Đám quân Chăm ra khỏi thành Huế mà đi cứu Ô Châu là toang rồi.
Thằng Ký nó chờ sẵn rất lâu rồi. Ngay khi quân Chiêm vừa có mặt tại Ô Châu thì cũng là lúc bốn mươi lâu thuyền của Tân Bình hàng rác mua từ Thăng Long lao vào sông Hương cắm thẳng đến thành Rí Châu.
Sống sao nổi với thuỷ bộ kết hợp kiểu này? Chiến hạm của người Chiêm cũng không ít nhưng đến hơn 2/3 chiến hạm của Ô Rí đều ở sông Hoi. Và lẽ dĩ nhiên lúc này chúng đổi giấy tờ chủ sở hữu rồi.
Một trận đánh thu về 25 thuyền lớn mấy chục thuyền nhỏ, toàn bộ đều là Ghe Bầu , có khả năng đi biển trở hàng rất tốt. Ngô Khảo Ký sướng rơm, mỗi thuyền bé tải trọng tầm 20-40 tấn, thuyền lớn tầm 100 tấn… quá tốt. Tổng cộng cũng cướp được hạm đội cả hai ba ngàn tấn. Làm gì cho lại?
Điểm quan trọng là đám ngư dân gốc Chăm điều khiển kiêu thuyền này rất nghệ.
Ngô Khảo Ký ngay lập tưc nảy ra một ý định, “ đơm hết thuyền” của Chiêm thành mang về phát triển thương nghiệp cùng ngư nghiệp.
Đem thuyền chiến của Chiêm Thành đi đánh cá , nghe thôi cũng thấy quái.
Vậy là Ngô Khảo Ký đem thuyền lởn vởn ở cửa biển, chỉ chờ quân Chiêm Thành từ Rí Châu đi cứu Ô Châu thì hắn sẽ hốt luôn.
Thế quái nào Ngô Khảo Ký đến cửa biển Sông Hương chờ mấy ngày không thấy cái quỷ thuyền nào xuất hiện trừ mấy thuyền đánh cá.
Cáu….
Hết cách, Ký đành phải tóm cổ một tàu ngư dân sau đó để cho một đám lính gốc Chăm tiến vào sông Hương dò xét.
Hỏi ra mới biết quân Chiêm có nhiều voi chiến cho nên khó có thể đi đường biển mà mấy hôm trước có một toán lớn qua sông tiến về phía Bắc.
Nhận được tin này thì Phò Mã gia lại chẳng cong mông hạ lệnh cho hạm đội hùng hổ tiến vào Sông Hương tính làm gỏi vắt chanh quân Chiêm còn lại ở Châu Rí.
Lại nói về nhánh quân do Ngô Văn Tứ quản lúc này rất trâu bò chỉ tách ra năm trăm quân đánh chặn đám cứu viện của quân Chiêm trên bình nguyên.
Nên nhớ quân Đại Việt trước giờ luôn vất vả với tượng binh của người Chiêm khi dã chiến.
Nhưng lần này sau khi nhận được tin có quân Chiêm cứu viện thì Văn Tứ dám dùng số quân ít hơn đương đầu, đây không phải chủ quan mà là tự tin, tuyệt đối tự tin.
Đại Việt khi xưa đánh lên đất Chiêm Thành vừa mù vừa điếc, dân Chăm sẽ làm tai mắt cho lính Chiêm. Nhưng tình thế lúc này khác hoàn toàn. Bọn tân binh gốc Chăm làm quá tốt. Trong mười bốn ngày chúng dẹp sạch sẽ mười mấy cái làng xung quanh Ô Thành.
Thẳng thừng mà nói, lúc này quân Chiêm mới là mù và điếc sau khi tiến vào địa phận Ô Châu.
Có không ít trai tráng Chăm ở Ô Châu được vinh sự ra nhập tập đoàn tân binh Bố Chính.
Đám này đánh đấm không được, ngay cả đeo giáp nhẹ đi vài bước còn phải le lưỡi thở như chó.
Nhưng đám ấy lại thuộc đường, mọi ngõ ngách trong Ô Châu lúc này đều nằm trong sự theo dõi của quân Bố Chính.
Thật là một điều kỳ quái , đem chuông đi đánh xứ người , đánh loạn một hồi xứ người thành của ta @@.
Ngô Văng Tứ để lại phó tướng Ngô Bình đóng bên ngoài Ô Thành chặn đánh nếu quân Chiêm dám ra. Bản thân hắn dẫn theo 15 khẩu pháo cùng 500 quân thẳng tiến hướng Nam chính diện sống mái với gần ngàn quân Chiêm.
Trời tháng tư hãy còn mát mẻ , cái nắng đầu hè dường như vẫn còn chưa đủ khốc liệt, đoàn quân Bố Chính chia thành các phương trận chờ đợi. Đây là con đường duy nhất có thể dẫn đại quân tiến về Ô Thành, chẳng có nơi ẩn nấp. Mà Văn Tứ cũng không có ý ẩn nấp. Đánh trực tiếp thôi.
Quân Chiêm thám tử cũng nhậm được tình báo về năm trăm Đại Việt binh chặn đánh họ.
Tang cũng là một quý tộc của Chăm Dừa. Hắn là phó chỉ huy quân sự ở Châu Rí, nơi đây là căn cứ chính chuẩn bị quân cho việc bình định Tân Bình Lộ.
Tang tuy tuổi trẻ nhưng có kinh nghiệm lãnh quân không hề tồi. Hắn có không ít kinh nghiệm dẫn binh đánh trận.
Nói lại thêm buồn, các lãnh chúa Chiêm Thành đánh nhau túi bụi mấy năm nay, cho nên người Chăm lại “ thiện chiến” theo cái kiểu rất oái oăm này.
“ Quân Việt tự tin như vậy e rằng có trá…. Thám báo mở rộng phạm vi hai mươi dặm”
“ Tất cả dừng quân lập phòng tuyến”
Tang không hề vội vã tấn công, hắn trước tiên để quân lập trại nghỉ ngơi.
Tình hình của quân Chiêm thành cũng được thám báo Đại Việt đưa về cho Ngô Văn Tứ.
Tứ nghe tin cũng gật đầu không nghĩ nhiều mà cho quân lập phòng tuyến cố thủ tại chỗ, hai bên đóng quân tại hai cái làng trống rống cách nhau tầm 3km. Giữa bọn họ chính là đồng lúa bát ngát chín vàng , chỉ có một con đường hơi lớn để tiến lên. Tháng năm lúa Chiêm sẽ phải gặt, nhưng vấn đề là dân Chăm đã bỏ đi hết về bên kia sông Hoi. Thành ra số phận của đám lúa này còn chưa biết đi đâu về đâu. Nhưng có một điều chắc chắn rằng , ruộng ướt lúc này không hề thích hợp tác chiến quy mô cho cả đôi bên.
Người vội là quân Chiêm Thành không phải quân Đại Việt, do đó Ngô Văn Tứ mặc kệ quân Chiêm trước mặt muốn dày vò ra sao, hắn chỉ cần thủ vững cái làng này là tốt rồi.
Lại nói hạm đội Bố Chính 40 lâu thuyền mang theo một ngàn lính thuỷ đánh bộ cùng 700 thuỷ thủ ầm ầm tiến vào sông Hương như chỗ không người.
Ban đầu không tiến vào đây mà ở cửa biển rình vì trên sông lâu thuyền rất dễ bị vây, nếu quân Chiêm Thành liều chết nhảy tàu thì cũng khá phiền hà.
Vậy nhưng nghe tin quân Chiêm rất nhiều vượt sông cứu viện Ô Châu thì Ngô Khảo Ký rất vui vẻ mà tiến vào. Khi số lương quân không đủ thì quân Chiêm khó tạo nên được chiến thuật bày sói bao vây tàu chiến của Ký. Nếu đã không áp sát nổi thuyền của Ký thì chỉ có thể để mặc hắn tàn sát mà thôi.
Mục tiêu của Ngô Khảo Ký không phải là thành Rí Châu, mục tiêu của hắn là đám chiến hạm còn lại của quân Chiêm Thành ở ai châu này. Chỉ cần cướp hết chiến hạm thì quân Chiêm không còn gì đáng lo, chỉ còn có nước để Bố Chính từ từ triệt hạ mà thôi.
Chiến trường lúc này căng thẳng lắm, cũng không phải quân Bố Chính có tí hoả pháo là có thể làm càn. Một cuộc tập kích chuẩn xác vào ban đêm cũng đủ làm cho quân Bố Chính ăn quả đắng cho nên trong chiến tranh không có chuyện lơ là và chủ quan.
Nhưng đó là chiến trường phương nam, không ngờ lúc này Tuyên Hoá báo nguy. Tại Cao Quảng bất ngờ xuất hiện một nhánh quân lạ của người Khmer có dẫn theo không ít người Mường. Bọn Khmer này không ngờ tự tiện tiến vào Minh Hóa và ngang nhiên ở đây như nhà của chúng.
Dĩ nhiên Minh Hóa bên cạnh Tuyên Hóa cũng không hẳn thuộc sự quản lý hoàn toàn của Đại Việt nhưng trên danh nghĩa thì đúng là nó thuần phục Đại Việt. Việc làm của nhánh quân Khmer không khác nào tuyên chiến cùng quân Đại Việt vậy.
Lý Từ Huy nhận được tin tức thì khá hoang mang. Ngô Khảo Ký đem đi gần hết tướng tài. bên cạnh nàng lúc này chỉ còn Lê Văn Toản quan văn, về quan võ thì có Ngô Tam , Đỗ Liễm, , Ngô Văn Sơn,Đỗ Bách, Đỗ Siêu.
Ngô Tam và Đỗ Liễm là lão nhân, tuy có kinh nghiệm đi theo cụ Lý Từ Huy nhiều năm chinh chiến nhưng năm nay đã ngoài 50 sức khỏe có hạn. Ngô Văn Sơn là con trai Ngô Tam, cũng khá được nhưng năm này mới tròn 19. Đỗ Bách, Đố Siêu con trai của Đỗ Liễm lại còn ít tuổi hơn, một đứa 16, một đứa 17 tuổi.
Có lẽ đáng tin nhất là Đỗ Văn Minh thuộc nhánh phụ của Ngô gia. Thăng này cũng bằng tuổi Ký 23 tuổi. Tuy không suất sắc nhưng cũng có kinh nghiệm dẫn quân, sức khỏe lại tốt.
Lúc này tại tòa nhà Nha Môn Bố Chính mới xây dựng. Lý Từ Huy đang họp hết văn võ hai bên lại để bàn kế sách.
Nhưng mà đem ra bàn là cãi nhau um tỏi, Lý Từ Huy đến điên cái đầu.
Nhóm văn quan Lê Văn Toản, Khúc Thanh Tùng, Lê Hữu Ý thì kiên quyết muốn hòa không muốn đánh, tiên lễ hậu binh, tạm thời phòng thủ chặt Tuyên Hóa sau đó chờ Ngô Khảo Ký về thì đánh đấm gì không muộn.
Nhưng đám võ tướng thì nhao nhao đòi đánh, việc người Khmer tiến vào đất Đại Việt nhởn nhơ diễu võ dương oai không khác gì tát mặt đám võ tướng. Bọn này khăng khăng cho rằng nếu không đánh chúng thật đau thì sau này ở phía Tây chòn có Trại Mường nào chịu nghe Bố Chính ra lệnh nữa.
Đến lúc này Lê Văn Toản nhảy ra mà nói.
“ Các vị biết bọn Khmer ấy có bao nhiêu quân? bao nhiêu lương? là người của phương nào? Cần phải biết ở lại Bố Chính lúc này chỉ có 1000 tinh binh giữ an nguy cho Công Chúa, còn lại 1000 binh ở Tuyên Hóa cũng chỉ là tân binh chưa ra trận lần nào... các vị lấy gì để đánh nhau?”.
Lê Văn Toản hết sức can ngăn, thấy võ quan tiếp tục muốn lý luận thì Toản lại tranh lời nói tiếp.
“ Các vị đại nhân, ta biết các vị là Võ quan, chém giặc lập công là quan trọng, các vị anh dũng không sợ chết chúng tôi văn quan bội phục…”
“ Nhưng các vị biết Trấn Thủ Đại Nhân chín tháng không ăn không ngủ mới xây dựng được Cao Quảng như ngày hôm nay, nói không quá Bố Chính là trái tim của Tân Bình thì Cao Quảng chính là dạ dày của nơi đây….”
“ … đánh thắng… không vấn đề. Nhưng nếu chẳng may quân địch quá đông, nơi đó lại đường núi khó đi… hoả pháo tất khó đi vào. Khmer quân chắc chắn có nhiều voi chiến… giả dụ như bất chắc quân địch lọt vào Cao Quảng… đến lúc đó chúng ta còn mặt mũi nào gặp mặt Trấn Thủ?”
Toản vẫn rất thành khẩn tha thiết khuyên bảo phe võ tướng. Lời hắn nói không hề chói tai, cũng không hề coi thường Võ quan, hắn chỉ chấp hành chữ “ổn” cùng chữ “nhẫn” của Nho gia mà thôi.
Nói đến đây cả đám Võ quan cũng im lặng… họ cũng hiểu Tuyên Hoá huyện Cao Quảng Thành rất quan trọng đối với Tân Bình lộ. Không có khu công nghiệp Cao Quảng thì chắc chắn Tân Bình Lộ sẽ chết đói.
Đến lúc này cả đám quay về Lý Từ Huy chờ đợi quyết định cuối cùng.
Chẳng hiểu sao lúc này Lý Từ Huy đầu óc thật thông linh, Nàng vậy mà đầy đủ cứng rắn cùng quyết đoán và có suy tư riêng của mình.
“ Không phải không đánh mà là chưa đánh. Thái độ thì quyết không thoả hiệp. Bố Chính Thành vẫn còn 500 dân binh, bọn họ đủ duy trì trật tự. Lê Văn Toản – Ngô Tam- Đỗ Liễm ở lại quản Lý nơi này.”
“ Bản Cung sẽ thân chinh tới Tuyên Hoá. Ngô Văn Minh dẫn 300 binh đi trước mở đường. Đỗ Bách- Đỗ Siêu- Ngô Văn Vân chỉ huy tả - hữu -hậu quân”
“ Khmer dám ngang nhiên chiếm cứ Minh Hoá không thể chấp nhận được, bị nào dũng cảm đi làm sứ thần? Yêu cầu Khmer ngay lập tức rời khỏi Minh Hoá và bồi thường cho Tân Bình Lộ. Nếu không chúng ta sẽ tấn công vào Minh Hoá”
Cả đám không ngờ thái độ của vị công chúa trẻ rất quyết liệt. Thật ra Lý Từ Huy cũng cảm thấy bản thâm lúc này có chút lạ lùng nhưng nhiều hơn là sự hưng phấn khó tả.
“ Nương nương… vạn vạn không thể, người thân thể ngàn vàng….” Lê Văn Toản hoảng sợ la lớn.
Cả đám văn quan võ tướng đều cúi người can ngăn.
“ Các vị bất tất nghĩ nhiều, ý bản cung đã quyết. Vả lại ta dẫn quân lên Tuyên Hoá đó là tỏ thái độ cho đối phương hiểu. Tân Bình Lộ quyết không nhân nhượng. Thực tế bản cung sẽ thủ vũng Tuyên Hoá, xây phòng tuyến công sự là chính. Hừ hừ… chúng đi đường xa làm gì có lương thảo và muối, chỉ cần chặn đường không cho hai thứ đó vào Minh Hoá để xem chúng chịu được bao lâu?”
“ Đường rừng pháo không dùng được, nhưng nếu xây công sự ở Tuyên Hoá chặn đường ra … để xem bọn Khmer có thể làm gì?”
Lý Từ Huy vẫn phải giải thích dài dòng cho bọn này nghe, nàng vẫn chưa đủ uy để khiến mấy tên kiêu binh hãn tướng này cúi đầu, nói gì nghe ấy.
“ Nếu chỉ là vậy thì bề tôi ủng hộ Nương Nương. Kế này rất tuyệt. Bề tôi xin nguyện đu sứ “
Khúc Thanh Tùng nghe vậy vội đứng ra cúi đầu mà thưa lên.
“ Bề tôi cũng nguyện đi sứ” Lê Hữu Ý không chịu thua kém.
“ Rất tốt. Vậy thì Khúc Thanh Tùng đi sứ, tuyệt đối không thể để Tâm Bình mất mặt, còn về Lê Hữu Ý , ngài đi theo đại quân lo hậu cần”
Không ngờ lần đầu tiên chủ trì đại cục mà Lý Từ Huy có thể quyết đoán, nhẹ thằng bố trí công việc cùng nhân lực một cách rành mạch không thể chê như vậy.
Điều này khiến cả đám văn quan – võ tướng Tân Bình phải có cái nhìn khác về vị công chúa nhỏ tuổi này rồi.
Tu chân thế giới tồn tại yêu-ma-quỷ-nhân tộc, ngự kiếm đạp không, thu phục linh sủng, sóng gió gia tộc, nữ nhi tình trường, âm mưu quỷ kế, phản đồ, diệt môn, toàn dân tru sát….”
Mời đọc tại: