Kinh Độ Vong

Chương 64



Cô hơi khó hiểu: “Vu có biết vì sao vương phi lại truyền tôi không?”

Bà vu nhìn cô: “Sao tôi biết được tâm tư vương phi chứ? Chớ hỏi tôi, cô cứ đi rồi khắc biết.”

Liên Đăng cúi người đáp vâng rồi đi theo bà ta đến nhà trên, nước mưa hắt lên hành lang làm mép váy cô ướt sũng. Liên Đăng đi sát tường, đến cửa thùy hoa thì gặp điện hạ Thần Hà, cô mỉm cười hành lễ với anh ta.

Điện hạ Thần Hà là người rất nhã nhặn. Anh ta chắp tay hành lễ với cô rồi quay sang hỏi vu nuôi đang đi đâu. Vu nuôi chắp tay trước nguc thưa: “Vương phi có việc nên cho vời Tống cô nương, nô tì dẫn Tống cô nương đến điện Lương Phong.” Nói đoạn, bà ta nhoẻn cười: “Hôm nay điện hạ học xong rồi sao? Đừng có đi linh tinh, mau về đi, cẩn thận không bị thầy mắng đó!”

Liên Đăng thấy bà vu già này tuy cười nói nhưng giọng điệu lại có vẻ khinh thường. Chủ sao thì dạy tớ vậy, xem ra đám người hầu ở điện Lương Phong đều chẳng tôn trọng thế tử cho lắm!

Cô nhanh chóng hành lễ với anh ta, sau đó vội đuổi theo vu nuôi. Đến khi vào điện Lương Phong, cô thấy Vương phi mặc áo khoét cổ màu xanh non nước, khoác dây lụa mỏng màu mơ chín. Vương phi đang dựa lên ghế bàn ngắm tấm lụa để may váy.

Cô và Đàm Nô đánh mắt với nhau. Đàm Nô đã không ngủ cả đêm, mắt vằn tơ máu nhưng người vẫn đứng thẳng tắp. Cô tiến lên hành lễ rồi lùi sang bên cạnh đợi lệnh.

Vương phi im lặng hồi lâu, cầm tấm lụa ngắm nghía mãi, rồi lại khen tay nghề thêu thùa của nhóm tú nữ. Một lúc lâu sau, Vương phi mới nhìn cô: “Cô đã từng học thêu thùa chưa?”

Liên Đăng đáp: “Nô tì xuất thân nghèo khó, không có kiến thức về tơ lụa, lại càng không có cơ hội học thêu, chỉ biết chút may vá đơn giản, tài nghệ còn sơ sài lắm.”

Vương phi chống cằm nhìn cô: “Nghe cách ăn nói cô rất giống người có học, nhà nghèo cũng được đi học sao?”

Liên Đăng hơi căng thẳng lo sợ, chẳng biết có phải đã lộ sơ hở ở đâu để bà ta nhìn ra hay không? Nhưng nghĩ kĩ lại thì chắc là không, từ khi vào vương phủ, cô luôn rất cẩn thận. Lý thị có giỏi đến đâu thì cũng chẳng phải thần tiên. Thế là, cô buông tay đáp: “Hồi bẩm điện hạ, A gia tôi trước đây là sĩ tử, thi cử nhiều lần mà không đỗ đạt nên sau này mới chuyển tới Đôn Hoàng. Nô tì theo học A gia từ nhỏ nên cũng biết ít chữ.”

Vương phi trầm ngâm: “Tôi thấy cô rất giống một vị cố nhân… Mẹ cô là người ở đâu? Tên là gì?”

Đàm Nô nhìn sang, không biết Định vương phi có ý gì. Liên Đăng bình tĩnh lại rồi thưa: “Mẹ nô tì cũng là người Quan Trung, khuê danh là Thôi Ngũ Nương, A gia tôi gọi bà ấy là A Thôi.”

Vương Phi rời mắt nhìn lên họa tiết trên xà ngang, chậm rãi thở dài, lẩm bẩm: “A Thôi… Phải là A Đường mới đúng.” Đoạn, bà ta lại khẽ cười với Liên Đăng: “Nếu biết may vá thì chắc chắn là biết xỏ kim. Tôi muốn thêu một bức kinh Phật, cô đến đây xỏ kim cho tôi.”

Liên Đăng hơi ngạc nhiên, gọi cô đến đây chỉ để xỏ kim thôi ư? Thật không thể hiểu nổi vị vương phi này có mục đích gì nữa.

Tì nữ bưng khay tới, cô nhìn qua, quả nhiên giống với dự đoán. Nào có đơn giản cho cô qua như vậy, nhất định là lỗ kim cực kì nhỏ, chỉ cực kì to. Kiểu chỉ kim tuyến được xoắn lại từ nhiều sợi, chỉ xỏ một sợi qua lỗ thì vẫn vô dụng, kéo một cái là sẽ hỏng ngay. Bởi vậy, vương phi lại bắt đầu gây khó dễ cho cô đây mà, chẳng qua lần này không phải võ đấu mà là đấu văn.

Đằng nào thì cũng không tránh được, cô vừa xỏ vừa nghĩ, nếu cứ tiếp tục như thế này thì sẽ hỏng bét, không báo thù được, cả ngày bị chèn ép, dù nhẫn nại đến mấy thì cũng có lúc hết chịu nổi. Cô muốn nổi đóa nhưng không thể, chỉ đành c4n răng xỏ kim.

Cô thử rất nhiều lần, lấy kéo cắt đi cắt lại đầu chỉ nhưng vẫn không tài nào xỏ qua được. Việc này không tiêu hao thể lực giống luyện võ mà rất tổn hại tinh thần. Cô đã làm mọi cách vẫn không có tiến triển gì.

Định vương phi không cho cô nhiều thời gian, mỉm cười nhìn cô rồi gọi người mang đồng hồ cát vào: “Nếu cát chảy hết mà cô còn chưa xỏ được thì tôi sẽ phạt cô.”

Bên ngoài sấm sét rền trời, cửa sổ trong điện đóng chặt, không có tí gió nào, phòng cũng tối mịt. Liên Đăng còn trẻ nên mắt sáng, vẫn thấy rõ lỗ kim, chỉ có sợi chỉ là quá thô, giống như chân nhỏ xỏ giày to thì còn du di được, chứ chân to mà xỏ giày nhỏ thì đến gót chân còn khó rút ra được.

Cầu xin cũng vô dụng, nếu Định vương phi chịu khai ân thì đã chẳng cho cô đề khó như vậy. Cô c4n môi, chóp mũi lấm tấm mồ hôi. Nhìn thấy đồng hồ cát sắp chảy hết, Vương phi sờ móng tay sơn đỏ, cười rất hứng thú.

Hạt cát cuối cùng cũng chảy xuống. bà ta vỗ tay: “Hết giờ. Đến chuyện nhỏ như vậy mà cũng không làm được, ở lại vương phủ cũng vô dụng. Đàm Nô…” Bà ta quay đầu gọi: “Cô mang cô ta vào đây là để có cái ăn, đã nhập phủ làm nô thì dù là nô tì tư thuộc hay quan thuộc cũng phải nghe lệnh của tôi. Tôi đã tìm cho cô tìm một gia đình, quản kho Thái Thập Bát xin thưởng mấy lần vẫn chưa tìm được người thích hợp, tôi thấy cơ thể cô khỏe mạnh, không xỏ kim được thì làm ruộng hẳn là không khó. Cô làm vợ hắn đi, đừng ở trong phủ nữa, tôi không thích cô.”

Không thích mà nói thẳng thì không sai, nhưng lại đòi gả cô đi thì quả là nực cười. Liên Đăng chắp tay cúi đầu: “Vương phi thứ tội, nô tì đang để tang, muốn cưới cũng phải chờ hai năm nữa, bây giờ mà lấy chồng thì thật là bất hiếu.”

Vương phi giận tái mặt: “Đang để tang mà dám vào vương phủ? Cô định hại ai?” Bà ta cất giọng gọi người: “Lôi tiện tì này đến chợ nô lệ, không cần biết là nhà ai, cứ bán cho ta.”

Mấy người hầu xắn tay áo lăm le tiến lên bắt người khiến Liên Đăng với Đàm Nô vô cùng bất ngờ. Đàm Nô định cầu xin, nếu thật sự không thể cứu vãn thì cùng lắm là cá ch3t lưới rách. Cô vừa định mở miệng thì bỗng có người xuất hiện ở cửa, hô dừng tay, quay lại thì thấy thế tử điện hạ.

Đám người hầu lập tức lui xuống, Thần Hà bái dài: “Chuyện gì khiến mẹ tức giận vậy, nói cho con đi, con sẽ xả giận giúp mẹ.”

Vẻ mặt vương phi dịu lại, dù sao cũng là con trai bà ta, dù có không thích đến đâu thì danh hiệu thế tử vẫn còn đó. Sau này Đại vương ch3t già, bà ta vẫn phải theo con trai, tuy bà ta không cho rằng Thần Hà có thể sống lâu như cha mình.

Bà ta chỉ vào Liên Đăng: “Bảo cô ta xỏ kim cũng không xong, vương phủ không nuôi người vô dụng nên mẹ mới sai người bán cô ta đi, mắt không thấy thì lòng cũng yên.”

Liên Đăng chớp thời cơ, khóc lóc cầu xin thế tử: “Nô tì không muốn bị bán, cầu xin điện hạ cứu nô tì.”

Thần Hà đánh mắt ra hiệu cô cứ yên tâm, tiếp đó cười nói với vương phi: “Hôm qua con còn thấy cô ấy quét dọn trong vườn, sao hôm nay đã thành tú nữ bên cạnh mẹ rồi? Cô ấy vốn là người thô kệch. Cũng giống như mấy người làm nông không hiểu thơ ca vẽ vời, người quen dùng chổi thì sao biết se chỉ luồn kim được, tất nhiên sẽ khiến mẹ không thích. Nếu mẹ thấy cô ấy chậm chạp thì điều đến chỗ con đi, đúng lúc con đang cần một nô tì làm được việc nặng, xin mẹ hãy ban thưởng cô ta cho con.”

Vương phi liếc xéo anh ta: “Tuổi con còn nhỏ mà đã vội tìm phụ nữ rồi ư?”

Thần Hà không hề nôn nóng, bình tĩnh đáp lại: “Con chỉ đang thiếu người làm thôi, mẹ hiểu nhầm rồi.”

Hiển nhiên, Vương phi rất bực nhưng lại không thể từ chối thẳng thừng, để người khác nói ngay cả một nô tì cũng không chịu thưởng cho con trai thì càng chứng minh tội danh khinh thường thế tử của bà ta. Ngẫm nghĩ một lúc, dù sao cũng chỉ là hơi giống thôi, người đáng ch3t đã ch3t, không cần canh cánh trong lòng như vậy. Vậy là, bà ta không tình nguyện gật đầu: “Nếu con muốn thì mang về mà dạy thật tốt. Thứ nô tì thô kệch đến từ sa mạc, không giáo huấn thì không thành người được. Nhưng mẹ cũng dặn trước, cơ thể con không khỏe, Phụng ngự nói rồi, trước khi nhược quán, con không được có phụ nữ. Con phải khắc ghi điều ấy, đừng tự hại mạng mình.” (Nhược quán: 20 tuổi)

Thần Hà lập tức đỏ mặt, đáp vâng. Liên Đăng nhìn Đàm Nô, ý bảo cô ấy cứ yên tâm rồi đi theo thế tử rời khỏi điện Lương Phong.

Không ngờ vô tình cắm liễu lại giúp cô đến gần Định vương thêm một bước, quả là bước nhảy vọt đáng mừng. Thế tử thường gặp Định vương, được cưng chiều hơn vị vương phi xảo quyệt kia nhiều. Cô chỉ cần ôm chặt đùi thế tử thì không sợ không được gặp Định Vương.

Cô đuổi theo anh ta, luôn miệng cảm ơn: “Hôm nay may mà có điện hạ, nếu không chẳng biết tôi sẽ bị bán đi đâu nữa. Điện hạ có ơn cứu mạng A Ninh, xin điện hạ dừng bước, nhận một lạy của a Ninh.”

Anh ta nâng khuỷu tay cô: “Cô vừa vào Lương Phong điện là tôi đã biết sẽ có chuyện, vậy nên vẫn luôn chờ cô ở ngoài hành lang, có tin tức gì thì lập tức đi vào nghĩ cách cứu cô. Cô không cần cảm ơn tôi, tôi chỉ bù đắp nỗi tiếc nuối trước kia thôi. Tôi từng có cơ hội cứu được người vô cùng thân thiết nhưng lại hèn nhát không dám lên tiếng, kết quả đã hại cô ấy… Cô với cô ấy có đôi nét giống nhau, tôi không đành lòng để cô bị bán. Đi theo tôi về thế tử uyển, cô không ra ngoài thì vương phi cũng không đến tìm cô gây sự đâu. Ở chỗ tôi không có việc gì quan trọng, hàng ngày sắp xếp sách vở, lúc tôi luyện chữ thì đến thư phòng hầu hạ tôi là được.”

Liên Đăng sửng sốt, có lẽ vị công tử xuất chúng này là người tốt duy nhất trong Định vương phủ, tựa như dòng nước trong giữa trần tục. Nhưng tri nhân tri diện bất tri tâm, nói không chừng anh ta cũng nghi ngờ cô với Đàm Nô nên mới thuận tiện giúp đỡ thôi.

Cô nói lắp bắp: “Tay chân nô tì thô kệch…”

Anh ta mỉm cười quay lại: “Vừa nãy tôi nói vậy là để giải vây cho cô, cô đừng để trong lòng. Tôi thấy cô không giống những tì nữ đó, tôi đứng ngoài nghe thấy cô nói trước đây từng đi học, người tài đừng chôn mình trong việc tay chân, lãng phí tri thức. Tuy chăm lo giấy mực chỉ là việc vặt nhưng vẫn hơn ở chỗ nhẹ nhàng tao nhã, cũng coi như không bôi nhọ cô.”

Liên Đăng vội gật đầu: “Nô tì cầu còn không được, điện hạ quả là quý nhân, thảo nào thầy bói nói năm nay tôi có cát tinh chiếu mệnh, thì ra điện hạ chính là cát tinh.”

Vẻ mặt Thần Hà bình thản, ánh mắt nhìn cô cũng không có ý đồ gì khác. Anh ta ngoảnh đầu nhìn sắc trời, mưa dần tạnh, bầu trời như được gột rửa, xanh đến mức có thể nhỏ giọt xuống đất. Một tia nắng chiếu lên nền gạch xanh trước mặt anh ta. Thần Hà dừng chân lẩm bẩm: “Tạnh rồi.”

Liên Đăng có mưu đồ, cô rất tò mò về người mà có thể cứu nhưng lại không cứu mà anh ta nhắc đến: “Điện hạ nói tôi trông giống một người, là ai vậy?”

Anh ta trầm mặc, một lúc sau mới nói: “Là người tôi coi trọng nhất khi còn nhỏ, chúng tôi cách nhau hai tuổi, cô cũng trạc tuổi cô ấy.”

“Vậy giờ cô ấy đâu rồi? Vì sao điện hạ lại không cứu cô ấy? Cô ấy mắc lỗi gì sao?” Cô mặt dày gặng hỏi.

Anh ta đứng bất động như đang sa vào hồi ức, chậm rãi lắc đầu: “Cô ấy không phạm lỗi gì hết, chỉ tại cô ấy không đầu thai vào gia đình tốt. Bây giờ… chắc cô ấy đang ở một nơi non xanh nước biếc, sống quãng đời không xô bồ hỗn loạn!”

Liên Đăng vẫn chưa dò la được tin tức gì, cũng chỉ hiểu lờ mờ lời anh ta. Sau đó, hai người quay về thế tử uyển, nơi đó có hoa thơm chim hót, còn có cả suối trong bên lầu trúc.

Thần Hà cũng giống như tên của anh ta, không tranh với đời. Bọn họ vừa vào phòng khách thì gặp môn hạ của anh ta bẩm báo về việc lung lay địa vị thế tử. Anh ta nghe xong chỉ cười: “Kệ đi, vị trí này vốn dành cho người tài cán. Người tài cán thì cũng vất vả, tôi lười biếng như vậy, làm một người nhàn rỗi hưởng bình yên cũng không sao.”

Liên Đăng nhìn anh ta với vẻ nghi ngờ, không tranh công danh lợi lộc, xem ra lòng dạ còn rộng rãi hơn cả quốc sư. Sau này hầu hạ bút mực cạnh anh ta, cô càng chứng thực được điều ấy. Anh ta chỉ luyện chữ vẽ tranh thôi cũng có thể tốn cả nửa ngày. Song Định Vương lại rất coi trọng anh ta, khi anh ta không đến thì thỉnh thoảng sẽ sai người mang trái cây tới, đôi lúc lại sai người tới hỏi về việc học. Anh ta có thiên phú rất cao trong việc học hành, dường như khiếm khuyết về sức khỏe đều được bù đắp vào não, Định Vương cũng rất yêu quý người con trai nho nhã uyên bác này.

Trong những ngày ở hành uyển của thế tử, thời gian trở nên vô cùng yên bình, thảnh thơi. Lúc rảnh rỗi, Liên Đăng thường đọc sổ ghi chép của Thần Hà, anh ta ghi chép vụn vặt về những phong tục Tây Vực, nói muốn viết một quyển “Tây Vực kinh lược”.

Phòng sách của anh ta ở trong lầu trúc. Lầu trúc có ba tầng, hai tầng dưới dùng để đọc sách và tiếp khách, tầng trên cùng dùng để sinh hoạt. Bên ngoài phòng sách trên tầng hai có một khoảng sân trời rất rộng, khi mặt trời ngả về Tây thì nơi đó sẽ rợp bóng. Những lúc nặng trĩu tâm sự, Liên Đăng thích ngồi ở đó, hai chân buông thõng để dần bình tĩnh lại.

Thần Hà đối xử với cô rất thân thiện, không giống những tì nữ bình thường. Anh ta sẵn lòng gần gũi với cô, coi cô như một người bạn cũ. Một ngày nọ, đầu bếp làm một mẻ bánh nướng, anh ta bắt chước kiểu ngồi của cô, chia cho cô một cái.

“Trước đây tôi cũng thường sóng vai ngồi bên cạnh cô ấy giống như vậy, vừa ăn bánh vừa trò chuyện về những chuyện thú vị ngoài phố xá.” Anh ta cười nói, đôi mắt trong veo hơi ngước lên, nhìn về tòa thành bị mặt trời thiêu đốt đến méo mó nơi xa xăm, buồn bã nói: “Nhưng mẹ tôi không cho tôi chơi với cô ấy, bởi vì địa vị chênh lệch, tôi vừa sinh ra đã là thế tử. Đôi khi tôi nghĩ, nếu tôi chỉ là một người bình thường, có phải tôi sẽ bảo vệ được cô ấy cho đến khi cô ấy lấy chồng hay không.”

Liên Đăng ngoẹo cổ nhìn anh ta: “Điện hạ với cô ấy là thanh mai trúc mã à?”

Thần Hà nhếch môi lộ ra chiếc răng nanh nhọn hoắt nghịch ngợm: “Còn hơn cả thanh mai trúc mã nữa, đó là em gái tôi.”

Liên Đăng rất kinh ngạc, cô chỉ biết Định vương có sáu người con trai, chưa từng được nghe nói về vị quận chúa này. Vậy chẳng lẽ em gái mà anh ta nói đã bị đuổi ra khỏi vương phủ cùng với đám thê thiếp ư? Cô thấy hơi lạ, người cha như nào mới có thể trơ mắt nhìn cốt nhục của mình lưu lạc bên ngoài chứ, chẳng lẽ con gái thì không phải con sao? Vương phi không phân phải trái mà Định Vương để mặc bà ta làm mưa làm gió trong phủ ư?

Song chửi thầm thì cứ chửi, cô cũng không tiện phán xét ai đúng ai sai. Mắng cha trước mặt con thì đúng là vô lễ, thôi thì cô cứ sống chừng mực, giữ mình là được. Hết thảy đều vì lặng lẽ chờ thời cơ tiếp cận Định vương. Có điều, cô vẫn cảm thấy cô quận chúa đó rất đáng thương, cành vàng lá ngọc nhưng lại không được nuôi nấng trong vương phủ.

Cô c4n miếng bánh kẹp thịt dê, thịt dê béo ngậy chảy mỡ, suýt thì rơi xuống váy cô. Cô vội lau cằm, quay sáng cười ngây ngô với anh ta: “Khi điện hạ với quận chúa tách ra thì bao nhiêu tuổi vậy?”

Anh ta cúi đầu suy nghĩ: “Khi ấy tôi bảy tuổi, con bé mới năm tuổi.”

“Ồ. Đã mười năm trôi qua rồi, khi đó điện hạ còn nhỏ không bảo vệ được cô ấy, điện hạ đừng tự trách mình, tôi tin cô ấy sẽ không trách điện hạ.”

Anh ta nở nụ cười chua xót: “Tôi cũng biết vậy, lúc đó lời tôi nói không có trọng lượng, dù có ngăn cản cũng không ai nghe tôi. Chỉ là tôi nghĩ đến tình cảm anh em, lúc ấy không đấu tranh nên trong lòng vẫn luôn rất áy náy.

“Vậy điện hạ đã từng tìm cô ấy chưa?”

Anh ta lắc đầu: “Không có cách nào đi tìm, con bé theo mẹ đến Đôn Hoàng, cách đây hơn mười ngày đường, tôi không có cớ rời nhà lâu như vậy. Sau này nghe nói con bé đã ch3t… Ch3t khi vừa chớm tuổi hoa.”

Anh ta kể đến vết thương lòng khiến nước mắt lưng tròng, sợ cô trông thấy nên vội quay đi. Liên Đăng không hỏi nữa. Cô không muốn gợi chuyện thương tâm của anh ta nên ngậm bánh nhìn về phương xa, dưới ánh chiều tà, thành Toái Diệp dần trở nên lạnh lẽo. Cô nhìn đến phía bãi mộ mênh m0ng ở phía Nam chùa Hộ Quốc, giơ tay ra chỉ, cố tình hỏi: “Chỗ trụi lủi đó là đâu vậy?”

Thần Hà nhìn theo tầm mắt cô, thuận miệng đáp: “Là lăng mộ của thành chủ Hồi Hồi, chôn cất cả gia tộc. Nửa tháng trước bị người ta trộm mộ, bị mất một kinh văn rất quý.”

Cô chớp mắt: “Có người trộm mộ chỉ vì một cuốn kinh văn thôi ư? Kinh gì vậy?”

Anh ta mím môi: “Theo văn hiến ghi lại thì hẳn là “Kinh Độ Vong”. Lúc trước đại sĩ Liên Hoa Sinh ngao du đến Hồi Hồi đã ban kinh cho quân chủ Hồi Hồi. Kinh văn có thể triệu hồi hàng triệu âm binh, cũng có thể cải tử hoàn sinh. Khi đó thành chủ lập công lớn, quân chủ Hồi Hồi muốn ban thưởng nên đã khắc một phần “Kinh Độ Vong” trên Đan Thư Thiết Khoán để thưởng cho ông ta. Sau khi thành chủ ch3t, Đan Thư Thiết Khoán cũng được chôn cùng.”

Đến giờ Liên Đăng mới dò la được chút manh mối, không ngờ khối sắt đó lại có tác dụng như vậy. Triệu hồi âm binh, cải tử hoàn sinh, quả thật vô cùng khó tin. Cô hơi chột dạ, cười rộ lên đánh trống lảng: “Có thể cải tử hoàn sinh thật sao? Vậy vì sao thành chủ Hồi Hồi lại ch3t chứ?”

Thần Hà cười nói: “Dù sao cũng chỉ là truyền thuyết thôi, nhưng tôi cảm thấy đồ vật cũng cần dùng cho đúng người, ví như kiếm Thái A phải thuộc về Tần Thủy Hoàng, đưa cho người khác có khi còn chẳng đốn củi được.”

Liên Đăng đáp qua quýt hai câu, lòng thấp thỏm lo sợ, có lẽ việc Đan Thư Thiết Khoán biến mất đã khiến Định vương chú ý. Vậy tại sao quốc sư không giết Định vương trước rồi hãy đi lấy Kinh Độ Vong? Hoặc giả chàng ta đã tự có tính toán!

Có lẽ do gió lớn, Thần Hà lại ngồi ở lầu trúc hứng gió quá lâu nên đến đêm, người anh ta nóng ran, tim đập nhanh, ho khan khù khụ, bệnh tình tới như vũ bão khiến mọi người sợ hãi. Chiêm sự của hành uyển vội đi bẩm báo Định vương, ngay cả vương phi cũng bị kinh động, hai vợ chồng chạy từ hai nơi tới, nhìn nhau thôi cũng tức giận.

Lý thị không có chỗ trút giận. Bà ta nhìn quanh, trông thấy Liên Đăng. Bà ta giống như ôn thần, đã nhắm trúng cô thì theo đó chính là cái tát vang dội, lạnh lùng mắng nhiếc: “Tôi đã nói đuổi cô đi rồi mà thế tử lại thương tiếc cho cô. Bây giờ thì sao, đến tính mạng của nó cũng vào tay cô! Loại rác rưởi như cô lấy gì để đền mạng cho con trai tôi?” Bà ta vừa đánh vừa không ngừng mắng nhiếc.

Liên Đăng phải giả vờ yếu đuối, bụm mặt khóc lóc: “Ban ngày thế tử vẫn rất khỏe mạnh… Nô tì hầu hạ không chu đáo, nô tì có tội.”

“Có tội? Dù lăng trì tùng xẻo cô cũng không giải được nỗi hận trong lòng tôi!” Vương phi nghiến răng, toan đánh thêm thì lại bị Định vương giật mạnh cánh tay.

“Thế tử còn sống, bà bảo cô ta đền mạng ai? Sao trên đời lại có người mẹ như bà, chỉ ngóng trông con trai ch3t đi! Đã gần bốn mươi rồi mà vẫn không biết lời nào nên kiêng kị, uổng công sống đến giờ!” Định vương trầm giọng quở mắng. Ông ta đẩy mạnh Vương phi ra, nếu không có vu nuôi đỡ thì bà ta đã ngã sõng soài.

Vương phi ôm mặt gào khóc: “Con của tôi, bảo tôi phải làm sao đây... ”

Định vương nhíu mày, mặc kệ bà ta. Ông ta ngồi xuống đầu giường Thần Hà, nhận lấy khăn lạnh mà phụng ngự đưa tới, khẽ gọi anh ta: “Thần nhi, là A gia đây, con thấy thế nào?”

Thần Hà khó nhọc mở mắt ra, nhìn cha mình rồi lại nhìn Liên Đăng: “A Ninh…”

Liên Đăng vội tiến lên, ngồi xuống trước giường anh ta: “Điện hạ, nô tì ở đây. Điện hạ dưỡng bệnh cho tốt, nô tì không sao, không đau chút nào.”

Lời này của cô ám chỉ rất rõ. Quả nhiên, Định vương quay lại nhìn vương phi, nổi trận lôi đình: “Bà tới làm gì? Không khiến nó sợ hãi lo lắng thì bà không vui hả? Nhìn Ngô nương tử đi, người ta dạy con, bà cũng dạy con, bà đường đường là vương phi mà sao lại không bằng cả một thị thiếp?” Ông ta lấy lại vẻ quyết đoán, quát mắng: “Về điện Lương Phong của bà đi, không có việc gì quan trọng thì không được ra ngoài. Chỗ thế tử vắng bà có khi còn mau khỏe hơn.”

Xem ra Định vương vô cùng oán hận vương phi. Liên Đăng nghe những lời này cũng đoán được trong đó nhất định có cả món nợ xưa.

Vương phi bị răn dạy thì ấm ức rời đi, Định vương đứng dậy liếc qua cô rồi nói với các đám người hầu: “Lời trước đây y quan nói đã nghe cả chưa? Lúc nào cũng phải có người ở bên cạnh túc trực bệnh tình của Điện hạ. Bổn vương tuyên người dạ đàm, tối nay sẽ ở trong điện Huy Đức, nếu có chuyện không tự quyết định được thì phải lập tức sai người tới bẩm báo.”

Liên Đăng vội nâng tay áo hành lễ, đồng thanh đáp “Dạ” cùng mọi người.

- -----oOo------
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.