Lịch sử nó khác lắm lắm với tiểu thuyết.
Đúng là khác đến một trời một vực mà khác đến mức người đọc sẽ không ngờ đến.
Ngày 27 tháng 3 năm Thái Ninh Thứ Ba ( 1074). Vùng biển của Châu Địa Lý thuộc Tân Bình Lộ đã tràn ngập chiến hạm Bố Chính.
Thuận theo truyền thống tốt đẹp của gia tộc, Ngô Khảo Ký sẽ không thể nào ngồi không chờ người đánh đến cửa. Trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn thì Ngô Khảo Ký lúc đó xuyên đến Bố Chính quá muộn và thiếu sự chuẩn bị vật tư từ Thăng Long. Một tay phải từ từ chỉnh đốn Bố Chính từ con số không cho nên không có sức đánh phủ đầu Chiêm Thành.
Trong tiểu thuyết đúng là Ngô Khảo Ký không có cách nào ngoài phòng thủ trước sự tấn công của quân Chiêm Thành.
Nhưng trận chiến đó không quá kinh khủng như Ngô Huy Tuấn tự bịa trong truyện vậy.
Nguyên nhân cuộc chiến này đúng là có người Tống tác động nhưng nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến lại đến từ chính nội bộ của Chiêm Thành gây nên.
Ngô Huy Tuấn vì không quá hiểu rõ tình hình chính trị của Chiêm Thành cùng Đại Việt khi đó cho nên mới sử dụng một số dữ kiện lịch sử mơ hồ mà hắn biết, cộng thêm một số hình ảnh mơ hồ trong mơ để biên thành một câu truyện hùng tráng về Ngô Khảo Ký lấy một Châu địch một quốc.
Chuyện đó quá vô lý, nếu đúng là lấy một Châu địch một quốc thì Ngô Khảo Ký có vũ khí nóng cũng chưa chắc đã làm nổi chứ nói chi trong truyện lúc ấy toàn thấy quân Bố Chính dùng vũ khí lạnh.
Sự thật thì số lượng quân Chiêm tấn công Bố Chính ít hơn rất nhiều so với tiểu thuyết mà Ngô Huy Tuấn bịa đặt.
Thẳng thắn thì tình hình chính trị của Chiêm Thành lúc này quá bất ổn để tiến hành một cuộc tổng tiến công Đại Việt. Đại Việt lúc này khá mạnh, liên tục chiến thắng các mặt trận, đến ngay cả Đại Tống cũng phải rén và bàn đi bàn lại, chuẩn bị mấy năm còn chưa dám đánh.
Vậy vì sao một Chiêm Thành bất ổn, liên tục thua trận trước Đại Việt lại cả gan làm điều nghịch thiên như vậy?
Ngô Huy Tuấn chính là người không sống trong thời đại đó cho nên không thể tường tận, hắn có logic hoá những gì mình biết để lừa độc giả mà thôi, và nói thật nếu có một ai đọc về trận chiến Việt- Chiêm của Tuấn viết sẽ bị hắn lừa ngay và cảm thấy câu truyện đó hợp lý. Nhưng nếu thành thực nhìn vào lý do cuộc chiến mà Tuấn đưa ra, , rồi số lượng quân tham dự, diễn biến chi tiết thì mới biết Ngô Huy hoàn toàn bịa đặt mà thôi.
Ngô Khảo Ký vào thời điểm này rất khác, hắn đã có chín tháng theo dõi nhất cử nhất động của Chiêm Thành, lại thêm có nhiều tiền tài đồ vật để lừa đảo người khác. Nhất là các sản phẩm thuỷ tinh từ cát thạch anh với công nghệ thổi đúc đang dần dần hoàn thiện. Các đội thám tử với vai trò thương nhân rất dễ dàng đút lót mua chuộc quý tộc Chiêm Thành để nắm bắt tình hình khai thác thông tin.
Biết được đầy đủ thông tin của Chiêm Thành, lại thêm có được tinh binh cường tướng với số lượng lớn sĩ quan chất lượng cao đến từ Ngô gia, Tân Bình Lộ lại sớm đi vào ổn định với kế hoạch bàn tay sắt cùng chế độ Bao Cấp tập trung nguồn lực. Vậy thì Ngô Khảo Ký chẳng có lý do gì để không tuân theo truyền thống Ngô Gia – Tiên Phát Chế Nhân.
Thay vì ngồi chờ Chiêm Thành đến thịt Tân Bình Lộ thì Ngô Khảo Ký tự động xuất kích bất ngờ đánh vào hai châu Ô- Rí. Đập tan âm mưu tụ quân của Chiêm Thành ở hai Châu này tạo đà tấn công vào Tân Bình Lộ.
Lý Thường Kiệt đánh phủ Đầu Ung Châu thì Ngô Khảo Ký cũng học tập y chang mà đánh phủ đầu Ô – Rí khi cảm thấy đủ năng lực cùng điều kiện.
Vậy nên mới có chuyện mấy ngàn binh Bố Chính mà Ngô Khảo Ký dày công huấn luyện từ Thằn Long lại thêm nhiều đợt bổ xung huấn luyện tại Bố Chính, lúc này đã âm thầm thuỷ bộ phối hợp cùng tập trung về Châu Ma Linh.
Ngô Khảo Ký lấy một Lộ tàn tạ nghèo đói như Tâm Bình đi đánh Chiêm Thành không phải quá mạo hiểm hay sao? Việc này quá là ngựa non háu đá rồi thì phải.
Không không không…
Xin thưa chắc chắn rằng đây là một sự tính toán tỉ mỉ tuyệt đối với vô vàn tông tin do thám trong vòng chín tháng qua.
Có thể nói đơn giản tình hình của Chiêm Thành chính là loạn, rất loạn. Loạn như vậy thì để có một cuộc xâm lược quy mô trong năm 1074 như Ngô Huy Tuấn từng viết trong tiểu thuyết là không thể nào. Nhưng vì sao loạn mà dám tấn công Đại Việt?
Thực tế việc Chiêm Thành tấn công Đại Việt vào những năm 1074 có nguyên nhân khác.
Như đã biết Chiêm Thành được tạo nên bởi hai hệ phái Chăm Cau (Kramukavamsa) phía Nam và Chăm Dừa (Narikelavamsa) phía Bắc.
Rudravarman III (Chế Củ) là vị vua bạo chúa. Ông ghẻ lạnh giới tinh hoa Chăm Cau (Areca clan) phía Nam, kích động một cuộc nội chiến hỗn loạn giữa các quý tộc Phanduraga ( Phan Rang) và Kauthara ( Khánh Hòa) vào năm 1069.
Chiêm Thành sau đó chuyển sang một thời kỳ hỗn loạn hỗn loạn do triều đại của Rudravarman gây ra. Chiến tranh đã khiến Chiêm Thành bị tàn phá hoàn toàn.
Chế Củ có hai người con là Hoàng tử Thäng và Hoàng tử Pang đang tranh chấp ngôi vị bởi lẽ Chế Củ đang lâm vào tình trạng ốm nặng và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Hai người con tranh đoạt vương vị lúc này tìm đến những thế lực ủng hộ cho bản thân và muốn gây đựng thanh thế.
Hoàng tử Thäng có đường lối là thống nhất hai tộc Cau – Dừa và đem quân tiến về Phanduraga ( Phan Rang) và Kauthara ( Khánh Hòa) để bình định hai nơi này cùng tìm kiếm sự ủng hộ chung của các thủ lĩnh bộ lạc trong quốc gia. Anh ta có lợi thế bản thân cha là một vương tộc thuộc tộc Dừa (các bộ lạc phía bắc), còn mẹ ông là thành viên của tộc Areca (các bộ lạc phía nam).
Còn hoàng tử Pang thì gây dựng thanh thế bằng cách liên hệ với Tống muốn nhận sự ủng hộ và sắc phong từ Đại Tống, đồng thời thằng này muốn gây dựng danh tiếng bản thân bằng cách chiếm lại ba châu Ma Linh- Địa Lý- Bố Chính từ người Việt. Nếu Pang thành công thu hồi ba châu này thì quả thật thanh thế của hắn ở Chiêm Thành sẽ không ai sánh được.
Cho nên nói thẳng thừng cuộc chiến Chiêm – Việt những năm 1074 và đầu năm 1075 chỉ là chiến tranh cục bộ, quy mô không hề lớn. Còn lâu cuộc chiến này mới đạt đến mức độ chiến tranh tổng lực như Ngô Huy Tuấn mô tả trong tiểu thuyết.
Nhận thấy biên quân của Đại Việt ở Ma Linh – Địa Lý- Bố Chính rất sơ sài ( trước khi Ngô Khảo Ký tới) mỗi nơi chỉ có vài trăm quân địa phương. Lại thêm người Chăm ở ba vùng này rất đông , tất ủng hộ quân Chiêm Thành nếu chúng đánh tới. Cho nên Pang chấp nhận đề nghị phối hợp với Đại Tống đôi bên cùng tấn công Đại Việt.
Trong lịch sử đúng là Pang đã công phá ba châu Tân Bình Lộ. Lý Thường Kiệt phải đem một lượng nhỏ mấy ngàn Thiên Tử Binh tức tốc xuôi nam bình định.
Thái Úy Lý Thường Kiệt dừng chân ở Nghệ An- Hóa Châu chưng binh thêm một vạn, sau đó tiến vào Tân Bình Lộ đập tan cánh quân Chiêm do hoàng tử Pang chỉ huy. Sau đó thừa thế muốn đánh qua Ô – Rí. Nhưng lúc này hoàng tử Thäng vội vã đem quân từ Thành Đồ Bàn ( Vijaya) chạy ra cự với quân Đại Việt.
Vì kế hoạch tiến đánh Ung Châu cho nên Lý Thường Kiệt không thể dây dưa thêm với quân Chiêm do hoàng tử Thäng chỉ huy mà lui về, lấy sông Thạch Hãn tiếp tục làm biên giới hai bên.
Sự kiện này khiến hoàng tử Thäng rêu rao rằng mình chiến thắng quân Đại Việt , chiến thắng danh tướng Lý Thường Kiệt – người đã gây nhiều khiếp sợ cho người Chiêm. Kể từ đó hoàng tử Thäng nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các quý tộc Chiêm Thành mà thuận thế lên ngôi cùng thống nhất hoàn toàn Chiêm Thành. Từ sau đó Chiêm Thành khôi phục và trở nên rất mạnh dưới sự trị vì sáng suốt của Thäng.
Thäng sau khi lên ngôi thì xưng là Harivarman Vishnumürti và được cho là một trong những vị vua anh minh của Chiêm Thành với chính sách hòa hoãn nhún nhường cùng Đại Việt , mở rộng về phía nam. Thậm chí Harivarman Vishnumürti còn dẫn quân đánh đến tận kinh đô Somesvara của người Khmer và cướp phá sạch sẽ nơi đây.
Có thể nói Harivarman Vishnumürti là một kẻ may mắn và cơ hội, và cũng có thể nói cụ Lý Thường Kiệt đã một tay vô tình dựng lên Harivarman Vishnumürti. Bởi lẽ sự rút quân của cụ Lý Thường Kiệt để tiến hành đánh Ung Châu đã khiến tên này có thể chém gió rằng hắn là chúa cứu thế của người Chăm và là người “đánh bại” Thái Úy Lý Thường Kiệt. Từ đó Harivarman mới đủ uy tín để thống nhất toàn bộ Chiêm Thành các bộ lạc và khiến quốc gia này khôi phục sau thời gian dài loạn lạc.
Nắm được tình hình Chiêm Thành như vậy thì Ngô Khảo Ký sợ quái gì mà không đấm vỡ mồm anh em nhà Thäng và Pang, thậm chí trong đầu Ngô Khảo Ký còn lên kế hoạch để khiến cho Chiêm Thành mãi mãi không thể nào thống nhất được.
Do vậy Ngô Khảo Ký gần như dốc toàn bộ lực lượng của Bố Chính đánh thốc về hai Châu Ô Rí khi nghe tin Chế Củ chết.
Đây chính là thời điểm Chiêm Thành đang loạn nhất.
Hoàng tử Pang ở Indrapura - Lôi Điện Thành (Đà Nẵng) xưng Vương. Mà Hoàng tử Thäng ở Thành Đồ Bàn -Vijaya (Quy Nhơn) cũng xưng vương. Hai bên đang mâu thuẫn nặng nề nhất. Pang lúc này có ưu thế hơn vì quý tộc phương bắc đa phần ủng hộ hắn, mà Thäng thì yếu thế, vì chỉ có một bộ phận nhỏ quý tộc phương bắc ủng hộ tên này, quý tộc phương nam thì vừa trải qua xung đột triền miên sau 6 năm, sức mạnh đã giảm tới đáy. Tuy vậy thực sực của Thäng và Pang không chênh lệch quá nhiều. Pang vẫn chưa có tự tin hoàn toàn đánh bại Thäng.
Cuối cùng Pang có một quyết định đi vào lòng đất đó là cướp phá ba châu Ma Linh – Bố Chính- Địa Lý, bởi lẽ theo tình báo trước đó thì ba Châu này tổng hợp lại cũng chỉ có tầm gần ngàn quân Đại Việt ốm yếu. Như vậy Pang chỉ cần bỏ ra tầm 2000 quân tinh nhuệ đã có thể bình định ba nơi này. Lại được Đại Tống đảm bảo sẽ cầm chân chủ lực Đại Việt ở Phương Bắc, cho nên Pang càng yên tâm.
Pang cũng lựa cơm gắp mắm, hắn chưa có ý định chiếm ba châu Tân Bình, trước tiên đánh cướp phá làm chủ, xem thái độ của Đại Việt, nếu Đại Việt phản công mạnh mẽ thì hắn sẽ lui về Ô- Rí. Chỉ cần cướp phá được ba châu Đại Việt thì thanh thế cũng đủ mạnh lắm rồi. Lúc đó quý tộc trong nước sẽ chỉ ủng hộ mình hắn thôi. Thäng không cần đánh mà tự tan.
Quả thật Pang trong lịch sử tính đúng một phần, hắn đánh Tân Bình Lộ dễ như trở bàn tay, chỉ trong một Tháng đã đuổi sạch quân Đại Việt về bên kia Hoành Sơn. Nhưng Pang phạm sai lầm vì hắn thấy quá dễ dàng cho nên đưa quân chiếm đóng luôn ba châu Bố Chính.
Pang đã tính sai thái độ quyết liệt của Đại Việt khi mà Thái Úy Lý Thường Kiệt đích thân dẫn quân đánh về Bố Chính thậm chí còn đánh qua Ô Rí và có ý đồ đánh luôn cả Lôi Điện Thành.
Và Pang càng tính sai khi mà Đại Tống không hề tấn công Đại Việt như đã hứa.
Cho nên Pang bại triệt để và kẻ được lợi không ngờ là hoàng tử Thang.
Tu chân thế giới tồn tại yêu-ma-quỷ-nhân tộc, ngự kiếm đạp không, thu phục linh sủng, sóng gió gia tộc, nữ nhi tình trường, âm mưu quỷ kế, phản đồ, diệt môn, toàn dân tru sát….”
Mời đọc tại: