Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 304: Liêu Đông binh nhập Trịnh Châu




Quách Quỳ sẽ trả lời ra sao?

Quân Hà Nam, Sơn Đông đang phát cuồng vì thù hận sẽ làm gì?

Ài ài… hạ hồi phân giải sau, thằng tác nó ém hàng.

Thật ra Hà Bắc chẳng còn gì để nói nữa cả, mọi việc đã ngã ngũ, đám quân Thái Nguyên, Hà Bắc hàng quân, Hà Bắc nghĩa binh Lưu Hữu Lượng đã bu đầy ở An Dương, Bộc Dương bắt đầu công cuộc phá rừng chặt cây kết bè đi… khắc phục hậu quả kinh khủng của… Quách Quỳ gây nên ( Thực chất là Liêu Đông Vương ép buộc).

Hà Bắc gần như đã đi vào hồi kết, một dấu chấm tròn cho việc Nam tiến của quân Liêu Đông.

Dĩ nhiên đây là hết trên mặt trận quân sự, dư âm của nó, ảnh hưởng của chiến dịch Bắc Hoàng Hà còn ảnh hưởng đến rất lâu sau này.

Giờ đây chúng ta quay về với Hà Nam vùng đất địa linh nhân kiệt của Đại Tống.

Nếu đến Hà Bắc rồi, ý là Hà Bắc trước khi chiến tranh, sau đó đến Hà Nam, thì cảm nhận rõ nhất đó là từ quê ra phố, từ nông thôn cấp ba đến thành thị cấp một.

Lúc đỉnh cao dân số thì Hà Bắc cũng chỉ có năm triệu người là cùng. Còn Hà Nam ít nhất ba mươi triệu người tụ tập nơi đây.

Đây là điểm khác biệt giữa trung ương và biên giới. Đất Hà Bắc nói cho cùng vẫn là biên giới với Đại Liêu, hằng năm vẫn gánh chịu sự quấy nhiễu của đám ngoại bang này, thực tế dân cư ở đây đã thưa thớt từ thời Hậu Chu, đến thời Bắc Tống cũng chẳng khá hơn là bao.

Tất nhiên có người nói đất Hà Nam rộng hơn một chút so với Hà Bắc, nói cũng có lý đó, nhưng chỗ rộng đó không đủ để tạo nên sự chênh lệch dân số đến gấp ba bốn lần như vậy.

Chỉ có một lý giải duy nhất, Kinh đô Biện Kinh ở nơi này, tất nhiên số người tụ tập lại Hà Nam phải đông rồi, đây lại là cái rún của Trung Nguyên, không đông mới lạ.

Công vào Hà Nam có dễ không, vâng theo đường Hoàng Hà đoạn Biện Kinh không quá khó, chỉ cần đợi tháng mười hai nước sông đóng băng, kỵ binh có thể ồ ạt qua sông. Nếu có thuyền bè vượt sông cũng khá ổn, địa hình hai bên sông Hoàng Hòa đoạn Đông Trịnh Châu và đoạn Biện Kinh toàn là bằng phẳng dễ thủ khó công.

Nhưng ngoài cái đoạn này ra, công vào Hà Nam hơi bị khó. Phía Đông có dãy Thái Sơn ngăn Tế Nam với Nghi Lâm , Phía Tây lại là dãy Tung Sơn ngăn cản. Kỵ binh Liêu Đông qua không được.

Được rồi có người nói tại sao không vượt sông oánh thẳng Trịnh Châu ngay cạnh Biện Kinh? Thưa rằng bờ nam Sông Hoàng Hà đoạn Trịnh Châu có dãy Tam Hoàng, ở đó mà đánh, nếu có qua sông được thì là gặp bãi lày phía dưới chân núi, có thể cho ngựa leo núi vào Trịnh Châu hay không?

Với cái lý do này hậu phương của quân Đại Tống chủ yếu mười mấy vạn cấm vệ quân tập chung ở Biện Kinh là chính, ở Trịnh Châu- Huỳnh Dương toàn là quân địa phương, số lượng cũng không quá nhiều.

Nhưng hôm nay người Tống có thể thấy được cái gì là kỳ tích.

Không ai lý giải nổi tại sao lại có kỵ binh Liêu Đông mấy vạn tràn vào Huỳnh Dương?

Ai có thể lý giải điều này cho người Tống?

Không ai cả ngoại trừ Vương Chính Trung, nhưng thằng cha này đang bận bịu dẫn cả một vạn năm ngàn hải quân Liêu Đông đang xuôi dòng về vùng Hà Bắc vừa gặp lũ quét rồi.

Huỳnh Dương thành vốn dĩ không quá yếu.

Trịnh gia nơi này thâm căn cố đế đời đời kiếp khiếp xây dựng nên một hệ thống phi quân sự nhưng lại như quân sự hóa, rất vững mạnh rất tinh anh.

Nhưng Trịnh gia nơi này toi rồi, ít nhất là chui vào hoạt động ngầm rồi, khoảng trống họ để lại quá lớn chưa một thế lực nào trong vài tháng lấp đầy cho được.

Bình thường nếu Trịnh gia còn, nếu Trịnh gia trung với Đại Tống quân Liêu Đông chỉ cần nhác bóng ở Tàm Hoàng Lĩnh thì tin đã về đến Trịnh Gia.

Người lái đò, tiều phu, quán mì, thanh lâu… thôn trấn xung quanh Huỳnh Dương này đều có con mắt của Trịnh gia, đó là thế mạnh của người Tống khi vào sâu trong nội địa.

Mỗi thế gia cát cứ một vùng sẽ như ánh mắt đôi tai của triều đình quân, lại như vựa lương thực như khu vực hồi mana cho quân triều đình, cho nên muốn đánh vào khu vực trung tâm Đại Tống là rất phiền.

Nhưng Huỳnh Dương hôm nay khác rồi, Trịnh gia rút vào thế hoạt động ngầm, lòng trung thành với Đại Tống cũng đặt dấu hỏi. Quân Liêu Đông tiến vào Huỳnh Dương họ mặc kệ. Nam Ty đã nói với tàn dư Trịnh gia ở Huỳnh Dương rồi, Liêu Đông đến đây để đòi công đạo cho Trịnh gia, mấy người các ngươi không sợ, nếu gặp quan binh Liêu Đông chỉ cần hô lên một tiếng “ Tại hạ người thân Trịnh Quý Phi… mọi việc đại cát”.

Cho nên Trịnh gia mặc kệ, đám tiểu thế gia thì không có năng lực của Trịnh Gia, cho nên khi quân Liêu Đông đến chân thành Huỳnh Dương thì mơi này vẫn còn mở lớn…. người ngựa tấp nập vào ra. Quân canh thành cũng lười nhác ngáp ngắn ngáp dài trên đầu thành.

Hô Luân Bối Đa cùng Hoàng Nhan Thác Bạt Lý hai mắt nhìn nhau như muốn hỏi.

“ Hay là dẫn quân đánh vào thành luôn nhỉ”.

Lúc này đã có người phát hiện ra quân Liêu Đông.

Không biết ai hô lớn.

“ Quân Liêu đến, chạy mau chạy mau”

Gà bay chó sủa, bụi mù khắp nơi, hò hét náo loạn, rau dưa tung bay… nói chung loạn. Cổng thành phía Tây của Huỳnh Dương loạn một bày. Người chạy người ngã, dẫm dạp lên nhau mà đi.

Lính canh phòng có thằng ngủ gật giật mình sợ hãi rơi từ đầu thành xuông mà tử vong…

Đám dân thường tìm cách vào thành mà xô đẩy cổng, đám binh lính sợ hãi Liêu Đông quân xông vào tàn sát nên cố đóng cổng thành, hai bên xô đẩy dằng co đến nhộn nhịp.

Chém chết mấy người cuối cùng lính canh cũng thở phào đóng được cổng thành, chỉ tội đám dân thường bên ngoài đang gào thét đập cửa khóc lớn…

Hô Luân Bối Đa cùng Hoàng Nhan Thác Bạt Lý trợn tròn mắt ngạc nhiên, so với đánh Tế Nam hay Bắc Bình thì…. Nơi này không khỏi quá tệ hại đi.

Nhưng nhiệm vụ của bọn họ đến không phải để công thành chiếm đất, nhiệm vụ của họ rất thiêng liêng và cao cả hơn nhiều.

Không giết người, không cướp của không làm phiền bách tính…. Đây chính là ba không mà Liêu Đông Vương căn dặn thủ hạ, ai vi phạm quân luật hầu hạ, nhẹ đánh năm mươi trượng, nặng trảm thủ không tha, kể cả cha vợ cũng không ngoại lệ.

Liêu Đông Vương hay đùa vui nhưng những gì dính đến quân lệnh từ miệng hắn không ai dám coi là đùa, thằng này dám chém cha vợ lắm đó.

Không giết người, không cướp của, không phiền bách tính. Liêu Đông Vương đến đây làm gì, rảnh quá đi du lịch hả.

Thực tế ra sao xin các bạn theo dõi tiếp.

“ Bên kia là lưu dân Hà Bắc phải không?”

Hô Luân Bối Đa hỏi một tên cưỡi ngựa bịt mặt bên cạnh mình.

“ Đại nhân đúng vậy” Tên bịt mặt giọng Hà Nam đặc cất tiếng trả lời.

“ Phó Ty Sứ đại nhân, ngươi cùng ta xét cho cùng là cùng cấp bậc, ngươi không phải thủ thạ của bản tướng cho nên không cần khách khí như vậy chứ?” Hô Luân Bối Đa cười.

“ Hô Luân tướng nói đúng, là ta thất thố, vậy có cần ta tới nơi đó?” vị bịt mặt cũng không khách khí nữa, hắn thân phận cực cao là phó ty sứ của Nam Ty, so ra hắn với Hô Luân Bối đa không hơn kém gì nhau.

Nam Ty Bắc Ty đều có quyền lực theo dõi vạch tội quan viên Liêu Đông, bọn Hô Luân Bối Đa mới phải là người cần dè chừng gã bịt mặt này. Đừng thấy hắn tươi cười sau lớp mặt nạ, nụ cười của hắn chính là xà tiếu, có độc có độc.

“ Không cần đâu, chúng ta tự có sắp xếp”

“Hà Bắc binh đâu, lên cho ta nhận đồng hương” Hô Luân Bối Đa la lớn.

Sáu vạn kỵ binh nhập Hà Nam có một vạn là lính Hà Bắc.

Người Hà Bắc không thể giỏi cưỡi ngựa chiến đấu như người thảo nguyên. Nhưng trong đất Tống thì Hà Bắc- Thái Nguyên chính là hai cái nôi sản xuất kỵ binh cho Đại Tống, có Hà Bắc cùng Thái Nguyên cho nên Đại Tống mới có một chút kỵ binh để chơi với Liêu Đông cùng Đột Quyết Tây Hạ. Cho nên người Hà Bắc khá nhiều người am hiểu cưỡi ngựa, tuy còn cách xa để trở thành tinh nhuệ kỵ binh nhưng nếu tổ kiến một chi chuẩn kỵ binh vẫn là rất gì và này nọ.

Đám dân Hà Bắc rất dễ nhận ra, bởi vì cứ đứa nào quần áo rách rưới, bẩn thỉu, đầu tóc bết đất rối mù, xanh xao vàng vọt gày gò như que củi ấy là người Hà Bắc không sai.

Hà Bắc hạn hán, Vua Tống cùng bè lũ Vương An Thạch, Tư Mã Quang nhất trí kế sách vườn không nhà trống di rời dân Hà Bắc qua Hà Nam, ý định Liêu Đông vào Hà Bắc không cướp được gì không lương thảo phải lui, không những lui có khi còn bị vây khốn trảm thủ vậy thì mọi chuyện đại cát. Nếu như vậy lại đưa Hà Bắc dân hổi hương là được…. thuận tiện, thuận tiện.

Được rồi kế hay hay dở không biết, qua tay Tước nháo nhào một hồi ai cũng nhìn thấy cả.

Triều đình chưng lương ép người dân phải xuôi nam, không xuôi chết đói. Được rồi Triệu Húc không phải hôn quân, cũng không phải bạo quân, hắn cũng không muốn mấy triêu Hà Bắc người chết hết.

Triều đình hứa hẹn, qua Hà Nam sẽ cứu tế phát lương, sẽ an bài chỗ ở, thậm chí an bài ruộng đồng.

Tiên sư bố láo.

Hà Nam đất chật người đông, quyền quý chăng khắp nơi thôn tính đất đai nông dân, để đám này nhả ra nửa tấc đất an bài cho lưu dân Hà Bắc có mà trời sập.

Chính lệnh là triều đình ra còn thực hiện là tầng tầng lớp lớp bên dưới, các vị đại nhân trong triều cùng Hoàng Đế con mắt chỉ nhìn chăm chăm chính sự ở Hà Bắc, làm gì để ý người Hà Bắc ở Hà Nam thực sự sống ra sao?

An bài chỗ ở, có chứ, tiền từ Hộ Bộ rót xuống an bài cho nạn dân Hà Bắc sau tầng rầng cắt xén từ nhà đất biến thành lều cỏ, từ lều cỏ biến thành… ở đó có bãi đất chúng bay tự xử… Thiên Lộn.

Cấp lương thực cứu tế có luôn, từ mỗi người mỗi ngày một hiệp gạo, ( đơn vị đo lường thể tích cổ tầm 200gr gạo) trải qua tần tần hút máu đến dân Hà Bắc chỉ còn lại là cháo loãng một bát, mà cái sự loãng này nó là nguấy mười mấy lần mới thấy hoa gạo nổi lên… Thiên Lộn.

Cũng may ở Hà Nam cây cỏ xanh tươi, dân Hà Bắc bóc vỏ cây rau dại tạm sống đến giờ.

Cho nên ấy mà, Người Hà Bắc ở Hà Nam rất dễ nhận dạng, bọn họ chính là nhóm lớn ăn mày.

“ Trì Bình thôn người đâu, ta là Trì Bình thôn Liên Thành… có Trì Bình Thôn ở đây không”

“ Lâm Tây Thôn người có đây không”

“ Tề Hà, ta là người Tề Hà trấn, có ai người Tề Hà Trấn không”

Đám Hà Bắc kỵ binh khoác trên người quân phục Liêu Đông binh giáp mão sáng loáng xông đến bên đám người lưu dân mấy ngàn đang tụ tập bên ngoai thành Huỳnh Dương… đám người Hà Bắc lưu dân sợ hãi đến chết nhưng sức đã cùng lực đã kiệt chạy không nổi, họ nhắm mắt chờ mát lạnh lưỡi đao đưa qua cổ, nhưng tiếng vó ngựa rầm dập dừng lại nhưng cảm giác mát lạnh trên cổ không có.

Chưa hết ngạc nhiên thì tiếng hò reo kêu gọi vang lên. Giọng nói Hà Bắc quen thuộc không lẫn vào đâu.

Kỵ Binh Liêu Đông lại là người Hà Bắc.

Một tên cao gầy hán tử cao gầy nhảy ra ( hán ở đây là chỉ đàn ông không phải người Hán, ví như lão hán là một lão già thế thôi) dùng hết sức lực hét lên.

“ Tiểu Cẩu, Tiểu Cẩu… là tứ thúc đây…”

Tên Kỵ binh Liêu Đông gốc Hà Bắc đang hô hào bỗng dừng lại nhìn chằm chằm người đàn ông kia.

“ Tứ Thúc… Tứ thúc… ha ha may quá ngươi còn khỏe…. Cha mẹ ta đâu, muội muội ta đâu…”

Vị tứ thúc bỗng trầm mặc xuống.

Thanh niên cao lớn kỵ binh Liêu Đông có tên Tiểu Cẩu đè chặt chuôi đao la lớn.

“ Cha mẹ ta đâu, muội muội ta đâu…”

“ Tiểu cẩu chớ xúc động. Cha mẹ ngươi chết rồi, là bị người khác đánh chết, Tiểu Miêu hắn bề ngoài dễ nhìn bị một tên công tử ở Thượng Nhai nhìn chúng, bọn hắn muốn bắt nàng về làm nha hoàn ấm giường, cha mẹ ngươi không chịu nên bị chúng đánh thương, không có thuốc chữa cho nên … cho nên”

“ Là thúc thúc không tốt, thúc thúc hèn yếu không bảo vệ được nhà ngươi”

“ Con mẹ nó… thằng chó ấy ở đâu, ta không còn là Tiểu Cẩu tầm thường, giờ ta là Đại Lang Tổng Kỳ dưới trướng Liêu Đông vương, ta quản năm mươi huynh đệ hảo thủ, ngươi Tam Thúc chỉ chỗ muội muội ta… ta đi chém bọn chúng…” Tiểu Cẩu hai mắt phún hỏa tay rút ra chiến đao sắc lém mà hét lớn, thù này không trả thề không làm người.






"Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy"

" Tự Do nào mà không cần phải trả giá - Thái Bình nào không nhuốm mùi máu tanh ?"

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.