Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1019: Quy hoạch Nizaris




Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.

Thực tế thì việc khai thác dầu mỏ ở Al-Ahsa chỉ phục vụ cho người dân và các hành động của quân sự tại chính Thành Bang Nizaris.

Bởi lẽ ở Đại Việt lúc này không hề thiếu các nguyên liệu từ dầu mỏ.

Ví như ở Medang tìm thấy cả chục giếng dầu tự nhiên( trong đó có hai giếng ở vùng Dumai thuộc Đại Việt). Vùng phía bắc đảo Sumatra đặc biệt nhiều giếng dầu ví như giếng Pangkalan Brandan khá nổi tiếng. Người Medang quả thật rât may mắn, tài nguyên nào bọn họ cũng rất bá đạo.

Ở Đại Việt trên lục địa thì chỉ có được 2 nơi có giếng dầu là Quảng Đông và Dumai nhưng các mỏ dầu Đại Việt sở hữu bên ngoài quốc gia khá nhiều. Ví như ở Đại Tống có các giếng dầu ở lục địa như Jidong, Tahe, Daqing với hàng chục giếng dầu thì đều là các công ty Đại Việt khai thác sau đói đôi bên chia lợi ích. Những mỏ này đã ký hợp đồng khai thác chia lợi nhuận 5/5 cả mấy trăm năm rồi.

Có bản đồ của Al Thiệu Hưng ( nay là Nari) trước đây trao cho thì việc tìm giếng dầu đâu quá khó.

Thời điểm này Đại Việt chỉ đủ công nghệ khai tác các vỉa dầu nông với độ sâu 150m đổ lại. Nhưng công nghệ ngày càng tiến bộ thì độ sâu khai thác sẽ ngày một tăng cao.

Đặc biệt Bắc Nguyên lại càng khủng bố lượng dầu lục địa dễ khai thác ở Liêu Đông cùng Hắc Long Giang, vẫn là công ty Dầu Khí Đại Việt đầu tư cùng chia lợi nhuận.

Cho nên có thể nói hiện tại Đại Việt nói riêng hai các quốc gia Đông Á nói chung không thiếu dầu phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Đáng kể nhất chính là Đại Việt các kỹ sư đã hoàn thành hệ thống lọc dầu theo bản sắc cây nhà lá vườn của họ.

Đại Việt làm gì có thể phát triển hóa lọc dầu như hiện đại nhưng họ ( những kỹ sư Đại Việt ) cũng có những phương án lọc dầu và khí thiên nhiên theo cách rất riêng. Tuy có vẻ rất thổ nhưng lại hoạt động khá tốt, các bằng phát minh sáng chế liên tục được công bố. Đáng nói là những phát minh này đều nằm trong dự án quốc gia cho nên Đại Việt chính phủ tha hồ bóc lột chất xám của kỹ sư. (~ ̄▽ ̄ )~. Nói như vậy thôi, mỗi một công nghệ mới tuy được phát triển đều dựa vào tiền vốn và sự đầu tư của chính phủ. Thế nhưng vẫn có % lợi nhuận trích lại cho các kỹ sư với thời hạn tùy thuộc từ 50 năm cho đến cả trăm năm.

Cho nên nghề nghiên cứu khoa học ở Đại Việt cũng là nghề kiếm ra rất nhiều tiền, chỉ cần một sáng chế có thể ứng dụng thì đảm bảo có một gia tộc kỹ sư phất. Chỉ cần hưởng 1-2% lợi ích từ một sản phẩm, với số lượng khổng lồ sản phẩm như vậy thì những con số 1-2% trích lại cho nhà phát minh đủ để họ sống như vương giả. Đây chính là chế độ chung của Đại Việt khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu cho tiên bộ chung.

Ví dụ như “lọc dầu, lọc khí đốt thiên nhiên” chính là một sản phẩm của các kỹ sư Đại Việt mà không liên quan đến Ngô Khảo Ký hay Lý Từ Huy gợi ý. Vì hai thằng này về dầu khí đúng là một mù hai mờ.

Trước kia cùng với khai thác các giếng dầu thì khí thiên nhiên thoát ra thường bị đốt cả vì có những tạp chất trong đó không sử dụng nổi. Nhưng ngày nay các nhà máy lọc khí được xây dựng bên cạnh các giếng dầu.

Đơn giản chính là cho khí tự nhiên chạy qua chất lỏng có chứa các chất “bẫy” như Natri Carbonat, Magie Hydroxid, NaOH, những thứ này có sẵn ở Đại Việt có thể loại bỏ CO2 và H2S bên trong các khí tự nhiên.

Thậm chí đám kỹ sư còn có một bước lọc rẻ tiền khi cho khí tự nhiên đi qua than hoạt tính để “bắt giữ” lưu huỳnh.

Kể từ đó khí gas thu được sẽ tinh khiết hơn và có thể sử dụng mà không sợ khi đốt thì độc lưu huỳnh sẽ gây hại cho người sử dụng.

Những phát minh tuy đơn giản nhưng thực dụng này được chính các kỹ sư Đại Việt với trí tuệ của họ nghĩ ra cùng hoàn thiện công nghệ.

Về lọc dầu- xăng cũng tương tự, khi cho dầu nóng, xăng bay hơi đi qua từ đáy bể chất lỏng có chứa Mg(OH)2 và Na OH để “bẫy” Lưu Huỳnh tạo thành Mg(SO)3 đóng cặn, từ đó xăng – dầu của Đại Việt tuy còn nhiều tạp chất nhưng chí ít dã hạ rất thấp nồng độ Lưu Huỳnh chứa trong đó. Sẽ không còn chuyện đốt xăng, dầu mà khói đen nghi ngút bốc lên khiến cho người sử dụng ho đến chết sặc.

Nhờ vào đặc tính xăng- dầu nhẹ và nổi tách khỏi nước cho nên sau khi lọc vẫn có thể tách tốt. Thậm chí xăng dầu cũng có thể lọc qua lớp lọc than để “bẫy” lưu huỳnh thêm một lần. Như vậy xăn dầu – khí đốt ở Đại Việt hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Đơn giản tiến hành, rất “thổ” nhưng hiệu quả không hề kém đó là những gì Ngô Khảo Ký đánh giá cùng tự hào về các kỹ sư Đại Việt lúc này.

Chính vì xăng – dầu, khí đốt đều đã được sử dụng khá hiệu quả ở Đại Việt.

Còn về khu vực Naziras thì xăng dầu – khí đốt còn quan trọng hơn nhiều. Đơn giản vì nơi này thiếu thốn cả cây gỗ cùng than đá. Than đá nhập khẩu chỉ có thể từ Ấn Độ, vậy nhưng khu vực này chưa có một ngành khai thác than đá thành công nghiệp, việc khai thác nhỏ lẻ đó khó có thể đáp ứng cho Thành Bang Naziris trong thời gian sắp tới đây.

“ Thưa thày, vậy tính sao với hòn đảo này... nơi đây vào thời gian trước tràn ngập hải tặc, trò đã để quân đội triệt để bình định nơi này , trên đảo cũng có rất nhiều giếng dầu”

“ Còn những nơi này, và đây, đều là những vùng bị cách biệt cùng đế chế Suljuk hay cách biệt bất kể phe thế lực nào khác, chỉ có thể tiếp cận từ đường biển”

Hassan chỉ trên bản đồ mà giải thích về địa hình khu vực này.

Ngô Khảo Ký nói rằng không đụng đến Kuwait thì Hassan hoàn toàn nhất trí, vậy nhưng bờ viển bên kia vịnh Persian toàn là những khu vực bị cô lập, người Suljuk không thể tiếp cận bằng đường bộ, vậy nếu bỏ qua thì Hassan cảm thấy tiếc nuối.

“ Không thể tiếp cận bằng đường bộ?”

Ngô Khảo Ký kinh ngạc, hắn không quá hiểu biết về địa hình khu vực Tây Á, Trung Đông cho nên có nhiều nhận định chưa chắc Ký đã đúng. Hassan nghe lời Ngô Khảo Ký thật , nhưng như đã nói, sự nghe lời đó là sau khi hai bên phải kết thúc tranh luận nảy lửa mới hình thành. Hassan cũng là một học giả lỗi lạc, nhà quân sự tài ba với chỉ số Iq rất cao, cho nên dĩ nhiên anh ta có chính kiến của mình.

“ Vậy trò xin giải thích…”

Theo lời của Hassan giải thích thì Ngô Khảo Ký đã hiểu… khu vực bở biển đối diện bên kia vịnh Persian lúc này gần như không có ai ở. Thành bang lớn nhất đối diện Dubai là Bandar-Abbas cũng thuộc dạng thoi thóp nửa sống nửa chết.

Lý do là vì sao?

Không gì khác lý do chính là vì địa lý gây nên.

Dãy núi Zagros (tiếng Ba Tư: رشته كوههاى زاگرس‎),là dãy núi lớn nhất nằm trên biên giới Iran và Iraq ngày nay . Nó có tổng chiều dài khoảng 1.500 km từ miền tây Iran, trên biên giới với Iraq tới phần phía nam của vịnh Ba Tư. Dãy núi này kết thúc tại eo biển Hormuz.

Các đỉnh cao nhất trong dãy núi Zagros là đỉnh Zard Kuh (4.548 m) và đỉnh Dena (4.359 m).

Nói cách khác dãy Zagros chạy từ biển Cát- xpi ( Caspian Sea) từ bắc xuống nam chia cắt lãnh thổ Suljuk lúc này. Phía Tây của dãy Zagros chính là thành phố Bagdad- các vùng cao nguyên Armenia- Nicaea- Anatolia và Palestine… nay có thêm Constantinople. Phía Đông của dãy Zagros hùng vĩ chính là mảnh đất phát tích của người Suljuk ( iran ngày nay) với thủ đô Infashan .

Vậy nhưng cái dãy Zagros khổng lồ này không dừng ở đó… khi đến vịnh Persian thì nó bò theo đường bờ biển chạy từ tây qua đông, ngăn chặn hoàn toàn tuyến đường từ Infashan tiếp cận biển Persian và vịnh Oman.

Đây chính là ý do mả Oman yếu nhớt vẫn nhởn nhơ tồn tại một cách độc lập với Suljuk chỉ thuần phục trên danh nghĩa các Calipha ở Bagdad.

Bởi lẽ chỉ có một tuyến đường duy nhất mà Suljuk có thể khả thi tiếp cận Oman chính là từ Bagdad đi tới Kuwait rồi theo biển Persian đi rới vịnh Oman.

Cho nên không có hiểu khi các Calipha đã bị mất đi hầu như hết quyền lực ở Suljuk nhưng lại vẫn có thể ảnh hưởng lên Oman, trong khi chính quyên Infashan thủ đô xủa Suljuk lại không thể làm điều này.

Đơn giản vì nếu muốn từ Infashan theo đường bộ đi tới Bandar-Abbas ( thành bang duy nhất của Suljuk bên bờ biển Vịnh Persian) thì cần đi 600km đường chim bay, trong đó có tới 350km là phải vượt ngang qua cả chục dãy núi cao đến đau mắt… nói thắng thắn là đi không nổi.

Đến thời hiện đại thế kỷ 20 cũng chẳng có tuyết đường bộ nào của Iran thông đến nổi Bandar-Abbas. Chỉ đến thế kỷ 21 thì nơi này mới được nối thông với thủ đô, bởi công nghệ đã phát triển.

Ý tứ của Hassan rất sáng rõ. Dù Đại Việt có hốt cái thành bang Bandar-Abbas ven biển và mấy cái làng chài no nỏ ở phía nam dãy Zagros thì Suljuk cũng chịu chết không thể làm gì.

Cùng lắm thì Suljuk chỉ có thể đưa hải quân từ vùng Kuwait mò theo vịnh Persian tiến ra Bandar-Abbas.

Mà hải quân thì Đại Việt hay thành bang Nizaris sợ lắm cơ. Cho nên Hassan thấy ý tưởng của thày bỏ hết vùng giếng dầu tràn ngập bờ biển Bandar-Abbas là khá bất hợp lý cho nên phản bác lại.

“ Địa hình nơi này khủng khiếp như vậy?” Ngô Khảo Ký kinh ngạc....

“ Thưa thày, Suljuk không thể tiếp cận số lượng quân đôi tới bờ biển phía nam được, trước tiên họ phải vượt qua sa mạc, sau đó phải đi qua 200-300 km vắt ngang dãy Zagros trùng điệp, chỉ trừ khi người Suljuq biết bay... cho nên ý trò cho rằng những nơi này giàu tài nguyên dầu mỏ, không nên bỏ qua... chỉ cần có một hạm đội mạnh phong tỏa vùng biển là đủ. Còn vùng Kuwait thì ý của thày là tuyệt vời, để đó cho bọn chúng tranh nhau đến chết”

Ngô Khảo Ký đi lại mấy vòng ngẫm nghĩ thiệt hơn.

Đúng thật là có hơi tham lam , nhưng lại nằm trong tầm kiểm soát và thực lực.

Cả Benjamin hay Richard muốn tiếp cận vùng đất bờ bắc biển Persian chỉ có thể dùng hải quân. Tức là bọn họ phải xây dựng một hạm đội tại Kuwait , đóng tàu tại chỗ mới có thể sử dụng.

Còn nếu muốn đi đường vòng qua cực nam Châu Phi, mũi Hảo Vọng thì chẳng khác nào đi ½ vòng trái đất mà viễn chinh.

Nếu như vậy thì vấn đề ăn tham một chút không thành trở ngại. Địa hình này hoàn toàn ủng hộ cho Đại Việt chiếm đóng Bandar-Abbas và các giếng dầu bờ Bắc biển Persian. Trên đường bộ đã có dãy Zagros, không phải sợ quân đội số lượng khổng lồ của Suljuk tràn vào. Còn nếu chỉ đánh nhau trên biển. Đại Việt chưa sợ quá kẻ nào.

“ Quyết định như vậy, lên kế hoạch xâm nhập bờ bắc biển Pec xích ( Persian), thày sẽ điều đến những chiến hạm mới nhất cho trò để thành lập Hạm Đội Hải quân Nizaris. Ít nhất sẽ có một Đô Đốc Hạm Khu Trục tương đương với Soái Hạm Lý Thường Kiệt mà thày đang dùng...”

Ngô Khảo Ký quyết định rất nhanh, nhưng không vội vã bất cẩn. Tiềm lực hải quân của Đại Việt vẫn là vượt trội. Ở Đại Việt một lượng lớn chiến hạm Composite khung thép đang được chế tạo.

4 lò phản ứng mini cùng số lượng dây chất liệu cao Zolzic đã bổ sung mạnh mẽ vào công nghệ luyện thép chất lượng cao, vấn đề thép khung tàu không còn là khó khăn đáng kể….


truyện hay cuối năm , mời duyệt :lenlut
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.