Nghe giải thích thì Ngô Khảo Ký trầm ngâm.
Thì ra Đại Việt có tham vọng lớn, hay nói đúng hơn là Lý gia hoàng tộc có tham vọng rất lớn.
Lý gia đã nhận thấy Đại Tống khá kém về mặt hải quân. Ví dụ rõ ràng nhất đó chính là việc bọn họ luyện binh có ý đồ đánh Đại Việt mà toàn chơi là chiến hạm cũ từ thời Ngũ Đại Thập Quốc cho đến nay. Thiếu chiến hạm chúng còn trưng thu thuyền buôn để lập hạp đội.
Cho nên Lý triều hoàng tộc đang có tham vọng kiến thiết một đội hải quân có thể hùng bá đông hải.
Có hải quân mạnh thì triều đình có thể quản một dọc bờ duyên hải, các thế gia không đám ngo ngoe.
Thậm chí có hải quân mạnh thì Chiêm Thành cũng không dám láo.
Vậy hải quân Đại Việt lúc này yếu?
Về con người thì không yếu. Đại Việt nhiều sông ngòi. Cuộc sống gắn liền với sông ngòi và đường bờ biển dài cho nên về nhân lực là không yếu.
Vậy nhưng trang bị của hải quân Đại Việt lại yếu. Ở đây cần phân biệt rõ thuỷ quân và hải quân. Đánh trên sông với số lượng thuyền Mông Đồng đông đảo thì lúc này Đại Việt đang là bố. Nhưng đánh trên biển nhất là đi biển xa thì khó.
Đơn giản vì Đại Việt không đủ sắt để chế tạo lâu thuyền đinh sắt. Bọn họ lúc này đóng thuyền bằng mộng gỗ. Lâu thuyền như vậy hoàn toàn không đủ sức đi xa bờ và chiến đấu cũng dễ bị húc thủng , va chạm dễ bị giải thể.
Nhưng kỹ thuật luyện thép Khuấy Lộ Thiên của Ngô Khảo Ký đã khiến Lý Thị dư sức có đủ sắt thép để đóng tàu lớn hơn chắc hơn.
Công tượng không thiếu, kỹ thuật đóng thuyền của công tượng Đại Việt rất trâu bò trong khu vực, nay lại thêm các dụng cụ tốt từ thép tốt thì tốc độ đóng thuyền sẽ vọt tăng.
Vấn đề đầu tiên vẫn là tiền đâu. Cần tiền để mua gỗ tốt, tổ chức nhân công, lương thưởng v.v…
Cho nên Triều đình muốn bán Lâu Thuyền kiểu mộng gỗ ẽo ợt trước đây và tổ chức đóng mới thuyền chiến hùng mạnh hơn.
Thăng Long hoang toàn có thể làm điều này vì với hai triệu dậ trong tay bọn họ có đầy đủ công tượng thợ mộc để làm điều này.
Đáng kể là loại chiến hạm lâu thuyền hộp diêm này chẳng cần cái khỉ gì càu tàu để đóng… cứ đơn giản đóng bên bờ sông lúc nào hoàn công thì kê gỗ lăn đẩy xuống nước… đáy bằng muôn năm.
Cho nên Lý Thị tham vọng bán thuyền đểu đang có trong tay với giá cao cho thế gia. Sau đó mua gỗ đóng thuyền đinh sắt.
Tính ra bán một thuyền cũ thì đủ tiền mua gỗ , trả nhân công đóng hai thuyền đinh sắt.
Thảo nào Ngô Khảo Ký thấy lạ, ở đâu ra Triều đình hào phóng cho Ngô Khảo Ký tận 3 lâu thuyền. Hoá ra họ coi là hàng rác rồi nên cho ạ.
Nhưng Ngô Khảo Ký không thể không quan tâm loại này. Giờ hắn rất cần chiến hạm lại có thể tải trọng như Lâu Thuyền, vừa có thể làm ăn buôn bán vừa có thể chiến đấu.
“ Các vị thúc bá , ở đây tiểu bối Ngô Tôn xin bái lạy mọi người, mong mọi người là trưởng bối thì giúp sức cho Tôn một tay. Bố Chính- Tân Bình cần lắm chiến hạm. Triều đình ra bao nhiêu Tân Bình xin bấy nhiêu < hồi báo > triều đình không thiếu một xu một hào, kính mong các vị thúc bá giúp đỡ”
Ngô Khảo Ký mặc kệ việc lộ hay không lộ việc đúc tiền, lộ thì cũng vậy à. Thế gia đúc tiền ầm ầm chẳng qua là không có lãi nên thôi. Ký đúc tiền ăn ở chỗ công nghệ. Một khi không tìm ra Công nghệ của Ký thì các ông cũng chịu nhé.
Cả đám hoàng tộc quay qua nhìn lão Kiệt... bọn họ nghĩ trong đầu Ngô gia không khỏi chơi hơi quá tay chứ, kể cả Triều đình có nể tình mà giảm giá cũng cả chục vạn quán đấy... lấy đâu ra tiền mà trả.
Cụ Kiệt cũng nghệt mặt ra được mấy giây sau đó khụ khụ nói đám bạn cứ yên trí, Ngô gia cảm thấy Khảo Ký ở Bố Chính không đủ thuyền chiến sẽ không an toàn cho nên sẽ đầu tư một ít cho Ngô Khảo Ký.
Vậy là cả đám hứa chắc sẽ giúp Ngô Khảo Ký nuốt đám thuyền chiến thải ra, thậm chí Lý Hoằng Chân còn cam kết sẽ chọn tàu tốt cho Ký.
Tất nhiên đổi lại là cung cấp rượu miễn phí thời gian dài. Cái này được thôi, không vấn đề gì cả....
Ngô Khảo Ký xin phép cáo lui chạy về nhà xem vợ nhỏ say sưa nhảy múa nó sẽ ra làm sao.
Ngô Khảo Ký đi rồi mà không biết Lý gia và Ngô gia lúc này sắt thép đã tràn ngập. Bọn họ bao năm nung luyện đồ gang nhiều lắm, chỉ là từ gang luyện thép khó cho nên ngày càng mất cân đối giữa gang và thép. Lúc này có phương pháp của Ngô Khảo Ký đưa cho thì thực tế bọn họ không cần phải sản xuất từ quặng mà trực tiếp lấy gang tích trữ trong kho ra để luyện thép. Có thể nói đạt được cực nhiều sản phẩm khá chất lượng.
Đao kiếmm vũ khí, thậm chí lúc này khôi giáp đã được trang bị mới. Với công nghệ khuấy luyện thì những tảng thép lớn hơn thành hình, dư sức tạo thành các tấm giáp lớp, do đó từ chỗ chỉ có thể rèn những lá sắt thành áo giáp dạng lamellar thì lúc này Đại Việt đã rèn nhứng tấm giáp che ngực và cầu vai dạng plate. Áo giáp plate đơn giản này Ngô Khảo Ký đã vẽ trong quyển sách da dê, dễ rèn và hiệu quả tốt, nhất là tấm giáp bụng gực có thể gắn vào đai lưng giảm trọng lượng lên vai, nếu muốn tăng thêm lực phòng thủ thì mặc thêm một tấm giáp vai ngực nhỏ như một chiếc áo ba lỗ ngắn hở bụng. Như vậy thì người mặc giáp được bảo vệ kín phần thân thể nhưng lại không bị hạn chế vận động.
Tất nhiên cả Ngô gia và Lý gia đang phát triển loại giáp này cho bản thân. Còn Ngô Khảo Ký thì tiến nhanh hơn, hắn ở khu xưởng tạm của mình ở Phong Châu với 300 thợ rèn trong 2 tháng đã rèn được 400 bộ giáp như vậy.
Tất nhiên giáp của Ký đã hoàn thiện mẫu thiết kế chiến giáp của quân đội Bố Chính.
Mặc phía trên vai ngực đó chính là thiết kế áp giáp Lorica Segementata chứ danh của quân La Mã cổ đại. Vấn đề quan trọng đó là Ngô Khảo Ký giảm đi hai tấm giáp cầu vai chỉ để lại một tấm. Còn phần thân thì áo này chỉ che đến sương ức, tức là lộ cả phần bụng ra.
Vậy giáp này không có che bụng thì quá nguy hiểm rồi?
Tất nhiên không , bởi vì vẫn còn một tấm giáp rời gắn vào thân thể qua thắt lưng da tấm giáp vo tròn này sẽ cao quá ức.
Như vậy người mặc vẫn rất linh hoạt sử dụng eo, lưng thậm chí có thể ở một mức độ nhất định khom lưng.
Điều này những bộ giáp Lorica Segementata bó chặt bụng không thể thực hiện được.
Thêm vào đó vì phần eo tự do cho nên chiến sĩ cực kỳ linh hoạt, lực chém lực đâm dùng cả phần eo cho nên rất mạnh. Khác hẳn với bộ Lorica Segementata biến người thành một khúc gỗ.
Ưu điểm của sự cải tiến này đó chính là phần vai của binh sĩ chỉ chịu đựng 7kg sức nặng chiến giáp ngắn hở bụng. Còn trọng lượng của tấm giáp bụng lại dồn xuống phần hông, nơi có thể chịu tải tốt nhất của cơ thể mà không gây mỏi. Do đó dù tổng trọng lượng giáp 14 kg nhưng binh sĩ vẫn hết sức thoải mái di chuyển mà không quá mệt mỏi.
Một điểm đặc biệt nữa đó chính là tấm giáp bụng có thể tháo ra trên đường hành quân để cho vào xe kéo giảm trọng lượng, nếu là hành quân nơi an toàn. Thêm vào đó có thể bố trí các loại giáp kích cỡ khác nhau ở bụng để giảm trọng lượng tuỳ vào loại quân. Thậm chí quân cung thủ nỏ thủ có thể chọn mặc giáp vai hoặc giáp bụng mà không cần mặc cả hai…
Thiết kế này rất tiện lợi.
Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký trong vòng lặp thời gian đã làm bộ giáp cải tiến này vô số lần rồi nên chẳng lạ gì, chỉ có Ngô Huy Tuấn mơ thấy Lorica Segementata thì nghĩ là Ký bê nguyên cấu trúc này để sản xuất cho nên mới gây hiểu nhầm.
Hai tháng mới rèn được 400 bộ chiến giáp cải tiến cho thân binh bởi lẽ công nghệ rèn vẫn chỉ dừng lại ở thủ công gõ búa. Ngô Khảo Khí vẫn đang suy nghĩ về việc chế tao búa máy hay máy cán thép, từ đó chắc chắn tốc độ sản xuất sẽ cao hơn.
“ Vợ ơi, chồng về này… hú hú….”
Về đến bờ rào nhà mình là Ký hô loạn lên….
Trong nhà rộn rập bước chân, Lý Từ Huy bế theo thằng Thuấn có 2 tuổi chạy vội ra…
Quả là giống vợ ngoan chăm con chờ chồng về…
Loăng quăng một lát sau thì đám thân binh cũng khệ nệ bê được rương tiền nặng gần chết vào nhà.
Lúc này cả đám thân binh xin phép được về thăm nhà cho nên Ngô Khảo Ký cũng đồng ý. Đây là Ngô phủ, là làng An Xá , bên trong tuyệt đối không có nguy hiểm cho hai vợ chồng Ngô Khảo Ký. Thằng Thuấn bị vú em bế đi rồi, lẽ dĩ nhiên gái trinh như Lý Từ Huy thì thì thằng bố mút còn khônh ra sữa chứ đừng nói thằng con.
“ Để em giúp phu quân cởi đồ... ý.. không mặc Quang Minh Khải Giáp...” Lý Từ Huy lần mò sau lưng mới phát hiện Ngô Khảo Ký nào có mặc chiến giáp như cũ đâu mà cởi....
“ Khà khà, cái này để tra tự cởi được” Ngô Khảo Ký cúi người cởi đai da rất đễ dàng. Giáp bụng đượng bung ra nhanh chóng.
Vì ở trong vùng an toàn cho nên Ngô Khảo Ký cũng chỉ mặc một cái giáp bụng thôi cho thoải mái, không cần diện cả bộ, chỉ có bọn thân binh mới mặc kết hợp hai loại giáp kín toàn thân. Bọn hắn coi đó là vinh dự cho nên có nói tháo ra cũng không tháo.
Thân binh của Ngô Khảo Ký giờ đã sắt thép kín thân rồi, làm quái gì mặc áp vải như mấy tháng trước đâu.
Lý Từ Huy giúp chồng cất đồ, cuối cùng mới để ý thấy mấy cái rương giữa nhà.
“ Phu quân, cái gì đây? Sao vất lung tung giữa nhà..”
“ Tiền đấy..” Ngô Khảo Ký nhảy vào nhà tìm chỗ tắm mà nói vọng ra...
“ Tiền?”...
Lý Từ Huy không tin, nhà mình làm sao có nhiều tiền vậy cho nên tò mò mở ra…
Chu choa, các xâu tiêng loá mắt người nằm ngổn ngang…
Mỗi rương là cả 100kg (50 quan mỗi quan 600 đồng nặng tầm 2kg) ở đây có 10 rương đấy… tổng là năm trăm quan tiền…
Là đại bá cho, chắc là vậy. Huy chưa từng nghe thấy chồng mình làm cái gì ra tiền cả.
Làm tham quan có thể mạnh lên, hắn tham ô nhận hối lộ, trung gian kiếm lời