Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1082: Con đường trắc trở, vạn khó khăn




Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.

Dù có biện bạch gì đi nữa thì hành vi lừa đảo giả vờ kết minh sau đó ngay trong ngày cưới úp sọt cả nhà đằng gái vẫn là vết nhơ của Ngô Khảo Ký. Cho nên trong tiểu thuyết của mình thì Ngô Huy Tuấn tuyệt nhiên không nhắc tới mà biết lung ta lung tung về một trận chiến rồi thuyết phục người Mon theo phong cách bán bảo hiểm. Làm quái gì dễ quy phục người miền ngược như vậy, nếu dễ vậy thì không cần phải chờ đến thế kỷ 20 để toàn toàn quản ký được khu Tây Bắc.

Hành động này của Ngô Khảo Ký đã đánh vỡ tiền lệ về ngoại giao liên minh. Và cũng vì hành động này mà sau đó các thế lực liên minh thông hôn cùng nam nhân Nhà họ Ngô đều rất dè chừng. Nói chung là ảnh hưởng rất nặng nề về sau. Nhưng trước tiên hiệu quả vẫn là tốt nhất.

Triều đình Đại Việt - Lý thị không nghĩ ra cách quản lý Tây Bắc cho nên phải dựa vào thế gia bản địa quản nơi đó , lại dựa thông hôn chính trị, kinh tế , quân sự đe doạ để duy trì một thứ gọi là lòng “ trung thành” mong manh.

Nhưng Ngô Khảo Ký không phải là Lý thị. Đại Việt hay cả Đại Tống không nghĩ ra cách đối phó các Kê – Trại nhưng điều đó không có nghĩa là Ngô Khảo Ký bó tay.

Đơn giản và trực tiếp nhất, hắn biến cuộc đàn áp này thành một cuộc giải phóng nông nô, nô lệ, tróc nọi.

Ngô Khảo Ký chỉ bắt Lang Đạo cùng binh sĩ của các Kê – Trại. Còn Nóc Mái ( dân có ruộng) và Tróc Nọi ( Nô lệ ) thì Ký không đụng vào mà tụ tập lại tuyên truyền.

Chia ruộng, chia nông cụ, trâu bò thì dùng chung do Đô Hộ Huyện quản lý. Mỗi người đều có ruộng có vườn được hỗ trợ trồng trọt, mỗi năm chỉ thu thuế gạo 2/10. Bán muối giá rẻ…luật pháp công bằng v.v….

Tiếp theo đó là tuyên truyền Lang Đạo là tà ác là bóc lột là quỷ hút máu.

Hiệu quả không tốt lắm vì Tróc Nọi, Dân nơi này dâm trí thấp và là nô lệ bền vững , sinh ra là để phục tùng và sợ hãi Lang – Đạo. Họ không tin người miền xuôi tốt như vậy.

Không có cách nào khác. Ngô Khảo Ký phải sai tất cả quan văn có khả năng lên Trại Cao Quảng làm việc, đo đạt ruộng lập khế ước , cầm đao dí vào đầu đám Tróc Nọi bắt nhận ruộng và yên tâm cày cấy… kho gạo của Lang Đạo cũng được mở ra để chia cho dân.

Sự thật thắng hùng biện.

Quân miền xuôi không hề ức hiếp Tróc Nọi, còn cho ăn , cho mặc cho ruộng đất…

Tróc Nọi 5 trại bắt đầu ổn định lại làm nông.

Nhưng lúc này đám binh Mường Mon trốn đi lúc trước lại kết hợp cùng ba Trại Mường Mon gần đó tiến hành tập kích quấy rối cùng gây hoang mang cho Tróc Nọi.

Tình hình có vẻ bất ổn.

Ngô Khảo Ký lại phải lên tận nơi hướng dẫn đám thủ hạ giải quyết.

Diễn thuyết bằng tiếng Mường Mon có phiên dịch. Đạo lý lớn nói đám này sẽ khó hiểu, vậy thì nói đơn giản.

Nếu để Lang – Đạo- Binh quay lại thì Tróc Nọi sẽ mất ruộng, mất lương thực , phải làm trâu làm ngựa tiếp. Ai muốn quay lại cuộc sống đo thì Ngô Khảo Ký không cản, cứ việc sợ hãi mà bỏ đi qua phía ba Trại kia.

Còn nếu muốn bảo vệ ruộng đất của các ngươi, bảo vệ lương thực thì cầm vũ khí lên. Cách chiến đấu thì quân Đô Hộ Huyện sẽ dạy.

Số Tróc nọi nhát gan bỏ đi không ít. Nhưng số còn lại chính là đám gan lỳ dám đánh nhau. Ngô Khảo Ký tổ chức Tróc Nọi binh thanh 4 cánh quân mỗi cánh 200 người do 20 Ngô Gia binh kinh nghiệm huấn luyện.

Vũ khí chủ yếu là nỏ Genove và trường thương, cộng thêm một miếng giáp ngực đơn sơ.

Quân của Ngô Khảo Ký có một ngàn, lại thêm 800 phỉ binh đổi thành Bố Chính Sương Binh. Nhưng nói thật bọn này là phỉ, cần theo dõi cùng cải tạo.

Phải luôn có 300 binh canh chừng cùng huấn luyện bọn này . Tính ra Ký chỉ còn 700 binh để dùng.

Hai trăm binh ở Chính Hoà bảo vệ Lý Từ Huy. 200 binh ở Bố chính. Đám phỉ binh thì ở Tòng Chất huấn luyện.

Tính ra cả vùng Tuyên Hoá rộng lớn có 400 binh phòng thủ là không đủ. 400 binh đó chỉ có thể đón ở Đô Hộ Huyện ở Cao Quảng. Do đó bốn Trại nhỏ liên tục gặp đột kích phá quấy. Như vậy cần tổ chức dân binh Mường ở các nơi này.

Nói về Cao Quảng thì có cả mỏ đồng và mỏ sắt nơi này. Người Mường có khai thác nhưng trình độ luyện kim thấp, trước kia chủ yếu là giao thuế cho Chiêm Thành, mặt khác thì đổi lấy muối, lương thực vật tư.

Thậm chí Cao Quảng còn có một con suối có vàng sa khoáng nhưng sản lương thấp, coi như ko đáng kể.

Nhưng đụng vào rồi mỏ quặng thì Ngô Khảo Ký mới phát hiện đời không như là mơ. Lý do giải thích vì sao nơi này có nhiều mỏ quặng mà cả Chiêm và Đại Việt đều khá thờ ơ và nơi này khai thắc quặng quy mô cũng nhỏ. Người dân nơi này tuy có quặng cũng chẳng có lò luyện kim nào ra hồn.

Đơn giản vì quặng đồng, sắt ở đây đều là quặng xấu. Đây chính là những thợ thủ công luyện kim tốt “mua được” ở Nghê An tuyên bố sau nhiều lần xem xét.

Thời này tài nguyên thiên nhiên hãy còn nhiều, công nghệ thì thấp, cho nên người cổ chỉ có thể trực tiếp dùng quặng có phẩm chất cao mà luyện kim. Làm giàu quặng hoàn toàn không có trong tư duy của bọn họ. Cho nên những mỏ xấu thường thì bị bỏ không vì người xưa bó tay.

Đã nói rồi, không phải thép nào cũng là thép, không phải quặng nào cũng là quặng, cứ đào lên nhét vào lò thì đó là luyện kim ra sản phẩm. Dễ thế thì chủ có bật hack mà Ngô Khảo Ký thì không có công nghệ này. Cho nên hắn phải tìm cách xử lý vấn đề này. Tức là loại quặng ở Tuyên Hóa thực tế dù có khai thác mà bán ra ngoài cũng rất ít người mua hoặc mua với giá rất rẻ đơn giảm vì theo công nghệ thời này, các loại quặng xấu, nghèo như ở Tuyên Hóa là vô dụng.

Qua tìm hiểu thì Ngô Khảo Ký biết, thời này chế quặng , luyện kim chỉ thông qua mấy bước. Đầu tiên là đào quặng ( giàu), thiêu phơi ( đốt qua lộ thiên), giã nhỏ, nung trong lò cao, ra sản phẩm sơ cấp, tinh luyện sản phẩm sơ cấp thành sản phẩm tốt hơn. Nó được dùng chung cho cả luyện đồng hay luyện sắt, thép, gang, chì.

Rất thủ công và rất sơ đẳng, quy trình này tất cả dựa vào chất lượng đầu vào của quặng, quặng tốt thì ra sản phẩm tốt, quặng xấu thì ra sản phẩm xấu. Cũng may thời này tài nguyên chưa mấy cạn kiệt cho nên quặng tốt vẫn còn khá nhiều. Nhưng như đã nói, quặng tốt số lượng vẫn là hạn chế, cho nên các sản phẩm kim loại thời này vẫn rất hiếm hoi.

Nói về lò thì ở cả Đông Á dều dùng công nghệ tương tự lò cao, với luyện sắt thì cho ra sản phẩm là gang, còn với luyện đồng thì cho ra sản phẩm hợp kim đồng tốt xấu ra sao tùy vào chất lượng quặng.

Cả gang và đồng muốn tinh chế ra sản phẩm thép và sản phẩm đồng chất lượng tốt đều thông qua quá trình xào và rót. Trong đó đồng thì chủ yếu là quy trình rót đồng , còn gang muốn thành thép phải thêm quy trình xào gang.

Người xưa gọi chúng là “bách luyện” bởi vì quá trình này lập đi lặp lại cả trăm lần rất phí công sức. Bách Luyện thật ra là quá trình khiến hợp kim nóng chảy chuyển động qua lại trong không khí tiếp xúc với oxy, dựa vào các nguyên tố khác nhau trong hợp kim có ái tính oxy khác nhau mà bị tách ra bởi quá trình oxy hóa tạo xỉ.

Ngô Khảo Ký hiểu ngay ra vấn đề này, còn người xưa thì làm theo kinh nghiệm, họ thấy rằng nung chảy sản phẩm luyện kim cao cấp và rót qua rót lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn thì cứ làm vậy thôi. Từ rót đồng kinh nghiệm chuyển qua rót gang, sau đó gang rót đến một lúc nào đó quá khó vì không thể nung chảy thì họ lại chuyển qua xào gang để có được thép tốt hơn, loại bỏ bớt Carbon trong thép.

Cho nên với đám quặng khai thác ở Tuyên Hóa thì có mà thiên luyện cũng không cho ra sản phẩm tốt chứ đừng nói là bách luyện, vì việc tách các nguyên tố tạp chất sau khi nung chảy hợp kim rồi thì khó hơn cưa đổ hoa khôi trong trường.

Tức là kế hoạch của Ngô Khảo Ký tiền thân sẽ đi vào thất bại, cho dùng thằng này không say xỉn mà bị Lý Từ Huy kẹp chết thì cũng bó tay toàn tập sau khi cướp bóc được các quặng mỏ ở Tuyên Hóa.

Cho nên mới nói tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn là hoàn toàn bị ngáo đá không biết thời xưa muốn có được một chút đồng, một chút thép thì nhân loại đã khổ bao nhiêu. Cũng phải thôi, Ngô Huy Tuấn sinh ra ở môi trường mà xung quanh hắn sắt thép nhan nhản, đồng chì chỉ là hợp kim bình thường cho nên hắn mới có tư duy này mà viết vào truyện. Rồi mới bịa đặt Ngô Khảo Ký phát triển thế lực có vài ngày đã có thế nung ra thép tốt này nọ. Thời của Ngô Huy Tuấn dã có Vadermor – Tamidsordium siêu hợp kim, cho nên hắn nghĩ móc mỏ luyện kim theo hướng tư duy đơn giản như vậy cũng là bình thường.

Thật ra không chỉ Ngô Huy Tuấn mà nhiều nhiều nhiều người khác đều nghĩ như hắn, tìm được mỏ, móc mỏ, đem nung nung sẽ ra sắt thép co thể chế đao chế kiêm hùng bá thiên hạ đánh khắp thế giới. :D. Nếu dễ ăn như vậy thì với 80 triệu người và mỏ nhiều vô số thì Đại Tống nó tạo thành một đội quân sắt thép làm gỏi cả thiên hạ rồi.

Cũng may Ngô Khảo Ký lúc này không phải là người xưa, thêm vào đó bộ não của hắn hoạt động khá bất thường cho nên Khảo Ký không quá lâu đã nghĩ ra nhiều cách để giải quyết tình hình rắc rối của quẳng mỏ xấu ở Tuyên Hóa.

Nói chung con đường của Ngô Khảo Ký đi khác xa với những gì lãng mạn mà tiểu thuyến Ngô Huy Tuấn viết. Rất khó khăn và trắc trở, chính vì vậy Ngô Khảo Ký trong thực tế phải âm hiểm và đen tối hơn nhiều mới có thể tồn tại nổi. Thế nhưng có lẽ là Ngô Khảo Ký thực tâm muốn quyên đi những sự kiện đó, cũng có lẽ Ngô Huy Tuấn lãng mạn hóa hành trình của Ngô Khảo Ký cho nên mới có một cuốn tiểu thuyết đậm mùi sử thi lãng mạn nhưng thiếu đi tính thực tế như “Lý Triều Phò Mã”.


Truyện đã end , hay hấp dẫn xứng đáng để đọc tết !!!
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.