Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1145: Chiêm Thành tinh binh




Chim sẻ tuy nhỏ nhưng cũng đầy đủ ngũ tạng.

Chiến trường tuy bé nhưng cũng đầy đủ chiến thuật chiến lược.

Thật ra ở thời này mấy tay chép sử hay nghi chép kiểu mấy vạn, mấy chục vạn chém giết nhau dẫn đến sự hiểu lầm cho người đọc. Lại càng đáng ghét là mấy tên đạo diễn phim cũng vì muốn câu khách mà liên tục tổ chức các trận chiến… quy mô trên màn ảnh để rồi đại bộ phận người hiện đại hiểu nhầm về chiến tranh.

Rất ít , rất hiếm một trận chiến nào có tới mấy vạn người cùng lúc chém giết trên một chiến trường.

Những con số trong lịch sử luôn khiên người ta hiểu nhầm về chuyện này.

Một chiến trường lơn thường bị chia nhỏ thành những chiến trường cục bộ. Quy mô chiến trường cục bộ thường từ vài trăm cho đến mấy ngàn là cùng.

Kết quả của một chiến dịch thường là tổng kết quả từng chiến trường cục bộ gom lại.

Bởi vì muốn vó chiến trường cho mất vạn người cùng chém giết chỉ có thể rủ nhau đi tới sa mạc hay ở Thảo Nguyên mới có thể thực hiện.

Còn như các vùng đồng bằng hay miền núi rất khó để tìm được một địa điểm đủ rộng để “cùng lúc” tác chiến quy mô lớn.

Nhất là Đại Việt lúc này, địa hình cực kỳ phức tạp để có thể triển khai mấy vạn người chém giết.

Cho nên vài ngàn người chiến đấu ở nơi đây đã coi là một chiến trường lớn rồi.

Quân của Ngô Văn Tứ và vị Tướng chỉ huy quân Chiêm cộng tổng lại chỉ có hơn ngàn người. Nhưng tình thế chiến đấu lại không hề đơn giản một chút nào.

Quân Chiêm do tướng Tang chỉ huy là nhánh tinh nhuệ có tên Sanock binh. Bọn này sức chiến đấu cá nhân rất rất mạnh. Mỗi thằng đều được trang bị khá tốt nếu so sánh với mặt bằng chung của quân đội Đông Á lúc này.

Những ngày qua những cuộc tập kích nhỏ, giao phong lẻ tẻ vẫn luôn diễn ra. Thám báo của Bố Chính không có chú lợi thế nào mặc dù họ được trang bị tốt hơn quá nhiều lính Chiêm.

Sau khi thăm dò đủ và phát hiện chắc chắm trước mặt chỉ có 500 lính Đại Việt chặn đường thì Tang quyết định tổng tấn công.

Theo Tang nghĩ thì dù sao quân của hắn có lợi thế hơn hẳn địch nhân. Chiêm quân có 750 người, năm mươi thớt voi chiến, đây còn là nhóm quân tinh nhuệ nhất xứ Chăm. Hắn sợ nhất là Đại Việt có phục binh cho nên chưa dám lỗ mãng tấn công.

Nhưng khi này Tang đã điều tra rõ ràng đối phương cũng chỉ có 500 người và không có viện binh.

Không chần chờ thêm nữa.Tang xua binh đánh tới trại của Ngô Văn Tứ.

Quân Chiêm không chọn ban đêm để tập kích, bọn hắn có nhiều voi chiến, đánh vào ban đêm thì động vật rất khó khống chế chính vì vậy chúng chọn ban ngày để tiến công thẳng mặt trực diện.

Nhìn địch đông gấp rưỡi quân ta nhưng không thấy một chút nào nao núng trong ánh mắt của đám người Ngô Văn Tứ.

“ Thưa cậu, chúng ta dùng loại đạn nào đây?” Bên cạnh Văn Tứ chính là Ngô Văn Sửu cháu gọi Tứ bằng cậu, hai người là họ hàng xa cũng đều là họ Ngô của nhánh Ái Châu cả.

Lần này họ Ngô toàn cõi Đại Việt có biết động rất nhiều, việc phân bổ được tộc trưởng cũng chính là Thái Uý Thường Kiệt đại nhân sắp xếp thay đổi rất nhiều.

Phần lớn sĩ quan tinh binh của Ngô Khảo Ký lúc này xuất phát từ Ngô gia đệ tử vung Ái Châu và Phong Châu. Tất cả đều được chọn lựa rất kỹ.

Ban đầu nhóm Ngô Gia đệ tử này có chút chán nản vì họ theo hầu không phải Ngô Khảo Tích mà là Ngô Khảo Ký. Thanh danh của Ký khi đó không quá tốt đẹp khiến những người được phân công đi theo hầu đều có chút chán nản trong suy nghĩ.

Vậy nhưng những gì Khảo Ký đã làm ở Phong Châu hay việc Ký trong thời gian ngắn có thể thu phục cùng tái bố trí cả Tân Bình Lộ trở nên ngăn nắp gọn gàng. Bình định thổ phỉ, lần này lại đem quân tiến đánh Chiêm thành thuận lợi đã khiến cho đám thuộc cấp hết sức kính phục.

Ngô Văn Tứ chính là thần tượng Ký nhiều lắm, và Khảo Ký cũng dốc sức đào tạo kẻ dưới khiến cho những người như Tứ có rất nhiều kỹ năng đặc biệt mà chỉ người Xuyên Không mới có được.

Năng lực vận dụng hoả khí của Văn Tứ lúc này không phải dạng tầm thường.

“ Không nên dùng đạn bi, mau thông báo cho pháo binh, dùng đạn thường mau tấn công từ xa”

Văn Tứ rất tự tin trận này sẽ không khó khăn, tuy quân của hắn có ít hơn địch nhân đôi chút nhưng trong tay của hắn có vũ khí đặc biệt. Ba mươi hai khẩu pháo đủ bình định đám quân Chiêm trước mặt.

Vốn dĩ ban đầu Tứ tỏ ra không quá mạnh mẽ trong những lần thám báo hai bên va chạm để dụ địch tấn công sau đó một mẻ hốt gọn.

Những thanh hoả pháo hơi khó di chuyển, có thể dễ dàng đánh tan quân Chiêm bằng thứ vũ khí này nhưng khó lòng mà tận diệt được chúng.

Muốn tận diệt quân Chiêm chỉ có thể dụ chúng lại thật gần sau đó dùng đạn bi cùng hoả pháo tàn sát, sau đó để giáp binh xông lên kết thúc trận chiến.

Với khoảng cách gần như vậy thì quân Chiêm chắc chắn không chạy nổi.

Nhưng lúc này Văn Tứ thay đổi chủ ý. Phía địch có tới mấy chục thớt voi chiến.

Với hoả pháo thì người Đại Việt lúc này không có ngán vì Voi Chiến cả, nhưng vấn đề đó là nếu để đám hung thú này tiếp cận quá gần mới dùng pháo tấn công thì quá nguy hiểm.

Văn Tứ biết trước đám chiến tượng nghe tiếng pháo ở khoảng cách gần thì nhất định sẽ mất khống chế mà lồng lên bỏ chạy. Đội hình quân Chiêm tất loạn. Nhưng lại cũng có thể Chiến Tượng sẽ lồng lên mà lao thẳng vào quân Đại Việt mà dẫm đạp.

Nếu điều đó xảy ra thì quá sức nguy hiểm rồi. Quân của Tứ chắc chắn sẽ chịu tổn thất thảm trọng nếu bị những con thú khổng lồ kia xông vào trận địa.

Tứ sẽ không dại dột mà để điều đó xảy ra, có thể bắn pháo sớm sẽ khiến quan Chiêm chạy mất một bộ phận. Nhưng như cậu Ký đã dặn dò kỹ càng, tính mệnh quân sĩ mới là trên hết. Tân Bình Lộ người thưa đất rộng, tài nguyên quý nhất ở nơi này là con người, cho nên cần hết sức cẩn trọng khi dụng binh.

Chỉ huy Tang cưỡi trên một chiến tượng to lớn nhất tiến lên, lần này người Chiêm muốn thực sự tàn sát đám quân Việt loe ngoe trước mặt.

Cần phải biết rằng đây chính là đội quân tinh nhuệ nhất của Chiêm Thành, lại được trang bị hoàn hảo, năm mươi chiến tượng là con số khủng kiếp nhếu chỉ để xung trận vài trăm quân như vậy.

Đối phương hoàn toàn không có bất kể loại hình vũ khí nào có thể chống lại những chiến tượng bọc giáp mây kỹ lưỡng của quân Chiêm hắn.

Những mũi tên của quân Đại Việt hoàn toàn không có ý nghĩa gì với lớp giáp dùng dây mây bện kĩ càng này. Còn một khi để chiến tượng áp sát thì không một chiến binh nào đủ dũng mãnh để đối đầu với một quái vật khổng lồ như vậy.

Đây là đòn sát thủ mà hoàng tử Pang muốn dành cho quân Đại Việt. Để làm được những bộ giáp mây này thì các thợ thủ công ở Lôi Điện Thành đã phải cố gắng rất nhiều mới hoàn thành được.

Từng tên Sanock binh cầm trên tay Đằng Bài Thuẫn mà tiến, ánh mắt hung tàn như muốn ăn tươi nuốt sống quân Đại Nam.

Đây là một đội quân được trang bị cực tốt với đầy đủ trang bị mà một chiến sĩ bộ binh cần có.

Mũ sắt, giáp mây, đằng thuẫn bài, cung tên giáo mác gươm đao đầy tinh mĩ.

Thực tế thì đội quân này tuy ít nhưng trang bị còn tốt hơn cả thiên tử quân của Đại Việt lúc mà Ký chưa xuyên không đến nơi đây.

Chỉ những nhóm thân binh nhỏ của Hoàng tộc và các chư hầu Đại Việt mới có trang bị đầy đủ như bọn này.

Thời này sắt thép hiếm quý giá kinh người. 100 cân sắt thô giá tới bốn mươi lạng bạc, còn nếu chế tạo thành vũ khí thì thật không hiểu nó sẽ tăng giá tới chừng nào.

Có một thanh gươm thanh đao bằng thép đã là vật cha truyền con nối bảo bối trong nhà rồi.

Trên phim ảnh mọi người dễ dàng chứng kiến những đạo quân bọc sắt thép kín thân lao vào nhau mà chém giết . Thực tế đó chỉ là những gã đạo diễn dựng lên cho đẹp màn ảnh thôi. Còn thực tế nó khác xa đời thười, mỗi một quý tộc Châu nuôi được vài chục kỵ sĩ mặc gáp, có đến con số trăm ấy là nhiều lắm rồi. Mỗi bộ giáp là tích góp bao đời mà thành. Khi thập tự Chinh lần thứ nhất diễn ra Cả Châu Âu với ba mươi bốn mươi triệu người gom lại cũng chẳng đủ nổi một đạo quân mười ngàn người mặc giáp kín thân.

Nói chung thời này có thể mặc áo giáp tốt, có vũ khí tốt chỉ có nhóm quý tộc, chỉ cần nhìn trang bị của một người có thể đoán ra thân phận bọn chúng. Mà nhóm quý tộc thì được bao nhiêu % dân số? Chẳng quá nổi 5% , trong đó người có thể chiến đấu trong số này và được trang bị chỉ là số ít.

Cho nên mới nói phim ảnh tiểu thuyết chỉ là nhàm chán tưởng tượng.

Ví như mấy ông sử gia khảo cổ nghiêm cứu chiến giáp từng dân tộc thực tế là bọn hắn đang công bố những bộ chiến giáp của giới quý tộc mặc đến.

Ví như ở Đại Việt- Đại Tống là quang minh khải giáp. Ở Nhật Bản là giáp của tầng lớp Bushi. Những thứ này là hàng hiếm không đại diện cho trang bị đại trà của quân sĩ.

Ví như quân Thiên tử Đại Nam nói chung là chỉ có một cái hộ tâm kính bằng gang dùng dây da hay dây thừng sợi vắt qua vai mà đeo trước ngực. Đó đã gọi là trang bị ghê gớm lắm rồi.

Nhưng đám Sannok binh của người Chiêm trước mặt trang bị thật đáng ngưỡng mộ. Đừng nhìn giáo của họ toàn làm bằng mây đan. Thời này thiếu sắt thép, giáp mây, giáp da luôn là những lựa chọn hiệu quả và không quá tốn kém.

Đằng giáp , Đằng thuấn thực tế phòng chống tên đạn, đao kiếm không kém gì sắt mỏng. Tất nhiên để chế tác thứ này không hề đơn giản một chút nào. Thợ thủ công càn tay nghề rất cao để đan được những tấm giáp trên.

Nói về công nghệ làm đằng giáp đằng thuẫn thì người Đại Việt có vẻ lụt so với người Chiêm. Đại Việt đi theo hướng phát triển chiến giáp lá sắt, lá gang của người Tống.

Chính vì lý do này người Chiêm có thể đan một bộ giáp mây hùng mạnh cho Chiến Tượng cũng không có gì phải khó hiểu.

Chỉ huy Tang cực độ tự tin dẫn binh lao lên.

Có điều hắn đang từ trên cao thắc mắc, quân địch phía xa đang lúi húi tụm năm tụm ba bên những cỗ xe kéo kỳ lạ kia để làm gì.

Đó là vũ khí ư?

Theo Tang thì không giống lắm, bơi vì máy ném đá và Đại Nỏ ( Ballista) thì Tang đều nhìn qua rồi, thứ này không hề giống bất kể loại vũ khí nào mà hắn biết.

Không đáng ngại, chỉ cần lao lên một đoạn nữa có thể dẫm bẹp những cái ống sắt đen xì xì xấu xí kia ngay lập tức, không cần phải nghĩ ngợi nhiều làm chi.












— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.