ngô Khảo Ký các tính toán rất đẹp rất mĩ mãn, mỗi bước đi đều thấm đẫm lợi ích bản thân và lợi ích dân tộc đan xen, tức là có nghĩ đến dân tộc nhưng dã tâm xưng đế lại khiến hắn cũng nghĩ cho bản thân, gia tộc. Các bước đi của hắn hoàn toàn chuẩn bị cho việc xưng đế gọn gàng không có trở lực và đạt được ủng hộ tuyệt đối của các bên. Trong khi đó lợi ích dân tộc vẫn được đảm bảo và đảm bảo rất tốt.
Vấn đề là Ngô Khảo Ký lại vô tình rơi đúng tính toán của Tống Kiệt. Đại Việt không binh lực.
Nhưng Ký hay Kiệt giỏi vẫn không tính được lòng người.
Nếu như liên minh phe trục hoàn toàn nghe theo Tống Kiệt, tấn công Đại Việt ngay từ tháng 3-4 thì mọi chuyện nó đã rất khác. Có thể đánh thắng Đại Việt hay không với một Bố Chính vẫn đang hùng cường khó nói, nhưng đánh cho Đại Việt tổn thất đau đớn chắc chắn đánh được.
Nhưng Tống Kiệt lúc này không phải là anh cả Liên Minh phe trục.
Nếu Tống Kiệt còn nắm Thăng Long , còn quản Đại Việt trên danh nghĩa, may ra hắn mói là anh cả liên minh trục. Nhưng khi Tống Kiệt chạy trốn thức là hắn không còn địa vị đó. Đây là sai lầm của Tống Kiệt. Đánh giá sai tình hình, đánh giá sai tham vọng của Suryavarman I.
Suryavarman I có tham vọng bá chủ Đông Dương chứ, nhưng đó là khi hắn đã thống nhất xong Khmer đang chia cắt thì hắn mới nghĩ đến. Lúc này đánh Đại Việt không bao giờ là mục tiêu hàng đầu của hắn. Tống Kiệt chạy khỏi Đại Việt thì liên minh trục Suryavarman I là lão đại. Tất nhiên nếu Lý Từ Huy – Medang- Lavo không đánh lụi, đánh tàn thủy binh Chiêm Thành thì chưa chắc Suryavarman I là lão đại liên minh. Nên nhớ năm 1080 Harivarman IV còn xua quân tiêu diệt cả Angkor bắt mấy chục vạn người Khmer về nước.
Nhưng bây giờ Suryavarman I chắc hắn có quyền nói chuyện nhất trong liên minh. Cho nên Suryavarman I sẽ đặt lợi ích của hắn lên hàng đầu, cớ gì đi đánh Đại Việt trong khi có thể lợi dụng tình hình thống nhất Khmer?
Do đó Tống Kiệt tính sai ở điểm này dẫn đến tình trạng hiện tại lúc này. Dĩ nhiên Tống Kiệt cũng chưa hay biết vì hắn đang vùi đầu vào kinh doanh thế lực, chống chọi lại sự kỳ thị từ các thế lực lân bang, thời gian đâu để ý bên này cách xa cả chục ngàn dặm?
Tin tức đã đến tai của Suryavarman I, Ngô Khảo Ký bị lạc ở Biển Hồ mười lăm ngày, lại thêm sau khi quân Medang đến lại tốn 7 ngày mới thanh tước hoàn toàn thủy quân Đông Khmer, tính cả thời gian di chuyển đến vùng đổ bộ đã xấp xỉ một tháng. Do đó tin tức đi ngàn dặm ( tầm chính xác 600km) tới Udonthani cho Suryavarman I biết là bình thường.
Nhưng lạ thay nhận được tin tức Suryavarman I không hề hoảng sợ mà trước mặt quân tướng người Chiêm Thành – Anak Đê Liên Minh ha ha ha cười lớn.
“ Trời cũng giúp ta tiêu diệt triệt để thằng khốn Jayavirahvarman cùng đánh tan Bố Chính”
Liên minh phe trục nghe được tin tình báo từ Somesvara ( Angkor) thì hoảng loạn vô cùng . Nhưng Suryavarman I chủ nhân của Somesvara không hề sợ hãi mà còn dung dung cười lớn khiên họ khó hiểu vô cùng nên bèn tới tấp hỏi tại sao.
“ Các ngươi không biết đó thôi, nếu một mình Jayavirahvarman trốn về hô hào quý tộc ủng hộ hắn, rồi lại tụ binh lại gây chiến với ta thì ta còn thấy mệt mỏi vất vả. Nhưng hắn dám dẫn ngoại tộc là Đại Việt – Medang xâm lăng Khmer thì là tìm chết.”
“ Trước đây nếu ta hô hào quý tộc đánh Jayavirahvarman thì còn có người này ủng hộ phe này người khác ủng hộ phe khác, nhưng nếu ta hô hào chống quân xâm lăng thì toàn bộ Khmer sẽ đồng lòng đánh đuổi bọn chúng. Jayavirahvarman chết chắc, người Khmer đông như thế nào các ngươi thừa hiểu”
Liên minh ăn định tâm hoàn tinh thần phấn chấn hẳn lên Suryavarman I chủ nhân của Somesvara còn không lo lắng ung dung tự tại bọn họ lo gì. Thấy Suryavarman I trấn định họ càng trấn định hơn và sôi nổi bàn bạc làm sao đánh tan liên quân phe Đồng Minh.
Nếu người thực sự hiểu biết thực sự nhanh nhạy thế cuộc, thực sự có tư duy chính trị quân sự sẽ nhận ra điểm gì đó sai sai gợn gợn ở đây.
Phải Suryavarman I đang nguỵ biện để yên lòng đồng minh cũng là yên lòng quân không loạn.
Suryavarman I Đúng là nhân vật đáng gờm, nếu hắn cố dấu diếm tin tức tình báo đồng minh phe đang đánh Angkor thì hậu hoạ vô cùng, một khi Chiêm Thành, Anak Đê tự biết thì lòng quân sẽ loạn ngay mà tự tan rã ai chạy về nhà đó.
Nhưng hấn tỏ ra trấn định lại nguỵ biện tốt thì lại là liều thuốc ổn định lòng quân.
Suryavarman I Nói Jayavirahvarman dẫn ngoại bang xâm lấn Khmer khiến tinh thần dân tộc Khmer nổi dậy đồng lòng đánh ngoại xâm? Đó là cái Khmer nào chứ không phải Khmer này. Ngô Đình Diệm nói với Mỹ câu này còn nghe được vì dân Việt Nam rất đoàn kết (khi Mỹ đề nghị cho quân chính thức tham chiến ở Việt Nam thì Diệm nói nếu quân Mỹ xuất hiện trên đất Việt thì Cộng Hoà thua chắc, ông ta tuyên đoán không sai vì ông ta hiểu tinh thần chống ngoại xâm của người Việt là truyền thống mấy ngàn năm. Nhận tài trợ của Mỹ lại có tinh thần dân tộc kiểu riêng ông, nghi kị Mỹ cho nên ông bị lật đổ và chết thảm).
Khmer này là Khmer tàn tành ba bè bảy mảng , nên nhớ Suryavarman I Là vua đầu tiên của Khmer xây tường thành bao quanh Angkor để bảo vệ bản thân bởi lẽ quá nhiều các cuộc bạo lực đảo chính xảy ra ở Khmer lúc này. Suryavarman I Phải liên miên hứng chịu sự tấn công của nhiều thế lực tranh chấp ngôi báu.
Cho nên nếu dùng danh Jayavirahvarman cõng rắn cắn gà nhà, dẫn ngoại bang xâm lấn Khmer thì có lẽ Suryavarman I tranh thủ được ít ủng hộ từ những quý tộc Khmer nhiệt huyết tinh thần dân tộc, nhưng không quá nhiều.
Thật ra Suryavarman I Nói người không nghĩ tới mình, hắn đang làm gì đó? Hấn là đang dẫn ngoại bang Chiêm Thành – Anak Đê công chiếm Tây Khmer , cũng là lấy ngoại bang xâm lấn Khmer đấy.
Ngoại bang mà Suryavarman I dẫn về Khmer còn tởm hơn ngoại bang Jayavirahvarman dẫn về Khmer nhiều. Chiêm Thành- Anak Đê đều là những kẻ có nợ máu không nhỏ với người Khmer nhất là người Đông Khmer. Còn ngoại bang của Jayavirahvarman là Đại Việt- Medang- Lavo- Pahang thì sao?
Đại Việt? Chẳng có nợ máu gì người Đông Khmer vì cả trăm năm chẳng gặp nhau. Người Medang l? Không nghe gì đến nợ máu cả. Lavo? A thằng này có này, nhưng toàn là Khmer nọ Lavo, toàn là Lavo bị đè đánh. Pahang? Xin lỗi Đông Khmer chưa nghe qua.
Còn nếu hỏi về đồng minh Chiêm Thành và Anak Đê? 100 % dân Đông Khmer giơ tay lên, thằng này tao biết, chúng nó chuyên cướp của tao.
Thật là hài hước luận điểm nhưng Suryavarman I lại có thể ổn định được lòng quân, ổn định được liên minh.
Tất nhiên kẻ giảo hoạt ngụy biện như Suryavarman I sẽ tự biết sơ sót trong lời nói của mình, hắn nếu còn đem quân Chiêm Thành – Anak Đê bênh cạnh sẽ rất dễ bị Jayavirahvarman lấy đó làm văn vở công kích ngược.
Cho nên Suryavarman I xúi Chiêm- Đê đi đánh Bố Chính bằng con đường tiểu lội, đồ rằng Bố Chính rất giàu này lại dẫn hết quân đi đánh Angkor vậy thì nội địa trống rỗng. Đánh vào đó dễ như ăn cơm.
Không phải Suryavarman I không muốn Chiêm Đê giúp sức nhưng 6 vạn liên minh quân Chiêm Đê không giúp được nhiều mà còn là gánh nặng cớ nếu Jayavirahvarman dùng luận điệu ngoại bang mà bật lại.
Suryavarman I biết chạy gấp về Angkor vẫn không kịp, đại quân di chuyển không giống như phi mã cấp báo, Phi mã đi hết một tháng thì hắn ít nhất 2 tháng hơn mới về tới Angkor, lúc nấy Angkor đã thất thủ. Cho nên Suryavarman I dự định đi chậm, đi từ từ, dùng luận điệu ngoại bang xâm lấn thu thập thêm quân đội từ các lãnh chúa có tinh thần dân tộc. Kể từ đó 6 vạn quân là muỗi thôi.
H’Maryam Niê hăm hở nhận nhiệm vụ đánh Bố Chính theo tiểu lộ vác 3 vạn quân đi Kottabun. Rồi tìm đường xuyên Trường Sơn tập hậu Bố Chính , đây chính là vì sao bác Kiệt ở nhà đột nhiên như bị ong đốt đít.
Quân Chiêm khôn hơn, không nghe Suryavarman I mà quyết đi theo quân của hắn chờ tới Sambor mới chia tay về nước. Suryavarman I to đầu với quân Chiêm mà không dám làm gì