Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 46: Phố Clay (2)



Ngày Quốc Khánh thứ hai, mẹ của Catherine là Queline Muhlenberg đã khăn gói hành lý đến sân bay Oakland. Ceasar định giải quyết xong việc ở đây thì chiều thứ bảy sẽ về Oakland một chuyến, nhưng trước khi ra ngoài thì Catherine đang ở Oakland gọi đến, trịnh trọng nhờ anh đến chỗ bà Ares lấy tranh chân dung của Barbara —— nghe nói đó là một trong những di sản của ông Ares trước khi qua đời. Ngày trước ông Ares từng là bác sĩ gia đình của Queline, về sau cùng vợ từ bờ Đông đến San Francisco; trước đây ông vẫn hay điều trị chứng thèm ăn của Daisy, nhưng nhìn có vẻ không hiệu quả lắm.

Nhà Ares ở công viên Lafayette.

Ceasar đang ngồi trong phòng khách đợi vợ của người bác sĩ này nướng bánh quy bơ, còn cô con gái nhỏ của ông bác sĩ cứ nấp sau giá vẽ tranh lén lút quan sát anh. Anh thật sự không thích gần gũi với cô gái ấy. Tuy cô ấy đã hơn mười sáu tuổi nhưng lúc nào cũng vờ vịt ngây thơ.

Anh hỏi bà Ares còn bao lâu nữa, bà Ares nói nhanh thôi, cậu có thể xem tranh ở trong phòng khách.

Ceasar khách khí hỏi, là do ngài Ares vẽ sao?

Bà Ares cao giọng đáp phải, nhưng có vài tấm là do Barbara vẽ.

Cô gái nhỏ không khéo ăn nói hất cằm, như thể đang chờ anh khen ngợi cũng như hỏi cô vẽ tranh nào.

Ceasar thầm ồ một tiếng, nay mới biết cô gái này tên là Barbara.

Ánh mắt của cô ấy chậm rãi di chuyện theo Ceasar, cho đến khi anh dừng trước một bức tranh.

“Đây là tranh cô vẽ.” Bởi vì tranh còn rất mới, có thể thấy rõ vì anh đến nên mới chuẩn bị.

Không phải câu hỏi mà là câu khẳng định. Bớt đi đôi phần thú vị của trò chơi, Barbara nhạt nhẽo đáp, “Là em vẽ.”

Trong tranh ve một ông cụ hói đầu mặc âu phục, cùng một người phụ nữ dáng vẻ thiếu phụ kéo tay ông.

Anh nói, “Là bố con.”

“Không, là một đôi vợ chồng.”

“Đó nhất định là phú ông.”

“Cũng không hẳn. Phu nhân này là con gái cửa hàng ẩm thực Nhật Bản, quen chồng khi học ở Đại học Paris IV. Đây là món quà kỷ niệm 25 năm ngày kết hôn của họ. Anh cũng biết đấy, Paris cho phép hôn nhân khác chủng tộc, thực ra bọn họ bằng tuổi.” Barbara đắc ý.

Suýt nữa Ceasar đã bật cười thành tiếng. Anh cảm thấy mình càng không thích Paris.

Catherine luôn duy trì thói quen gọi điện tâm sự mỗi ngày với mẹ, nói từ chuyện này đến chuyện kia. Về chuyện liên quan đến anh, không biết rốt cuộc là do cô em gái vô tâm buột miệng nói ra, hay phu nhân Queline có linh cảm —— nhưng không thể không thừa nhận, phu nhân Queline quan tâm đến chuyện yêu đương và hôn nhân của anh hơn tất cả những người anh biết.

Anh không chắc bà Ares nướng bánh quy có ngon không, thậm chí có khi bức tranh ấy không tồn tại. Nếu quả thật có, nói không chừng cũng là do tiểu thư Barbara gấp rút vẽ nên vào tối hôm qua.

Có điều Ceasar vẫn đợi chừng mười lăm phút đồng hồ, khi kim chỉ giờ chỉ đúng năm giờ chiều, anh bày tỏ với bà Ares là mình có chuyện cần rời khỏi. Bà Ares lập tức bước ra khỏi bếp, nói với anh bánh quy đã nướng xong rồi, cũng bảo Barbara lấy tranh đã gói ghém đưa cho Ceasar.

Cùng lúc ấy, bà Ares lại ân cần hỏi, “Nghe nói cậu bị mất ngủ, gần đây đã đỡ hơn chưa? Nếu lần sau cơ thể có khó chịu thì cứ đến bất cứ lúc nào, tôi tin chúng tôi có thời gian sẵn sàng phục vụ.”

Ceasar vội đáp đã khá hơn rồi. Tuy rằng sự thật hoàn toàn ngược lại.

Bà Ares hỏi sáng Chủ nhật có thể gặp anh ở nhà thờ không, sau khi nhận được câu trả lời khẳng định thì lại bắt đầu than phiền liên tục, “Tôi truyền đạo chí ít cũng đã hai mươi năm, nhưng chưa bao giờ gặp khó khăn nào như hai năm qua ở xã khu người Hoa. Bọn họ quả đúng là hồ đồ ngu xuẩn, cậu có tin nổi không, đa số bọn họ đều không có đức tin! Tôi đã phần nào hiểu được định kiến của các cậu rồi, bọn họ khiến người ta ghét cũng là có nguyên nhân cả.”

Trước khi đi, anh còn lịch sự mỉm cười ca ngợi tổ tiên ba đời nhà Ares một hồi, thậm chí còn khen cả mái tóc của Barbara. Lúc gặp nhau, cứ khen phụ nữ có “kiểu tóc mới rất đẹp” là không sai bao giờ —— dù anh chẳng hề để ý rốt cuộc tóc cô ta là màu đỏ hay màu vàng.

Quá trình ra khỏi nhà Ares có khi còn gian khổ hơn quá trình tổ tiên phương Bắc giải phóng miền Nam.

Chú Thompson đã chờ dưới lầu.

Mở cửa ra xe, Ceasar lập tức ném bức tranh và bánh bích quy lên băng ghế sau. Thompson bèn hỏi, “Nếu không đến Oakland, cậu có lời gì cần chuyển lời đến phu nhân không?”

Ceasar nghĩ ngợi rồi nói, “Tôi định đi khám tâm lý…”

Thompson ngạc nhiên.

“Biết đến 45 tuổi sẽ trở thành một cụ ông hói đầu, tôi thật sự rất đau lòng.” Ceasar nhếch mép nở nụ cười dối trá, “Xin lỗi bà ấy hộ tôi. Với tôi chuyện này đúng là tin xấu nặng nề, rất khó chịu, làm người ta phải khổ sở. Đúng không Thompson?”

Thompson hiểu chuyện gật đầu, “Đối với thanh niên hai mươi tuổi thì đúng là quá nặng nề rồi.”

Nhưng thật ra Ceasar lại vô cùng cảm kích phu nhân Queline. Cô bạn nhỏ mà phu nhân Queline chưa từng gặp mặt lại khiến bà lo lắng không tiếc từ Long Island chạy đến Oakland kia, lại dám giở trò đùa giỡn với anh ở ngay trên phố, rồi sau đó vắt chân bỏ chạy, quả thật to gan biết mấy. Anh cảm thấy phải tìm thời điểm nói chuyện với cô mới được. Dùng một chiều thứ bảy đến phố người Hoa viếng thăm cô bạn nhỏ này, không phải thú vị hơn nhiều buổi họp mặt gia đình vô cùng nhàm chán sao?

Ngoài ngày Quốc Khánh ra, trường cấp ba công lập Công nghệ không có ngày nghỉ nào khác, Vân Hà đã bắt đầu đi học rồi. Trừ việc dậy sớm giúp đỡ chú Quý, thì cả ngày thứ bảy Hoài Chân đều ở phòng khám Huệ Thị.

Trong tất cả quảng cáo thương mại của báo tiếng Trung ở San Francisco, số lượng quảng cáo thuốc trị bệnh là nhiều nhất, đa số quảng cáo đều là nội dung tăng cường “dũng mãnh” của phái nam. Hôm nay đầu xuân, dĩ nhiên quảng cáo khích lệ khí khái nam tử hán càng nhiều hơn.

Ngày đầu tiên mở cửa lại sau năm mới, cũng không có bệnh nhân nào đến. Hoài Chân rảnh rỗi bèn xung phong nhân việc, biên soạn quảng cáo “nước sinh tinh” bằng tiếng Trung và tiếng Anh thay già Huệ.

Già Huệ mới đi thì có một cô gái người da trắng tên là Polly đến cửa, tự xưng là đang viết cho “Thời báo San Francisco”, hy vọng có thể phỏng vấn Huệ đại phu.

Khi biết Huệ đại phu không có ở đây, Polly hỏi Hoài Chân: “Tôi có thể đi xem xung quanh được không?”

Hoài Chân đáp, “Đương nhiên là được.”

Polly quan sát tủ thảo dược cao ngất, Hoài Chân đứng sau lưng cô ấy, không nhịn được quan sát: vóc dáng khỏe khoắn cân đối, làn da căng bóng, chính vì vậy nên mới có thể to gan mặc áo nhung đen không tay lộ lưng như thế; lúc ghi chép chữ tiếng Anh trên tủ thuốc, mặt bên của cô ấy đẹp tới độ không có gì để bắt bẻ.

Cô gái da trắng này đẹp quá, Hoài Chân không khỏi cảm khái. Cô nhớ đến cô nàng Catherine tóc vàng điển hình của nước Mỹ và Daisy có gương mặt trẻ con tinh nghịch. Ngoại hình của bọn họ không thua kém cô gái này, thậm chí khí chất còn tuyệt hơn.

Nhưng cô rất ít khi ý thức được bọn họ đẹp thế nào. Ngoài lần đầu tiên bắt gặp Catherine ở trên tàu thủy ra, thì về sau đó lần nào gặp nhau cũng có Ceasar và Andre, ngoại hình bọn họ hầu như giống nhau tới nỗi không có cảm giác hài hòa, để cô cảm thấy bọn họ chính là như vậy.

Ưu thế của con người, có lúc không thể không bị thuyết phục.

Thấy cô ấy mãi không nói gì, Hoài Chân bèn hỏi, “Cô không phải người San Francisco đúng không?” Vì người San Francisco quanh năm chỉ mặc quần dài, còn cô ấy lại mặc váy trắng chấm bi đen.

Cô ấy nói, “Cha mẹ tôi đang ở Michigan.”

Hoài Chân lại nói, “Tôi đã đọc “Thời báo San Francisco” rồi. Mấy lần bọn họ tố cáo tiêu thụ thuốc bắc là hành vi lừa gạt.”

Polly xoay đầu lại, “Tôi đã đọc rất nhiều sách và luận văn, trong đó nói y học Trung Quốc không có cơ sở lý thuyết.”

Hoài Chân đáp, “Cô cũng nói rồi đấy thôi, trong sách chỉ nói không có cơ sở lý thuyết chứ không có bằng chứng nào cho thấy nó là giả, có đúng không?”

“Liên quan đến tính mạng của bệnh nhân, trước khi chưa được chứng minh thì không nên tùy tiện sử dụng.”

Dĩ nhiên Hoài Chân không hoàn toàn tin tưởng vào Trung Y, còn cảm thấy phải gạt cặn bã, nhưng trong trường hợp Tây Y không giải quyết được thì nó vẫn là một lựa chọn khác.

Hoài Chân nói: “Sách chỉ cung cấp quan điểm chứ không cung cấp chân tướng; bác sĩ cung cấp phương án giải quyết chứ không phải cung cấp biện pháp giải quyết. Mù quáng phê phán hay đuổi cùng diệt tận, có phải quá đáng rồi không?”

Polly hỏi, “Có thể cho tôi hỏi cô mấy vấn đề được không?”

Hoài Chân đáp, “Xin lỗi, tôi không thể trả lời cô bất cứ câu hỏi nào thay Huệ đại phu được.”

Polly chi một đô mua vé vào phố người Hoa, kết quả quay về tay không nên tiu nghỉu hẳn đi.

Hoài Chân khuyên cô ấy: “Bất kể thế nào, lần sau lúc viết báo, hy vọng cô có thể hạ thủ lưu tình.”

Sau khi tiễn khách rời đi, Hoài Chân quyết định sửa sang lại ghi chép chẩn bệnh của Huệ đại phu, đóng lại thành sách, nói không chừng ngày nào đó có thể sẽ dùng đến.

Mấy năm trước, biên bản khám và điều trị đều dùng chữ nhỏ viết trên giấy Tuyên Thành, được đặt trong góc tủ thuốc. Hoài Chân lấy ghế đẩu nhỏ đến, chật vật kéo hộc tủ to chừng bàn tay nằm trên cùng ở tủ thuốc cao ba mét, vừa xoay người thì lại nhìn thấy người ngồi trên ghế chẩn bệnh, đang chống cằm thưởng thức cô biểu diễn tiết mục đi cà kheo.

Hoài Chân giật mình sợ hãi, ôm lấy hộc tủ, suýt nữa đã đạp hụt.

Cô vẫn chưa quên món nợ phong lưu tuần trước, nơm nớp lo sợ: “Anh… anh đến đây khi nào?”

“Năm phút trước tôi ở ngoài cửa nhà cô hỏi cô có nhà hay không, nhưng cha cô từ chối không cho tôi vào. Cũng thông báo với tôi là: trước hai mươi mốt tuổi không cho phép cô dẫn người yêu về nhà.”

“Hai mươi…” Hoài Chân bị mấy chữ hai mươi mốt làm cho kinh hãi. Đến khi cẩn thận suy nghĩ thì lại phát hiện mình bắt nhầm trọng điểm. Cô bước xuống ghế nhưng lại không dám đi đến, đứng cách xa dè dặt hỏi, “Có chuyện gì không?”

Anh chống đầu, ngón tay khẽ động, mỉm cười, “Yeah…”

Hoài Chân bị chữ “yeah” của anh làm cho hốt hoảng.

Đã có cánh cửa cấm A Phúc vạch rõ khu vực an toàn. Cô cảm thấy mình nên chạy ngay đi mới phải, chạy nước rút 100 mét, từ phòng khám chạy về nhà khóa trái cửa lại, dù cảnh sát thành phố đến thì cũng không có quyền tự tiện xông vào nhà dân, cạy cửa công dân tuân thủ luật pháp được.

Nhưng cô quan sát đường chạy trốn, phát hiện không cách gì thực hiện chuyện này được: vì Ceasar đang ngồi trước cửa.

Lúc này trong đầu cô có hai con người nhỏ đang làm loạn. Một người hùng hồn nói, Leonid và Erich có thể đại diện cho Đông Đức và Liên Xô có cái hôn thế kỷ ở bức tường Berlin, thì mình đại diện cho đồng bào Trung Quốc ở phố người Hoa gửi lời chào đến liên bang Mỹ, một nụ tình bạn thì có vấn đề gì ư? Dù sao cũng đâu phải hôn môi? Mình có được một mẩu thế này, vì chuyện đó mà còn phải nhón chân lên, không dễ dàng đâu! Chẳng lẽ anh có thể coi tôi là tội phạm đánh cảnh sát?

Nhưng một con người khác lại bảo, cô nhìn người khác đi, áo tối màu, quần đùi màu trắng dài đến đầu gối để lộ bắp chân, trông nhẹ nhàng khoan khoái biết mấy! Lại nhìn cô đi, Quý Hoài Chân, mẹ nó vì sao cô còn chưa tắm!
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.