Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 345: Thăng Long thành




Bố Chính thiếu gì thì thiếu, vũ khí sắt thép, trang bị là không thiếu.

Trung bình một thanh chiến đao cần 1,5 kg thép, giáp nặng 4kg, giáp tấm 2kg, trường thương cần không đến nửa kg thép.

Cho nên với nền công nghiệp vượt trội thời đại của Bố Chính thì lúc này họ muốn trang bị cho bao nhiêu quân đội thì là bấy nhiêu. Vấn đề là Bố Chính thiếu người mà thôi, đủ người thì bốn năm mươi vạn đại quân họ cũng nhẹ nhàng trang bị hết.

Trung bình mỗi binh sĩ 5 kg thép, van người cũng chỉ là năm mươi tấn thép. Với lò cao, lò Bessemer, búa máy thuỷ lực mày nghiền, cán thép nguội, cán thép nóng công suất cao được lắp đặt ở đập sông cẩm thì người Bố Chính sức sản xuất đã không thua kém châu âu cuối thế kỷ 18.

Đáng sợ vậy sao?

Hay là tác bốc phét rồi.

Có gì đâu mà lạ, điều kiện của Bố Chính không khác gì một Vương Quốc Anh cuối thế kỷ mười tám thu nhỏ lại.

Đầu tiên Bố Chính có các mỏ sắt, đồng, tuy nhỏ bé rời rạc, trữ lượng thấp nhưng cũng đủ cho tình huống lúc này phát triển của Bố Chính. Thời gian này nói đến ngàn tấn thép là quá khủng khiếp rồi, đâu thể như thời hiện đại mở miệng là vạn tấn được.

Mấy cái mỏ quặng ở Bố Chính dĩ nhiên sẽ rất nhanh hết, và đến thời hiện đại thì nơi này trắng mỏ điều này khỏi bàn cãi, nhưng lúc này vậy cũng đã đủ dùng rồi.

Than đá người Bố Chính đã biết dùng, thậm chí bọn họ đã đun than cốc lâu rồi, than luôn là vấn đề nhức nhối của Bố Chính, sau tình hình Bố Chính Thăng Long rạn nứt thì nguồn than đá Bố Chính chỉ có thể nhập khẩu từ Medang.

Cũng may thuyền thương Medang quá tốt cho nên con đường này đủ cung cấp than cho Bố Chính luyện kim công nghiệp.

Nguyên liệu thì có rồi, quan trọng nhất đó chính là công nghệ, vì Ký là người xuyên cho nên dường như mọi phát minh có hiệu quả trong cách mạng công nghiệp châu Âu lần một thì Ký đều bê về Bố Chính.

Lò Cao, Lò Bessemer là thứ quan trọng nhất trong công nghệ luyện kim mà người Anh đạt được những năm 17** thì Ký đã bê về Bố Chính từ những ngày đầu.

Các phát kiến như Xe kép sợi, thoi bay, trong ngành dệt may thì lại được Lý Từ Huy hoàn thiện thiết kế.

Ứng dụng lực kéo của gia súc, sức nước vào các cỗ máy móc động cơ giải phóng sức lao động con người Ký là người tiên phong, nhưng Huy lại là người hoàn thiện với thế mạnh hiểu kết cấu cơ khí bản thân.

Các dòng sông ở Bố Chính – Tân Bình Lộ tuy không dài nhưng nước khá xiết sức đẩy đủ mạnh để xây dựng các cụm máy sử dụng sức nước hai bên sông.

Dĩ nhiên khủng bố nhất là si măng chất lượng thấp khiến cho Bố chính thay da đổi thịt.

Nếu các máy chạy lực nước chảy hai bên sông phải phụ thuộc lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, năng lực hoạt động có hạn chế thì đập sông Cẩm đã giải quyết hoàn toàn giới hạn trên.

Những cỗ máy động cơ sức nước hạng nặng được bố trí nơi này đập. Với sức nước khủng bố từ việc tích trữ hàng chục ngàn m3 nước thì chỉ có nơi này mới có thể chạy được những cỗ máy hạng nặng trên.

Bánh răng trục xoay khổng lồ, dây curoa bánh đà nặng nề. Những cỗ máy như cán thép , dập thép , khoan thép nơi này nới chính thức là ngành công nghiệp siêu nặng của thế giới lúc này.

Có thể nói một số linh kiện máy móc hạng nặng của bố chính chỉ có nơi này mới sản xuất được. Phần lớn các bộ phận khổng lồ của Chiến Hạm Bố Chính được sắt thép hoá cũng là từ nơi này mà ra.

Về riêng cái đập này thì Bố Chính dã vượt qua Anh Quốc thế kỷ mười tám rồi.

Cho nên mới nói Bố Chính riêng mình nó sức sảnh xuất đủ đỉnh cả Đại Tống về mặt dệt may cùng luyện kim. Cái này không nói ngoa mà là sự thật. Sản xuất có máy móc hỗ trợ và thủ công sản xuất là khác nhau hoàn toàn.


Sau năm sáu năm phát triển thì phần lớn hệ thống động cơ do gia súc sức kéo ở Bố Chính đã được thay bằng hệ thống thuỷ động dọc ven các sông .

Các mương nước được xây dựng xi măng đá hộc kiên cố sẽ dẫn nước từ sông chảy vòng qua các khu công nghiệp nhỏ hai bên và vận hành máy móc ở nơi này. Và các mô hình này liên tục tiên tục được mở rộng, xây dựng mới.

Chỉ cần có thêm người thì đảm bảo sự phát triển của Bố Chính không thể ước lượng được.

Nói dài như vậy để hiểu dù Lý Từ Huy có trang bị năm vạn dân phu như quân chính quy cũng không là gánh nặng gì với Bố Chính cả.


Nên nhớ 70% trang bị của mấy chục vạn Bắc Nguyên quân là từ Bố Chính hỗ trợ tới đấy.

Tất nhiên cái lợi thế này của Bố Chính cũng không còn là độc quyền, công nghệ rác của Bố Chính gửi cho Lý Thị cũng khiến cho Lý thị có được 30% năng lực sản xuất của Bố Chính. Và giờ đây tất cả các thế gia ở Đại Việt đều có năng lực này. Chỉ cần cho họ thời gian thì việc một thế lực có thể trang bị một vạn, hay vài vạn quân đều là trong tầm tay.

Tất nhiên công nghệ rác mà Ngô Khảo Ký đưa ra đó chỉ nằm ở việc luyện kim vũ khí lạnh. Không có các mẫu động cơ sức nước lớn thì đám người thế gia hay Lý Gia vẫn không thể chen chân vào công nghiệp nặng. Chỉ với búa máy cùng đúc thép dưới 400kg thì đó vẫn chưa phải là gì quá ghê gớm.

Ví như đóng chiến hạm siêu lớn thì Bố Chính vẫn triệt để độc quyền. Pháo lớn, các máy móc tinh xảo với làm lượng cơ khí cao chỉ có Bố Chính là sở hữu.


Ngày 4 tháng 3 Lý Thường Kiệt đột ngột xua hai vạn binh ngược bắc, đối tượng nhắm đến là Dương gia.

Một vạn bộ binh từ Đèo Ngang xuất quan hướng thẳng Sông Lam, một vạn thuỷ binh theo đường biển ập đến.

Lý Thường Kiệt không phải Gà Non Lý Từ Huy, ông dụng binh quá đột ngột và bất ngờ khiến Dương gia không kịp phản ứng.

Cùng lúc này Lý Từ Huy với một vạn rưỡi quân chính quy cùng hơn ba vạn dân phi được trang bị như quân tinh nhuệ vậy đã tiến tới Thường Tín mặt đối Thăng Long Thành.

Lý Từ Huy lực ảnh hưởng mạnh mẽ tới Tân Hưng đơn giản dễ giải thích, nơi này dòng phụ nhà Lý gia còn rất nhiều người, Lý Từ Huy là Lý Gia cành chính lại dẫn quân về Thăng Long với khẩu hiệu cần vương cho nên Tân Hưng người ủng hộ cực cao.

Cho dù Lý Từ Huy chưa xuất hiện ở Tân Hưng, nhưng nơi này đã tự động nghe theo sắc lệnh mà nhanh chóng tụ 7 ngàn sương binh tiến về Phủ Lý hội quân.

Bảy ngàn là Tân Hưng cố hết sức rồi, Tân Hưng lúc này không phải Thái Bình Tp thời hiện đại, dân số nơi này có hạn cho nên trong thời gian ngắn lại vướng mùa vụ mà tụ được bảy ngàn sương binh là quá giỏi.

Quan trọng nhất là Tân Hưng quân đến rất nhanh và rất ngoan ngoãn.

Thiên Trường cũng là nơi Càn Vương kinh doanh mấy chục năm tiểu thế gia, thôn trang nơi này đã quy tâm từ gốc cho nên Lý Từ Huy tiếp nhận không khó.

Nhưng quân Thiên Trường vừa bị thiệt hại nặng nề, lòng người bàng hoàng, cho nên tụ được thêm 6 ngàn nữa đã quá giỏi.


Hoa Lư tình thế khá đặc biệt, lực khống chế đến phạm vi cơ sở vi mô của Lý Từ Huy đến nơi này gần như không có.

Nơi này cựu kinh đô Đại Việt thế lực rắc rối khó đỡ vô cùng, nơi này là cựu địa của nhiều thế gia từng ủng hộ Tiền Lê cựu triều.

Lý gia lấy ức chế các thế tộc nơi này làm chủ dĩ nhiên Lý Từ Huy là đích hệ Lý gia sẽ không được chào đón ở đây.

Tất nhiên Ngô Thị có một nhánh bản địa nơi này có thể dùng làm liên lạc hay tay chân gì đó giúp việc thống trị Hoa Lư tốt hơn. Nhưng Lý Từ Huy chém ráo Ngô thị ở đây dẫn đến chân không không có địa đầu xà hỗ trợ. Cái sai này của nàng đến lúc này đây đã lộ rõ.

Quân Tân Bình Lộ đóng quân ép buộc chưng binh nơi này hơn chục ngày cũng chỉ khó khăn túm được năm ngàn người mà thôi.

Lý Từ Huy trùng điệp dẫn bốn vạn đại quân đã tiêm phòng vaccine đến ngoại thành Thăng Long thì dừng lại.

Nơi này cực khó tấn công, chẳng hề dễ dàng chút nào.

Biết nói như thế nào nhỉ (():@&@:

Thành Thăng Long không hề giống bất kỳ cái thành trì nào trên thế giới này.

Điều đó phải công nhận một sự thật hiển nhiên.

Thăng Long chia làm nội thành , ngoại Thành.

Trong Nội thành thì có Hoàng cung Lý Thị.

Nội Thành Thằn Long nói trắng ra là thành Đại La được nhà Đường dày công bắt phu phen người Việt vạn vạn người dòng dã mấy chục năm trời đắp lên.

Đâu tiên Trương Bá Nghi cho xây dựng thành Đại La từ 767-791 hơn hai mươi năm. ( Vị trí quận Ba Đình phía Bắc là Hồ Tây, phía đông đi xa chút là sông Hồng phía nam tây là sông Tô Lịch bao quanh)

Sau đó Trương Chi lại cho sửa lại thành Đại La một lần nữa vào năm 808. Hai mươi năm sau Lý Nguyên Gia xây dựng một thành nhỏ nằm giữ Đại La và Sông Tô Lịch gọi là La Thành. La Thành về sau đổi tên Vương Thành ( Nằm đoạn quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai ngày nay).

Sau này Cao Biền cho đắp lại Đại La một lần nữa cao lớn quy mô hơn.

Đại La hay nội thành Thăng Long được Cao Biền cho xây chu vi tầm 7km dài tương đương Ngô Khảo Ký cho xây Hắc Thành ở Bố Chính.

Tuy thời đó công nghệ cạch, vôi không tốt như Ký nhưng quy mô thành Đại La lại rất đáng nể.

Tường thành cao 9m chân đế 8,8m mặt tường thành năm mét đủ để mọi trang bị hay quân lính có thể tác chiến. Nữ tường ( bưcd tường nhỏ đắp trên mặt tường lớn có tác dụng như lỗ châu mai tường) cao đến 1,5-1,8m.

Thành có 55 lầu vọng địch, 6 úng thành .


Ngoài ra Đại La thành hay nội thành Thăng Long còn có hệ thống hào đê bao quanh chiều rộng tầm năm mét, có dân cư nhà ở sống quanh coi như một lớp bảo vệ với 400 ngàn gian nhà. (@!@).


Đây chỉ là nội thành mà thôi.

Khi Lý gia chuyển kinh đô Đại Việt về đây đã cho xây một lớp ngoại thành khổng lồ bao quanh bên ngoài nội thành.

Lớp ngoại thành trì này là hình bất quy tắc không phải tròn hay vuông gì mà là một lớp tường thành dọc theo bờ sông Tô Lịch bao lấy nội thành.

Cuối cùng lớp ngoại thành nhày kết hợp cùng nội thành nhìn như một cái đầu rồng với chiếc cổ thon đai uốn lượn từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Dĩ nhiên lớp ngoại thành dài đến mấy chục km này nhà Lý trăm năm qua không biết bao lần cố hoàn thiện nhưng đều phải xây chút một.

Vậy mà đến thời này chỉ trong sáu năm với quốc lực hùng mạnh, mười mấy vạn dân phu bắt được ở Khâm Liêm Châu mang về. Lại cộng thêm công nghệ vôi gạch tiên tiến sản xuất. Có than đá nung gạch nung vôi sảng khoái . Sáu năm qua Ỷ Lan thái hâu ghi dấu ấn của mình bằng việc đã hoàn thành bức tường dài ba mươi Km cao tám mét này… thật là một dấu ấn không hề tồi đối với sự cai trị của Nàng.

Nhưng nỗ lực của nhà Lý không giúp họ thoát được suy bại, ngược lại nỗ lực của nhà Lý lại gây khó khăn cho Lý Từ Huy công phá Thăng Long lúc này.

Sông Tô Lịch không dễ vượt, nhất là bên kia sông trên tường thành dày đặc pháo lớn chĩa tới.

Chiến Hạm Bố Chính không thể đi vào sông Tô Lịch, ngay cả đám Carrack thuyền bé cũng không dám vào, vì sông Tô lịch chỉ tầm 100-200 rộng hoàn toàn trong tầm pháo bắn ra từ trên đâu thành ngoại Thăng Long. Vớ vẩn chiến hạm Bố Chính đi vào sẽ bị đánh chìm cả.

Lý Thường Kiệt dẫn quân đánh Nghê An, Lý Từ Huy mắc ở Tây Nam thành Thăng Long đang nghĩ kế công thành.

Ngô Khảo Ký thì đang khó khăn nhích từng bước trong con đường xuyên qua Lạng Châu tiến về Ải Chi Lăng.

Trong khi Lý Từ Huy phong vân tế khởi hò hét ở phương Nam thì một vạn quân của Ngô Khảo Ký như rơi vào vô tận nhựa đường ở rừng núi phương Bắc Đại Việt, mỗi bước tiến lên đều vất vả khôn cùng.


Tất nhiên có một kẻ ở phía Tây đang nhảy nhó tưng bừng. Có được vũ khí, khôi giáp, lương thực từ Bà Cô Tổ thì Ngô Cẩn rất nhanh tổ kiến được một vạn mường quân tinh nhuệ tiến đánh Hồi Hồ sau đó trực chỉ Phong Châu. Thậm chí thằng này còn liếm mép thèm thuồng nhìn Phủ Phong Châu ( Điện Biên) muốn cắn một miếng.









Đô thị sinh hoạt nhẹ nhàng, ấm áp, ba ba toàn tài, con gái 7 tuổi thông minh, hiểu chuyện, dễ thương, các mẹ nuôi có năng lương, tất cả có tại
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.