Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1122: Khách phương xa




Thật ra trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn viết về việc phát triển Bố Chính trong giai đoạn đầu gần như hoàn toàn sai cả.

Kể cả dòng thời giai này hay vòng lặp thời gian thời gian thì Ngô Khảo Ký hoàn toàn không mềm mỏng như trong tiểu thuyết. Hắn thực tế cực kỳ quân phiệt độc tài trong thời gian đầu xây dựng lại Bố Chính.

Sống tập trung, lao động ép buộc theo sắp xếp tổ chức. Tui rằng được đãi ngộ rất tốt về mặt giờ giấc, lương bổng hay ăn ở. Nhưng tự do lựa chọn ngành nghề là không có. Tự do di chuyển cũng không có. Cả Bố Chính biến thành ba khu quân sự hóa hoàn toàn.

Nhưng thời điểm phi thường cần có những biện pháp phi thường.

Việc thành lập các “trại tập trung” lao động này khiến cho tình kình xã hội bỗng chốc yên ổn một cách bất ngờ. Các thế lực chống phá Đại Việt từ Chiêm thành không thể tận dụng dân Chiêm để gây loạn. Thổ Phỉ cũng không có đối tượng nào để cướp bóc đe dọa. Chỉ cần một số lượng nhỏ nhân viên cũng có thể quả lý tốt cả vùng Bố Chính rộng lớn.

Tháng mười, cuối cùng đội thuyền của Đại Việt sau khi đi Chiêm Thành, Lavo, Tam Phật Thề cũng quay lại Bố Chính . Bọn họ trở đầy lương thực, gia vị.... cùng quặng khoáng đồng.

Thời điểm này Chế Củ chưa chết, cháu hắn cũng chưa lên thay cho nên tuy Chiêm thành ngầm quân bị, điều động quân đến Ô- Rí hai châu nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra bình thường, vẫn chưa cấm biên. Ngô Khảo Ký hạ lệnh trên đường đi thì một đội nhỏ thuyền buôn ghé vào Chiêm Thành để mua quặng đồng xấu đồng thời cũng thám thính được chút nào hay chút ấy.

Lương thực thì Chiêm Thành cũng luôn thiếu, bọn họ bị Đại Tống thương nhân khống chế về mặt lương thực cho nên cũng chẳng dư để Ngô Khảo Ký hi vọng mua được. Nhưng Lavo cùng Vương quốc Srivijaya thì lại có thật nhiều gạo. Nơi này có nhiều đồng bằng rộng lớn, khí hậu lại thuận tiện cho nông nghiệp cho nên gạo không thiếu.

Lần này đám thuyền hạm đúng là không làm Ngô Khảo Ký thất vọng. Bọn họ đem về đến hơn ngàn tấn lương thực.

Mỗi người mỗi ngày 300 gram gạo đây là mức ăn khá nhiều thì 6 tháng với 2 vạn người cũng chỉ ăn hết một ngàn tấn mà thôi. Cộng thêm số lương thực Tân Bình Lộ có sẵn và tiếp tục thu mua từ Nghệ An thì vấn đề lương thực được thoải mái hoá giải. Tất nhiên nếu có thêm ha ngàn đến ba ngang tấn gạo cho vào kho dự trữ thì tốt hơn.

Khi này Ngô Khảo Ký đang đóng quân ở Sông Cẩm, một vùng ngã ba sông với Linh giang ở phía Tây, hắn đang mưu đồ các vùng đất giàu tài nguyên nơi đây.

Cũng không khác với phiên bản của Ngô Na Ri , dù lần này Ngô Khảo Ký binh hùng tướng mạnh nhưng vẫn dùng cách chiêu dụ thông hôn để lừa thủ lĩnh các Trại người Mường ở Tuyên Hóa, đông thời cũng kết thông hôn thật sự với Phỉ Tặc có gốc là người Chăm.

Sự việc đã gần đi đến hồi cuối. Thời gian đón dâu cũng đã gần nhưng Ngô Khảo Ký vẫn phải cấp tốc tiến về Bố Chính.

Từ Huy về Bố Chính không còn được nhàn nhã. Ngô Khảo Ký đã giao nhiệm vụ cho nàng quản lý tài vụ của hắn ở Tân Bình Lộ. Không biết làm thì học, có điêu Lý Từ Huy học rất nhanh và cũng thích ứng cực nhanh. Tuy tính tình vẫn đôi chút hướng nội nhưng đã không nhiều.

Ngô Khảo Ký phát hiện tính cách dịu dàng hướng nội của Lý Từ Huy là do bị đào tạo từ bé, bị ép mà thành. Tính cách thật của nàng rất năng động chứ không phải đùa. Sự việc đi chơi ở Luy Lâu đã cho thấy tất cả. Một khi đặt nàng vào vị trí cần phải năng động thì Lý Từ Huy sẽ thể hiện một bộ mặt rất khác.

Huy tuy lúc đầu có chút xù xì về việc Ngô Khảo Ký giao làm nàng không chuyên tâm vào “phát minh”. Vậy nhưng Ngô Khảo Ký giải thích hắn chỉ tin mình nang cho nên nàng quản lý tài chính là tốt nhất. Nghe vậy Lý Từ Huy nhũn ra luôn mà hung hăng gật đầu nhận nhiệm vụ.

Với sự thông minh cùng khả năng tính toán siêu nhân của Lý Từ Huy thì đáng lẽ Ngô Khảo Ký không cần phải về Bố Chính lần này. Một mình Lý Từ Huy cũng có thể tổng quản việc nhập hàng của thương đội từ Lavo hay Srivijaya.

Nhưng Ngô Khảo Ký phải về, bởi lẽ cả Lavo và Tam Phật Thề đều có phái đoàn sứ giả với người quan trọng chạy đến Bố Chính cầu kiến Ngô Khảo Ký.

Số là Ngô Khảo Ký có rèn chiến đao cùng mũi thương, áo giáp đem bán cho hai quốc gia này để kiếm tiền, thời này vũ khí tốt luôn rất rất đắt đỏ.

Một thanh đao chất lượng bình thường, lấy chất lượng của hàng Đại Tống làm quy chuẩn thì giá hành lên đến 3 lượng, áo giáp sơ cấp thì có thể 5 lượng, còn nếu là những mặt hàng như quang minh khải giáp che toàn thân thì hàng chục đến hằng trăm lượng.

Thời gian đầu ở Phong Châu đúng là Ngô Khảo Ký điên cuồng đúc tiền, nhưng vẫn luôn có 300 công tượng luyện sắt thép rèn trang bị. Đến thời gian muộn thì quặng đồng không còn nhiều, cho nên việc đúc tiền cầm chừng, thay vào đó thì một ngàn công tượng bắt đầu dùng 700 người luyện thép , 300 thợ rèn tập trung vào chế tạo.

Đây là điểm cường đại của phương pháp luyện thép mà Ngô Khảo Ký đưa về thời đại này. Không cần chuyên gia vẫn có thể luyện từ quặng thành thép. Chỉ cần đào tạo một thời gian ngắn thì công nhân có thể làm tốt công việc này.

Chính vì vậy Ngô Khảo Ký có được rất nhiều vũ khí chất lượng bình thường để đem làm hàng hóa cho Lavo và Tam Phật Thề. Thời này vũ khí thép luôn là sản phẩm hút hàng, chỉ hận không có hàng để bán chứ đừng lo không có khách.

Nhưng Ngô Khảo Ký quá xem thường sức mua của người Mã Lai và người Lavo. Tình hình Lavo và Mã Lai đang rơi vào khoảng thời gian bất ổn nhất trong khoảng vài thập niên vừa qua chính vì vậy nhu cầu vũ khí của hai nơi này đều rất cao. Nó cao hơn nhiều so với Ngô Khảo Ký dự đoán.

Chính vì lý do này, Vương tử Lavo Chiên Bàn Phú Thái và Vương tử Medang – Daksamavamca đích thân bám theo đoàn thuyền của Đại Việt về đến Bố Chính để bàn bạc mua thêm vũ khí với số lượng lớn.

Bọn này thậm chí còn mang theo rất nhiều gạo và các thổ sản để chuẩn bị trao đổi trực tiếp hoặc đặt cọc.

Ngô Khảo Ký cũng giật mình về độ liều mạng của đám người này. Đã vào tháng mười, khả năng có bão ở vùng biển Đông Nam Á là không thấp. Vậy mà vẫn dám dong thuyền đi theo hạm đội của Bố Chính thì quả thật lá gan không nhỏ, hoặc giả bọn họ cũng có khó khăn, bắt buộc phải có vũ khí trong thời gian ngắn.

Theo như mấy tên thám tử đi theo thương đoàn báo cáo thì Lavo đang muốn độc lập khỏi sự Đô Hộ của người Khmer ở phía Đông và đang phải chiến đấu với đế chế Pagan ở phía Tây. Còn về Medang là một trong 3 quốc gia Tam Phật Thề nằm ở đảo Java.

Medang biu diệt quốc cách đây mấy thập kỷ, vừa phục quốc cách đây không lâu cho nên cần nhiều vũ khí để phòng bị. Nói như vậy không quá khó hiểu rồi. Hai thằng này tình thế về vũ khí là bắt buộc, cho nên mới tức tốc đến Bố Chính.

Điều này hoàn toàn có thể lý giải.

Thép của Đại Việt với công nghệ khuấy luyện vừa luyện chế vừa nhanh lại tốt hơn thép Đại Tống. Vấn đề là Ngô Khảo Ký theo đuổi số lượng sản phẩm để bán được nhiều tiền, cho nên chất lượng chưa hẳn tốt hơn của người Tống, nhất là bền ngoài dĩ nhiên hình thức sản phẩm của Ngô Khảo Ký là kém vì chế tạo nhanh, theo đuổi số lượng.

Nhưng chất thép là không thể giả, đám Lavo, Medang thử một chút sẽ có thể nhận ra điểm này. Cho nên cả hai quyết đoán cử người quan trọng đến Bố Chính xin gặp Ngô Khảo Ký. Thêm vào đó bọn hắn mang đến rất nhiều tài vật để ngoại giao , lấy lòng …v.v….

Chuyện như vậy thì Ngô Khảo Ký không thể không trở về chủ trì.

Gặp nhau ở Bố Chính không lâu nhưng Daksamavamca và Chiên Nàn Phú Thái đều đồng bệnh tương liên. Cho nên rất nhanh đã quấn lấy một chỗ làm quen với nhau.

“Daksamavamca, nơi này tồi tàn nghèo nàn như vậy, ta không quá tin tưởng thủ lĩnh nơi này có thể cung cấp được vũ khí cho chúng ta” Chiên Nàn Phú thái tầm 20-21 tuổi, nước da ngăm đen nhưng khá anh tuấn cùng dễ nhìn, hắn có gương mặt cân đối , đôi mắt sáng cùng vầng trán cao.

Khi này hai người đang ngồi bàn chuyện trên một chiến hạm của Medang.


Hơn 2k chương, tác 3 bộ đều phong thần, chất lượng vẫn siêu hay (có thể tham khảo cmt), thế giới quan siêu rộng, đa dạng, đầy đủ mọi yếu tố của 1 siêu phẩm, mời đọc
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.