Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 211: Trần Lâm ngoại chuyện




No singal…

Dĩ nhiên là không có tín hiệu rồi, Trần Lâm chỉ là thử dò tìm tín hiệu theo bản năng cũng như một hi vọng mong manh mà thôi.

Nhưng năm cuối của thế kỷ 21 Việt Nam bỗng vươn mình như một cường quốc về công nghệ, là quốc gia thứ 8 đặt chân lên mặt trăng và cũng là một trong những quốc gia có nền công nghệ khoa học vũ trụ gần như xếp thứ 3 trên thế giới, vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ chỉ xếp sau Nga và Mỹ mà thôi.

Trần Lâm là một nhà tiến sĩ sinh vật theo đoàn nghiên cứu tiến tới hành tinh X để thực hiện nghiên cứu về môi trường nơi này với một tham vọng to lớn của Việt Nam đó chính là tìm cho nhân loại một ngôi nhà mới ngoài trái đất. Nhưng khi thực hiện bước nhảy không gian từ hành tinh X về trái đất thì bất ngờ phi thuyền thăm dò vũ trụ của phi hành đoàn gặp sự cố. Lúc này bước nhảy đã được thực hiện và thực tế vị trí của phi thuyền cũng khá gần trái đất cho nên cho dù nó có gặp trục trặc cùng giải thể nhưng khả năng các thành viên trong đoàn nghiên cứu vẫn có thể an toàn với tiểu phi thuyền cứu hộ.

Trần Lâm kịp thời vào một tàu cứu hộ và kịp phóng ra ngoài vụ nổ của phi thuyền mẹ, nhưng ngay khi hắn muốn tiến vào bầu khí quyền của trái đất thì trước mặt tàu cứu hộ của hắn xuất hiện một cánh cổng ánh sáng, nói đúng hơn là một đường hầm ánh sáng khá giống với “ bước nhảy” không gian của công nghệ trái đất. Sau đó Trần Lâm vẫn còn ý thức rõ ràng mình cùng tàu cứu hộ đã bị hút vào đường hầm ánh sáng này.

Trong đường hầm này không có khái niệm về thời gian cũng như không gian, mọi thiết bị trên tàu cứu hộ đều dừng hoạt động, ngay cả đồng hồ của Trần Lâm cũng như vậy cho nên thực tế khi thoát khỏi đường hầm ánh sáng thì hắn không biết rõ mình đã ở trong đó bao nhiêu lâu.

Ngay khi thoát khỏi đường hầm thì trước mắt Trần Lâm là “biển cả” mênh mông cùng phi thuyền cứu hộ đang rơi tự do từ độ cao 5km . Sở dĩ biết được điều này vì rất may mắn máy móc phi thuyền đã hoạt động tr
Trần Lâm nhanh chóng khởi động hệ thống tự lái của phi thuyền, công nghệ khoa học vũ trụ của Việt Nam lúc này đã rất rất cao cho nên dù là phi thuyền cứu hộ với kích thước chỉ 3m dài cũng sải cánh gấp mở sấp sỉ 4m nhưng lớp vỏ phi thuyền này đủ vượt qua ma sát đốt nóng với khí quyển và khả năng bay trong môi trường trọng lực của nó cũng đủ 1000 km. Với thiết kế này chỉ cần căn chỉnh góc tiếp cận với bầu khí quyển cộng với hệ thống định vị bản đồ cơ bản thì rõ ràng Trần Lâm có thể an toàn trở về trái đất.

Nhưng lúc này hắn đang gặp một khó khăn vô cùng, Trần Lâm không hề thấy được bất kì tín hiệu phản hồi từ vệ tinh nào và bản đồ hệ thống la bàn cũng không hề hoạt động, Trần Lâm như một con ruồi bay trên biển cả mà không có mục đích rõ ràng, nhiên liệu mỗi lúc một cạn kiệt cho nên nếu không tìm ra nơi hạ cánh thì hắn chỉ có thể dừng lại trên mặt biển. Cho dù tiểu phi thuyền cứu hộ này cực kỳ hiện đại, có thể nổi trên nước nhưng đó không phải là phương án lâu dài, lạc trên biển với thời gian dài đủ để Trần Lâm thiếu nước cùng lương thực mà tử vong.

Cuối cùng trong cái rủi vẫn có cái may, Trần Lâm đã thấy được trên màn hình quét laser của tiểu phi thuyền có một kết cấu đảo mổi với diện tích khá lớn. Không suy nghĩ nhiều tên này điều khiển phi thuyền tiến vào nơi này.

Hiện ra trước mắt Trần Lâm là một hòn đảo cực lớn ước chừng diện tích không dưới vài chục ngàn kilomet vuông, điều đặc biệt là nơi này phủ đầy màu xanh của một thảm thực vật đa dạng. Xa xa Trần Lâm còn có thể nhìn thấy một dãy núi cao lớn như kéo dài chia hòn đảo này thành hai nửa không đều nhau.

Vốn dĩ Trần Lâm muốn bay một vòng hòn đảo để có thể có thể do thám tình hình, nhưng bỗng nhiên trên bầu trời xuất hiện một đám thằn lắn bay giống như thời tiền sử lao thẳng tới tấn công phi thuyền. Trần Lâm bắt buộc phải tăng tốc để bỏ chạy một vòng lớn mới thoát được.

Mới vừa dùng tốc độ lách qua các vách núi cắt đuôi được đám thằn lằn bay thì ngay lập tức hệ thống cảnh báo của phi thuyền lại kêu lên inh ỏi. Từ phía trên cao có một sinh vật bổ nhào xuống phi thuyền của hắn.

Cực chẳng đã Trần Lâm lại phải tiếp tục một lần nữa tăng tốc phi thuyền sau đó lượn thẳng lên cao bay vượt tầm bay của các sinh vật quái dị trên hòn đảo này. Thoát rồi nguy hiểm khi Trần Lâm nhìn lại camera của phi thuyền thì mới biết kẻ tấn công hắn vừa rồi là hai con chim đại bàng khổng lồ , à có thể gọi là đại bàng cũng được vì bề ngoài chúng khá giống đại bàng. Nhưng là một nhà sinh vật học thì hắn không lạ gì đây chính là loại chim khổng lồ có tên Argentavis magnificens đã tuyệt chủng từ lâu.

Xong chưa hoàn hồn được bao lâu thì Trần Lâm lại một lần nữa lá gan bị dọa cho sắp vỡ khi khắn chứng kiến được Rồng Bay, hay nói đúng hơn là một loài sinh vật chỉ có trong truyền thuyết mà những tưởng chỉ có trong thần thoại của Châu Âu. Wyvern loài bò sát với hai cánh thịt biết bay có kích thước khổng lồ dài cả chục mét đang săn đuổi hai con Argentavis vừa tấn công Trần Lâm.

Nói đến đây thì Trần Lâm không hai lời mà cho phi thuyền bay hẳn ra khỏi hòn đảo này một quãng xa. Nhưng cuối cùng hắn vẫn lựa chọn một khe núi đá nhỏ ven bờ biển có ít cây cỏ để đáp xuông phi thuyền. Vì hắn đã chứng kiến ở biển cùng không thiếu các sinh vật khổng lồ thời tiền sử. Nếu hắn đáp xuống biển thì khả năng chết sẽ nhanh hơn không ít rồi.

Hai ngày lẩn trốn trong khe núi cùng với chiếc phi cơ cứu hộ cuối cùng Trần Lâm đã dám mạnh dạn phỏng đoán rằng hắn chẳng xuyên không đi dị giới nào cả. Và cũng chẳng đi đâu xa cả nơi này cực kỳ gần trái đất quê hương của hắn.

Bằng các phép đo tính toán của thiết bị trên phi thuyền cứu hộ thì hắn có thể dễ giàng biết được mình không hề đáp xuống “bề mặt của một khối cầu” mà đã hạ phi thuyền xuống mặt sau của lớp vở của tiểu hành tinh nào đó.

Phải hắn đã bằng một cách nào đó xuyên vào trong lòng của tiểu hành tinh này và không ngờ đây là một thế giới rỗng với đầy đủ môi trường sống thích hợp cho nhân loại. Trần Lâm dám mạnh dạn phỏng đoán đây không phải đâu xa lạ mà chính là vệ tinh siêu khổng lồ của địa cầu, The Moon.

Lý do tại sao Trần Lâm có suy nghĩ lớn mật này, vì theo đo đạt thông số thì chu vi của bề mặt lõm mà hắn đang yên vị tầm mười ngàn ba trăm kilomet, khoảng cách giữa hắn và vầng “ thái dương” tầm một ngàn sáu tram kilomet. Điều này hoàn toàn trùng hợp với kích thước của mặt trăng nếu cho rằng lớp vỏ mặt trăng tầm một trăm năm mươi đến hai tram kilomet và bên trong hoàn toàn rỗng thì sẽ có được con số trên. Sự trùng hợp về kích thước khiến cho Trần Lâm khá tin tưởng đây là trong lòng của mặt trăng. Và đây có lẽ là phát hiện vĩ đại nếu Trần Lâm trở về được địa cầu, nơi này thậm trí có thể là một ngôi nhà thứ hai để cho nhân loại từ địa cầu có thể tới định cư.

Chỉ có vài thắc mắc mà Trần Lâm vẫn chưa thể lý giải nối thông qua phương pháp khoa học nhưng điều rõ ràng là bầu khí quyển nơi này có hơi chênh lệch với địa cầu vì nồng độ oxy hơi cao hơn một chút nhưng rất thích hợp cho con người sinh sống. Kế đến đó chính là lực hút tương đương địa cầu không sai lệch, đó chính là điều hắn vẫn chưa dùng khoa học để lý giải nổi. Vì theo tính toán của hắn thì lực ly tâm của việc mặt trăng tự xoay không thể nào đủ để tạo nên một lực để hắn “dán” vào lớp vỏ của mặt trăng.


“ Treo giữa” trung tâm mặt trăng đó là một khối cầu đường kính tầm hai trăm kilomet theo sự đo đạt của các thiết bị mà Trần Lâm có. Quả cầu này kì lạ là cũng như mặt trời trong thái dương hệ cung cấp ánh sáng cho toàn bộ bề mặt bên trong hành tinh này. Có điều nó bị che một nửa bán cầu cho nên khi hành tinh này xoay một vòng xung quan tiểu thái dương kia cũng tạo thành hiện tượng ngày và đêm.

Nhưng ban đêm ở đây không có mặt trăng với ánh sáng lạnh lẽo như địa cầu mà thay vào đó là một mặt trăng màu đen. Điều này đúng thôi vì lúc đó Trần Lâm chỉ có thể nhìn thấy mặt bị che của tiểu thái dương ở trung tâm hành tinh này. Điểm đặc biệt đó là ban đêm ở nơi này khá “ sáng sủa” vì một nửa bán cầu phía đối diện sẽ phản chiếu ánh sáng từ tiểu hành tinh và tạo nên một kỳ quan thị giác.

Bầu trời đêm không phải màu tăm tối mà luôn là một màn sáng nhu hòa như ánh trăng nhìn từ địa cầu, Và thứ duy nhất đen tối trên bầu trời đó chinh là ánh trăng hay chính là mặt sau của tiểu thái dương.

Đây là một kiệt tác của thiết kế, Trần Lâm không thể hiểu nổi nền văn minh nào trong quá khứ có thể tạo nên mặt trăng như vậy, nhưng hắn tin tưởng chắc chắn không thể nào đây là một tồn tại tự nhiên. Chắc hẳn đây là “nhân tạo” công trình hay một thế lực nào đó không phải con người tạo ra. Đến đây thì Trần Lâm hoàn toàn tin tưởng trong quá khứ tại trái đất phải có nền văn minh nào đó tân tiến hơn nhân loại xã hội mà Trần Lâm đang sinh sống. Mặt trăng không những là một vệ tinh nhân tạo mà nó còn là nơi mà con người hoàn toàn có thể sinh hoạt.

Phát hiện này khiến cho Trần Lâm hưng phấn bừng bừng, hắn chỉ cần thoát khỏi nơi này và công bố phát hiện ở Địa Cầu thì “danh tiếng” của Trần Lâm khỏi cần phải bàn cãi. Nhưng hưng phấn qua đi sẽ đến nỗi lo, bản thân Trần Lâm không hiểu mình liệu có tồn tại nổi ở nơi này không khi mà xung quanh toàn động vật tiền sử nguy hiểm. Trong khi đó nhiên liệu cho tiểu phi thuyền không đủ để hắn bay them vài trăm kilomet. Lương thực cũng chỉ đủ cho 2 tuần tiếp theo. Nếu không thể sinh tồn thì mọi phám phá cũng chỉ là công cốc mà thôi.

Lời tác: Các bác đón đọc bộ này dịp Tết nha. Truyện liên quan và xây dựng hệ thống thần thoại của VN, lần theo bước chân của Trần Lân để tìm về chính xác thần thoại của Tộc Việt cũng như Bách Việt đã bị đánh cắp trắng trợn như thế nào . Và tại sau bọn “hắn có thể “ thoải mái sáng tạo các bộ truyện lung linh về một thế giới đầy huyền ảo của Bàn Cổ, Hông Quân, Ma Tổ La Hầu, Hậu Thổ Nương Nương, Tổ Long, Tổ Phượng, Tổ Kỳ,Đông Hoàng Thái Nhất, Đế Tuấn….Đế Giang. Rồi đến Hạo Thiên Ngọc Hoàng đại đế. Xi Vu là ai? Thần Nông, Viêm Hoàng rốt cục là mang bí ẩn gì và thực sự thược về tộc nào? Trong những nhân vật trên người nào chính xác thoát thai từ thần thoại Việt Tộc?

Bộ truyện này chính là câu trả lời, hệ thống lại những câu thần thoại rời rạc của tộc ta.

Hê hê các độc giả đón đọc hen






Main bá, vô tình gần giống Cổ Chân Nhân.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.