Mọi ánh mắt đổ dồn về lộ Hoàng Giang và Lỵ Nhân Thành, vì đây là cửa ngõ phía Nam thông vào Thăng Long.
Các thế lực khoanh tay đứng nhìn không giúp Kiều Thạc cũng không gây khó khăn cho việc điều quân của Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung.
Hai phe thế lực mạnh yếu ra sao đám chư hầu đều nắm rõ, thật ra phần lớn chư hầu vẫn đánh giá cao Lý Nhật Trung, dự định Phụng Càn Vương sau khi thắng thảm Kiều Tiễn thì đám chư hầu sẽ xông ra hôi của , chia máu ăn phần, còn chia như thế nào phải tuỳ tình hình cụ thể.
Tại sao đánh giá Phụng Càn Vương trên cơ, đơn giản vì quân đội hai bên khá tương đương, Phụng Càn Vương trong tay có ba doanh thiên tử binh quân số sáu ngàn tinh nhuệ trong tinh nhuệ. Kiều Thạc cũng có đến 9 doanh thiên tử binh quân số lên đến một vạn tám tinh nhuệ nhưng bị Tống Kiệt mang đi ba doanh nên còn sáu doanh thiên tử binh. Nghe thì tinh nhuệ của Kiều Thach có vẻ hơn nhưng hắn phải thủ Thăng Long nên chỉ có thể phái hai doanh Thiên tử binh với một đám lộ quân từ đất Phong Châu mới tụ tập được đi ứng chiến ờ Hoàng Giang ( Phủ Lý- Hà Nam- một phần Hưng Yên ngày nay). Cho nên nói tinh nhuệ thiên tử quân là tương đương.
Nhưng Phụng Càn Vương bao năm kinh doanh ở Phủ Thiên Trường hắn không có thân binh sao? Không có tư quân sao?
Lúc này mới lộ ra Phụng Càn Vương không tầm thường, hai ngàn thân binh doanh thậm chí còn là kỵ binh cực mạnh, có phần vượt qua cả thông thường thiên tử binh.
Năm ngàn gia nô thay chiến phục lắc mình thành tinh binh. Lại thêm bảy ngàn sương binh vùng Thiên Trường các huyện tụ tập.
Kinh hãi hai vạn quân trùng điệp chia hai đường thuỷ bộ tiến lên.
Không chỉ có vậy, vũ khí tác chiến đôi bên không chênh lệch, cùng là hoàng gia xuất thân cho nên Kiều Thạc có vũ khí gì Phụng Càn vương có thứ đó.
Còn về kinh nghiệm lãnh đạo quân đội, chục cái Kiều Tiên không lại một cái Lý Nhật Trung.
Quân đội đông hơn, tinh nhuệ hơn, trang bị như nhau, người lãnh đạo quân kinh nghiệm hơn, dĩ nhiên ai cũng nghĩ là Lý Nhật Trung đè ép ưu thế.
Quả thật không có sai.
Lý Nhật Trung lão thành quân sự làm sao Tiên có thể so.
Ngay khi Phụng Càn Vương thảo hịch phạt gian đảng dẫn quân về kinh thanh trắc cần vương thì Kiều Tiên cũng nhanh chóng điều quân từ Thăng Long ra Hoàng Giang Lộ trấn thủ .
Tiên chi binh hai đường năm ngàn đến gấp Lỵ Nhân Thành thủ phủ Hoàng Giang Lộ. Năm ngàn khác chặn đánh thuỷ quân Càn Vương ở bến Hà – trấn Tây Sơn ( Hưng Yên ngày nay).
Trong đó Lỵ Nhân Thành là mục tiêu quan trọng nhất cần phòng thủ . Lỵ Nhân Thành sau này đổi tên thành Phủ Lý Nhân tới hiện đại thì thành tên Phủ Lý là cửa ngõ quan trọng phía Nam của Thăng Long.
Chiếm được Phủ Lý thì có thể công tiến Thăng Long lui thủ Thiên Trường, đây là một toà thành mang tính chiến lược.
Cái chính là Lý Nhật Trung binh bất yếm trá , ngay khi nghe tin con trai của mình bị chém đã bí mật điều động hai ngàn tinh kỵ chạy gấp đến Phủ Lý, theo sau có hai ngàn thường kỵ xuất thân thiên tử binh.
Tức là hắn chưa phát hịch thanh trắc cần vương đã phát binh đi trước một ngày.
Từ Thiên Trường tới Phủ Lý chỉ 43 km tầm gần trăm dặm nếu ngựa đơn phi nhanh một ngày là tới, còn đại đội kị binh có lẽ mất một ngày một buổi, tốc độ này đã là rất nhanh, kỵ binh phương nam không thể so với thảo nguyên kỵ binh.
Đường đi từ Thiên Trường tới Phủ Lý lại bằng phẳng, có vài con sông nhỏ tuy làm mất thời gian nhưng không phải khó khăn để vượt qua.
Cho nên khi Long Thành nhận được tin tức Lý Nhật Trung dấy binh muốn làm ra động tĩnh thì kỵ binh bốn ngàn của Lý Nhật Trung đã chiếm được Phủ Lý và phong tỏa tin tức.
Vì sao đơn giản như vậy mà chiếm được tòa thành có ý nghĩa quân sự này.
Lý do có nhiều.
Về phần Lý do mà Lý Nhật Trung hiểu biết thì đó là như sau.
Tuy Phủ Lý có ý nghĩa quân sự đối với Thăng Long nhưng nơi này thực chất không có trú đóng bao nhiêu quân cả, mà trú đóng ở đây toàn là sương binh địa phương.
Đơn giản vì Hoa Lư và Thiên Trường có Lý Nhật Trung áng ngữ cho nên trộm vặt phương nam khó mà xâm phạm đến Phủ Lý, để đánh qua được Lý Nhật Trung thì triều đình đã sớm biết mà đưa quân ra Phủ Lý trấn giữ . Cho nên nơi này không nhất thiết phải du trì cao cấp quân đội, lãng phí.
Còn lý do thứ hai Lý Nhật Trung có thể chiếm Phủ Lý nhanh đến vậy vì thực chất không có chiến đấu gì cả.
Đại Việt lúc này hai tháng thay ba vua, lòng người bàng hoàng. Lúc thì phò mã Tống Kiệt nắm quyền quân đội đồ sát tiểu thế tộc, lúc thì Kiều gia lên làm Thái Sư lắm quyên quyền. Thật là những thành trí xung quanh Thăng Long hơi xa một chút là không biết nghe ai.
Cho nên Phủ Lý tổng binh là không hề chống cự khi Phụng Càn Vương quân đội kỵ binh mang theo thảo hịch thanh trắc cần vương đến.
Tổng binh Phủ Lý không chống nhưng cũng không theo, hắn mở cổng thành đầu hàng sau đó dẫn năm mươi thân binh cuốn gói về quê yên ấm với cái tiểu thế tộc của mình tránh xa vũng bùn này. Sương quân ngàn người cũng để lại cho Phụng Càn Vương muốn làm gì thì làm.
Quân của Kiều Tiên đi tới Phú Lương ( Phú Xuyên ngày nay) nhận tin Phủ Lý thất thủ thì ngay lập tức dừng chân. Điên à mà đi tiếp, đi tiếp lấy chỗ nào mà thủ?
Quân của Tiên lại lấy hậu quân làm tiền, tiền quân đoạn hậu từ rút lui về phủ Thường Tín, tại đây hắn cho xây công sự lũ đất cọc tre tính tiêu hao chiến cùng Lý Nhật Trung.
Kỵ binh Lý Nhật Trung hay tin ra thành Phủ Lý lao nhanh năm mươi dặm nhưng vồ hụt, đám Tiên rút quá nhanh về Thường tín và lập được phòng tuyến tạm nơi này, chỉ bốn ngàn kỵ binh hẳn công không nổi, chỉ phí mạng.
Cho nên Lý Nguyên Hào con nuôi Lý Nhật Trung chỉ có thể dẫn Kỵ bịn lui về Phủ Lý chờ nghĩa phụ.
Lúc này có Phủ Lý làm căn cơ, Lý Nhật Trung dùng thuyền đưa pháo lớn tới Phủ Lý sau đó mới ổn định trận tuyến chuẩn bị toàn lực công đánh Thăng Long.
Đi đường thuỷ sông Hồng vào không quá thực tế ở Thường Tín lúc này có một đoạn Sông Hồng ở Bến Khê rất hẹp bề ngang chỉ khoảng 200m hơn, với khoảng cách như vậy chiến hạm sẽ nằm trong phạm vi bao toả của hoả pháo năm sáu trăm mét. Không có góc khuất để chạy. Chỉ cần quân Kiều Tiễn đóng cọc hay dăng xích tạm chặn chiến hạm một thời gian ngắn đủ để hoả pháo trên bờ tổn hại chiến hạm.
Nói cho cùng hoả pháo của Lý Nhật Trung và Kiều Tiên dùng là cùng một loại làm gì hơn kém nhau, cho nên hoả pháo trên bờ sẽ ưu thế hơn nhiều do vừa bắn chuẩn hơn lại được phòng ngự tốt hơn.
Cách duy nhất chỉ có là tấn công trên bờ đục thủng phòng tuyết sau đó thuỷ bộ kết hợp công Thăng Long.
Cho nên lúc này Lý Nhật Trung hành quân thận trọng từ từ đưa hoả pháo vào trận địa, xây dựng công sự, chuẩn bị quy mô mặt đối mặt đánh một trận chính quy cùng Tiên, ông ta rất tự tin.
Pháo triều đình Đại Việt so với Bố Chính tốt hay xấu hơn?
Dĩ nhiên là yếu hơn pháo Bố Chính nhưng hơn đứt pháo Tống.
Đơn giản vì Đai Việt có công nghệ thép nửa vời của Ngô Khảo Ký tự tay bóp ….đưa tặng.
Tuy cách thổi thép của Ký đưa cho Đại Việt rất sơ sài nhưng cuối cùng vẫn là thép mà không phải gang, cho nên lợi dụng điểm này cùng kích cỡ nòng đạn thì Pháo Đại Việt có nặng hơn nhiều pháo Bố Chính nhưng lại nhẹ hơn pháo Tống bền hơn pháo tống.
Sau nhiều phen đúc thử cùng thử nghiệm bắn, Đại Việt các kỹ sư ưu tú đã tự rút cho mình một bộ quy tắc về độ dày an toàn của nòng pháo so sánh cùng kích cỡ đạn, chiều dài pháo/ lượng thuốc súng dùng.
Đây là do Đại Việt chiếm được Quảng Nguyên, khai thác quặng sắt vô tội vạ không cần thương lượng với Lưu Kỷ như ngày xưa, lại có than đá nhiều không kể hết từ .. đất phong của Lý Từ Huy.
Sau sự kiện va chạm trên biển tuy đất Phong Lý Từ Huy không bị thu hồi nhưng triều đình đã đưa quân vào đây quản chế, bí mật than cốc không còn gì sót lại.
Đây cũng là nguyên nhân mà luyện kim Đại Việt thư giả nguyên liệu cho mấy ông đúc pháo thử nghiệm.
Các thế gia muốn nghiên cứu ra những thứ này á… còn xa lắc… cho dù Tống Kiệt có bán công nghệ nhưng cái này số liệu còn liên quan đến kinh nghiệm, trừ khi thế gia đánh vào thăng long bắt cóc thợ đúc pháo hoàng gia.
Lại lan man.
Pháo của Đại Việt mạnh nhưng có một yếu tố, kích thước không quá lớn, pháo lớn nhất của họ trọng lượng nòng là 300kg hơn kém cỡ đó.
Đơn giản vì công nghệ thép Ký đưa cho Đại Việt đó là giới hạn mỗi mẻ thổi 300kg. Làm quá không thể được, không có hiểu về hệ thống khí nén, áp suất không cách nào nâng cao năng lực thổi khí, mà cái này khí nén , áp suất, bình khí nén chế tạo là liên quan đến một tỉ công nghệ khác….
Cho nên kích thước pháo thép của Đại Việt không quá 300 cân.
Thêm vào đó chất lượng thép mỗi mẻ nung của Đại Việt không thể đồng nhất khó tính toán cũng vì giới hạn của công nghệ thổi khí.
Cuối cùng lại thép Đại Việt tuy có tốt nhưng không phải là quá hợp cách đúc pháo. Do đó cần tăn độ dày của nòng để đảm bảo an toàn.
Cho nên cùng kích cỡ nòng 120 ly dài 1,5m Bố Chính pháo là 150-170 kg thì Đại Việt cần 250kg, còn pháo đồng của Đại Tống sẽ lên đến 600-700kg.
Pháo 240 ly nòng 1,8 m của Bố Chính nòng nặng 350kg, Đại Việt không có loại pháo này, họ chỉ có pháo 240 ly nòng một mét nặng 300kg. Đây là vấn đề số thép mỗi mẻ thép gây nên không thể khắc phục.
Có thể nói tại sao không rót hai mẻ 300kg với nhau để đúc.
Đại Việt đã thử, vì chất lượng hai mẻ không tương đồng khi rót chung sẽ tạo nên những bất hợp nhất ly ti các khe thành phần thân pháo. Cái này không có gì nhưng khi bắn với cường độ cao sẽ biết nhau.
Điều này là giới hạn khác nhau về công nghệ.
Thổi thép của Đại Việt là bể chứa nhỏ, thổi xong thép sẽ nguội nhanh phải đúc vội. Còn ở Bố chính thì khác, mỗi mẻ của họ là ba tấn thép tến năm tấn thép ở bên trong lò bessemer, sau khi thổi phản ứng sinh nhiệt còn khiến đám thép bên trong cuồng hơn, tiến hành pha trộn hai cái lò Besemer là có dư thời gian trước khi tiến hành đúc hay ép khuôn.
À hà nhắc tới vấn đề này lại quên mất, nếu Ký về Bố Chính chắc phải ngã ngửa vì Từ Huy đã từ Đúc Pháo chuyển thành cán nóng ép khuôn rồi, sau thử nghiệm khoan pháo bất thành, cô nàng đã điên cuồng sáng tác thứ này. Hiện công nghệ này đã hoàn thiện chưa và có ưu khuyết điểm gì? Chờ Ký bị bắt trói giải về Bố Chính hãy bàn.
Lại nói về pháo lùn có một mét nhưng nòng 240 ly của Đại Việt, con hàng này không phải tiền thân của pháo cối thì là cái gì?.
Lúc này cả Lý Nhật Trung và Kiều Tiên đều vận chuyển đến tiền tuyến đại pháo mà mình có.
Thế gia mở to mắt nín thở hóng, đây là loại chiến tranh họ chưa từng biết, chưa từng có kinh nghiệm , cho nên được chứng kiến một pha hiện đại chiến tranh trên bộ là rất hữu ích. Chiến trường Phủ Thường Tín tràn ngập thám báo, có xa tít tắt từ Nghệ An, Ái Châu, có Lâm Tây người lặn lội xa xôi, gần thì có Tân Hưng Tam Giang , Quốc Oai, Kiến Xương nói chung đủ cả…. hai bên chủ chiến trường thám báo còn không nhiều bằng đám xem kịch này.
Truyện hay của tháng, sảnh văn hài hước, thấy hợp gu có thể ghé đọc