Lời Nguyền Chung Tình

Chương 75: Nhận mệnh đế quân



Đại quân ở bên ngoài đang xuất phát, ở trong cung Trần Nhân Quý đã đến bẩm chuyện cùng hoàng hậu. Hoàng hậu đối với tin tức Lý Thần còn sống quả thật cũng rất vui mừng xúc động. Thế nhưng nàng sực nhớ đến ảo giác kì quái nơi mật đạo lúc mình đã gặp được Liễu Vân Thanh, hốt nhiên nàng vẫn có cảm giác bấn loạn mơ hồ vì không biết nên nhận định suy nghĩ của mình như thế nào? Rốt cuộc Liễu Vân Thanh và Lý Thần là hai người hay một? Thực sự là truyền kiếp tái sinh của nhau ư?

Chuyện ngày hôm đó, Trần Nhân Quý sau khi nghe Thành Vũ nói đã gặp qua Lý Thần ở Thiên Sơn mật đạo. Trần Nhân Quý từ thuở thiếu niên ở Trần gia đã đi theo hầu Trần Ý Đình, gọi Liễu Vân Thanh là sư phụ vì lúc sinh thời ấy hắn được Dị Y đích thân truyền dạy một số y lí cơ bản. Sau đó Liễu Vân Thanh lại lưu lạc, Trần Nhân Quý vì ngưỡng mộ uy đức của danh y cho nên hắn quyết tâm tầm sư học nghệ. Ông trời cũng không bạc đãi hắn khi hắn vô tình gặp được Mộc Liên Hoa. Mộc Liên Hoa thấy hắn là một người ham học lại đã từng thọ nghệ từ Liễu Vân Thanh, nàng cũng rộng rãi tặng cho hắn mấy quyển y thư hiếm có. Trong đó có một trang gọi là "Nhân thâu tướng thuật" có nói một số điểm để nhận biết tướng mạo lượng thọ và nhân tâm của một người. Trần Nhân Quý cực kì thông minh, chỉ dựa vào một phần nhỏ thôi mà hắn học được cũng không ít. Tuy rằng hắn không có bản lĩnh biết thần thuật đoán huyền cơ gì, nhưng nói về độc tâm thuật và nhìn tướng đoán mệnh hắn nhìn cũng không tệ. Lần trước, hắn đã thấy Kiều Vũ Phi trong một bộ toàn thân bị tạt máu chó cùng Đinh Ngọc Phụng trên mặt thương tích nặng nề. Ở ánh mắt đầu tiên, hắn cũng kinh hoàng khi suýt nữa thì ngộ nhận Kiều Vũ Phi và Liễu Vân Thanh là một. Nhưng Liễu Vân Thanh ánh mắt rũ xuống, chóp mũi luôn có màu đen, trên trán cũng ẩn ẩn mờ mờ vệt đen báo vận rủi. Đấy chính là điềm báo của một người thọ mệnh không dài. Còn Kiều Vũ Phi thì khác hẳn. Nàng vầng trán rực sáng, nhìn kĩ như có hào quang. Ánh mắt trân quang, khuôn cằm cũng đầy đặn. Với một người bình thường sẽ không nhìn thấu được những điều như thế nhưng Trần Nhân Quý đã dày công nghiên cứu nhân tướng, hiển nhiên sớm đã nhận biết rồi. Sau đó hắn gửi thư báo tin cho Mộc Liên Hoa sư thúc, chẳng ngờ bồ câu đi nửa đường lại bị tiểu sư thức Lam Hân Di đoạt thư. Rồi đến khi hắn gặp được Kiều Vũ Phi tiến cung trong thân phận Lý Thần càng làm hắn tin tưởng vào khả năng nhìn người của hắn.

Bây giờ tình huống cam go, muốn cứu hoàng hậu mà không cách nào đưa người ra cung được. Hắn không thể nghĩ nhiều, Lý Thần cũng được, Kiều Vũ Phi cũng được chỉ cần cứu được hoàng hậu, hắn không ngại tìm đến cầu cứu một lần.

Hắn phải mất mấy ngày mới tìm thấy Kiều Vũ Phi đang nằm co rúc người trong một ngôi miếu hoang cách Thiên Sơn mấy dặm. Hắn tìm lời thuyết phục nhưng vô ích, Kiều Vũ Phi lãnh đạm vô tâm, tuyệt tình tuyệt nghĩa nói sẽ không cứu, quan tâm đến bất cứ điều gì liên quan đến thiên hạ này nữa. Tự nhiên Trần Nhân Quý nhớ đến ánh mắt quan tâm và lo lắng của Kiều Vũ Phi dành cho Đinh Ngọc Phụng ngày ấy. Nếu như thế, lẽ nào Kiều Vũ Phi sa đọa như thế là vì Đinh Ngọc Phụng hay sao? Hắn nghĩ nghĩ một hồi, rồi đánh liều nói:

- Hôm nay, dù ngài không nhận mình là Lý Thần Lý thống lĩnh thôi thì ta cũng không có cách ép ngài. Nhưng nói ra giữa ta với ngài cũng tính là người quen cũ. Ta nhìn thấy ngài tâm sầu khổ não thật không đành lòng. Nhân tiện ta để lại cho ngài mấy câu, chỉ là một quẻ bói thông thường ta vô tình học được. Ngài tin cũng tốt không tin cũng không sao, bạn hữu lâu ngày gặp lại, ta chỉ mong ngài bình an khoái lạc.

Sau đó Trần Nhân Quý bỏ lại mảnh giấy rồi lủi thủi bước đi. Kiều Vũ Phi thấy người đã đi mới quay ra cầm lên xem thử. Trong giấy chỉ là mấy câu thơ

"Người ở chân trời ta ở đây

Mong chờ cho đến tiết xum vầy

Một người chờ mãi, một người nhớ

Xuân thì qua độ lỡ thiên duyên."

Vừa đọc xong bài thơ, trái tim Kiều Vũ Phi lập tức chấn động, nàng vụt nhanh như gió rượt đuổi theo Trần Nhân Quý bảo lão giải thơ. Trần Nhân Quý đắc chí vì biết Kiều Vũ Phi đã trúng kế. Hắn liền bắt đầu vẽ rắn thêm chân vẽ lân thêm mũi lời lẽ dẫn dắt hướng cho Kiều Vũ Phi trở lại kinh sư giúp hắn cứu ra hoàng hậu. Nhưng Kiều Vũ Phi lại nghĩ khác. Nếu như thiên mệnh thì không thể chống cãi, vậy thì thuận theo thiên mệnh để cãi sửa vận mệnh thì cũng xem như không nghịch ý trời? Lý Thần là một nhân vật có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự thái bình vững chắc của Vĩnh An quốc. Nếu chỉ vì nàng chán hận mà bỏ mặc chức phận, tổn hại quốc gia thì oán khí sinh ra chỉ càng mọi chuyện thêm tệ. Trong lịch sử cũng ghi Lý Thần là một vị vua thịnh trị lại thọ mệnh rất lâu, được người người tín phục. Nếu như số ngài ấy cả đời tình duyên không thoải mái, sao có thể khỏe mạnh sống lâu đây? Huống chi trong quẻ bói Trần Nhân Quý cũng nói "một người chờ, một người nhớ". Nếu như đoán không sai khác thì Đinh Ngọc Phụng có thể không chết đâu phải không?

Kiều Vũ Phi tự tìm đủ hết mọi lí do để khích lệ chính mình, sau đó nàng cũng không chờ để đi cùng Trần Nhân Quý đã tự mình đến trước đại quân, diện kiến Lưu Hoành xin lĩnh quân giết giặc. Nàng quyết định sẽ làm theo lịch sử, đi đúng tiến trình thử xem đến cùng thì nàng có thể làm vận mệnh của Lý Thần thay đổi được hay không?

Đại quân của Lý Thần xuất chinh chưa bao lâu quả nhiên đúng như lời Lý Thần nói trời cao đổ bão lớn. Ở trong cung, tình hình bệnh trạng của Lưu Hoành càng thêm trở nặng. Đám quần thần, vương tử càng nhốn nháo bắt đầu manh nha những kẻ có tư tâm. Lưu Hoành có ba con trai nhưng vẫn chưa phong cho ai làm thái tử. Binh quyền hắn cũng tự mình nắm giữ, cho nên các hoàng tử cũng chẳng có thế lực gì. Nhân lúc Lưu Hoành bệnh nặng trầm kha, đại hoàng tử Lưu Thăng cùng nhị hoàng tử Lưu Anh tranh chấp. Lưu Hoành tức giận, hạ lệnh đày Lưu Thăng đi Đông Châu. Lưu Thăng vừa đi chưa được bao xa thì đã bị giết. Trong cung bắt đầu dâng lên lời chỉ trích kẻ khả nghi là Lưu Anh. Lưu Hoành tức giận hạ ngục Lưu Anh. Bây giờ trong triều chỉ còn lại thái tử Lưu Khiêm. Lưu Khiêm nghiễm nhiên được phép Lưu Hoành giám quốc.

Tin tức trận chiến rốt cuộc cũng đã truyền về, Lý Thần thật sự đã không phụ kì vọng, dùng mười vạn binh đánh bại ba mươi vạn binh. Thế nhưng thế giặc thật sự rất đông, hơn nữa số quân của Lý Thần thua thiệt còn do bởi hoàn cảnh thiên thời bất lợi. Đám quân chưa ra chiến trường đã trải qua một phen vượt bão lớn. Bão to mang theo sức gió, khiến binh sĩ phần chết phần bị thương. Có số khá hơn cũng bị nhiễm dịch bệnh. Bởi vậy khi qua được trận đầu toàn thắng, Lý Thần điểm lại binh chỉ còn được hai vạn người mà thế giặc lại thăng thêm viện quân. Nàng ở đây thật sự lâm vào thế khó. Để giải nguy cho tình thế trước mắt, Lý Thần quyết định tạm dùng kế nghi binh, mặt khác gửi tin về xin triều đình viện quân đến. Vì để triệt tiêu thế địch, thêm viện quân là chuyện phải làm. Thế nhưng quốc vương Lưu Hoành đã nằm một chỗ, Lưu Khiêm không muốn thêm quân, lại lấy câu nói của Lý Thần, bảo nàng tự mình lo liệu.

Quả nhiên diễn biến không sai với những gì trong lịch sử. Lý Thần cười buồn, xem ra thọ mệnh của Lưu Hoành sắp hết rồi, không lâu nữa Lưu Khiêm sẽ soán ngôi, kinh thành lại một phen sóng dội. Sau khi suy nghĩ thật sâu, Lý Thần trưng ra miễn chiến bài, sau đó giao quyền lại cho phó tướng tạm giữ ải, còn bản thân một mình cưỡi ngựa tiến kinh.

Lúc nàng đến kinh sư, cửa thành đã phong kín. Biết ngay Lưu Khiêm đã hành động, nàng lập tức vượt tường giữa đêm tối đột nhập cấm cung. Đúng lúc bắt gặp Lưu Khiêm tại tẩm cung của Lưu Hoành ép cha nhường vị. Hắn muốn thật sớm đoạt lấy ngai vàng trước khi đám thuộc hạ trung thành của Lưu Hoành nhìn ra thủ đoạn của hắn. Lưu Hoành biết ra con trai mình lương tâm tán tận nhưng hắn cũng vô lực kháng trừ. Rốt cuộc lúc Lưu Khiêm ép điểm chỉ vào sắc thư nhường ngôi, Lưu Hoành dùng hết sức lực đẩy văng cả thư án. Lưu Khiêm tức giận liền rút dao muốn đoạt mạng cha. Lý Thần tức tốc phóng ra, đá văng dao, đồng thời đè ép hắn khống chế. Lưu Hoành nhìn Lý Thần một bộ dạng trẻ tuổi, khí khái, can trường. Hắn nước mắt chảy dài, rốt cuộc thừa nhận không thua cho nàng cũng không được. Tội chứng Lưu Khiên giết Lưu Thăng, vu tội cho Lưu Anh đã đủ chứng cứ. Thêm việc Lưu Khiêm tàn bạo, trong ngục hành hạ, làm Lưu Anh phát điên, cả ở tại thâm cung tạo phản ép cha quá nhiều tội ác. Lưu Hoành trước bá quan văn võ hạ lệnh phế Lưu Khiêm, phạt giam giữ suốt đời, con cháu đều đày làm dân thường cả. Lưu Hoành có ba hoàng tử, rốt cuộc cũng không còn lấy một người. Bây giờ thế cuộc trong triều nếu không có người giữ gìn thì Vĩnh An quốc này vong mất. Lưu Hoành trước lúc lâm chung cắn lòng quyết định trước toàn thể bá quan trao lại long ấn, nhượng quân vị cho Lý Thần kế nhiệm.

Bá quan mới đầu có chút bất ngờ và không phục. Thế nhưng hiện thực trong triều chỉ có mỗi Lý Thần là có thần lực có bản lĩnh định quốc an bang. Huống nữa lại thế trận đang lúc lâm nguy, nếu Lý Thần đăng vương kế vị lại thống lĩnh được ba quân đối với dùng một hoàng thất họ Lưu nhưng không tài không dũng thì để cho ngôi họ Lý chứng tỏ Lưu Hoành là một quốc vương có tầm nhìn. Rốt cuộc sau khi nghị luận một hồi, Lý Thần cũng đường đường chính chính lên ngôi tiếp nhận thiên uy, trở thành quốc chủ. Việc đầu tiên là nàng an định triều cuộc, bổ nhiệm lại một số chức quan. Kế đó là trực tiếp gửi thư báo tin cùng Lâm Dĩ Thông và Lương Mẫn Doanh, nhờ hai người điều binh cứu viện. Kinh thành không thể thu giảm quân trú, cho nên phải nhờ binh từ Lĩnh Tây – Lĩnh Nam. Lâm Dĩ Thông dẫn theo những anh tài trụ cột lên kinh, kể cả Lương Tùng Anh cũng nóng lòng lập công tự mình xung phong tham chiến. Triều đình có Lâm Dĩ Thông an trí, Lý Thần vững dạ dẫn theo đại quân bắc tiến tiên phong, quyết một trận cuồng công triệt tiêu bằng được dã tâm của ngoại tộc.

Ba tháng sau, quân Vĩnh An hoàn toàn thắng lợi. Bắc quốc bị đẩy lui triệt để, ý xấu xâm lược bị Lý Thần dụng binh thần tốc đánh không còn manh giáp, phải bò chạy mà lui binh. Để ngăn ngừa địch tái định xâm lăng, nàng ra lệnh chôn cốt địch dưới chân đầu thành, còn lệnh xây lại tường thành cho thật vững chắc để tạo nền tảng an ổn biên giới sau này.

Đại thắng trở về, Lý Thần mới chính thức tiếp nhận nghi thức đăng cơ. Bây giờ ngoại địch đã an, nội loạn cũng đã qui thuận nàng tất cả. Nàng bỏ vương xưng đế, lấy niên hiệu Long Định, mở rộng kinh thành, đổi tên thành Trữ Long thành, tiến hành cải cách cả nước tạo dựng nền an lạc cho dân. Sau mấy tháng đăng cơ, Long Định đế thật sự đã làm lòng dân vui mừng hớn hở, tin tưởng vào ngày an lạc trù phù sẽ không còn xa. Vua tốt thì cần được bảo tồn cho nên quốc thần mới đề lên ý nguyện muốn hoàng thượng lập hậu mở rộng hậu cung. Lúc vừa mới nghe xong, thừa tướng Lâm Dĩ Thông phải cúi đầu che mũi, than thầm cho hoàng đế. Ở trên đời chắc chỉ có lão và Lương Mẫn Doanh và hai vị Kiều mẫu mới biết được thân phận thật của hoàng đế này. Bởi vì Lâm Dĩ Thông lão ôm lòng mong cầu thái bình thịnh thế, lại cùng Lý Thần hoàng đế xem như có một đoạn ân duyên. Nàng tôn trọng lão gọi ân sư tướng quốc, lão cũng xem nàng như thân thuộc mà một dạ tín trung quyết lòng phò trợ. Nhưng đám quần thần kia thì nói sao cũng sẽ câu nệ nếu biết nàng thân phận là nữ cải nam. Bởi vậy phải làm sao mới tốt, để Lý Thần vẫn vững ngai vua mà vị hoàng hậu kia phải là một người đáng tín.

Trong khi Lâm Dĩ Thông cố lòng tìm cách, Lý Thần đột ngột trước văn võ bá quan phát ra một câu khiến người người chấn động:

- Trẫm đã quyết định sắc phong Trần thị ở tiền cung làm đương kim hoàng hậu. 

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.