Mỗi kiếm quang ẩn chứa lực lượng cường đại, mỗi đánh nát một kiếm quang là Tô Nhất Phàm bị ngăn cản một lần, tốc độ hơi giảm. Sau khi Tô Nhất Phàm đánh nát trăm kiếm quang trăng khuyết thì tốc độ giảm xuống đến thấp nhất. Tô Nhất Phàm dừng lại, vận khí, lực lượng lại bùng nổ, tốc độ trở lại. Trình Ngộ Tâm luân phiên công kích đã đánh tới nơi.
Kiếm quang thật lớn như sao băng nghiền nát chân không ập đến, nơi đi qua mặt đất bị xé một cái khe.
Trình Ngộ Tâm thừa dịp này thi triển kiếm pháp quen thuộc. Biểu tình Tô Nhất Phàm trầm trọng cũng thi triển kiếm pháp quen tay, vung kiếm lên. Mưa to đổ rào rào, mỗi giọt mưa như nặng ngàn cân đập xuống nền đất cứng dồn dập như tiếng trống.
Tô Nhất Phàm chỉ kiếm, mưa to đổi hướng rậm rạp bắn hướng kiếm quang sao băng, mỗi giọt nước mưa biến thành một thanh kiếm bén thế như chẻ tre.
Tô Nhất Phàm tinh thông nhất là thủy chi quy tắc, Trình Ngộ Tâm tinh thông nhất là quang chi quy tắc. Lực lượng khác nhau được hai người diễn dịch ra tinh diệu riêng, va chạm vào nhau.
Chín mươi tám yêu nghiệt thiên tài khác làm khán giả xem chiến đấu giữa hai yêu nghiệt thiên tài.
Cổ Loạn Không vẫn lười biếng mi mắt khép hờ rồi như nhắm hẳn, bộ dáng không cho là đúng nhưng lại xem rõ cuộc chiến của Tô Nhất Phàm và Trình Ngộ Tâm.
Thiên tài đều là người có cá tính, cá tính của mỗi người khác nhau. Thiên tài biểu hiện triệt để hơn người bình thường, vì bọn họ thường không quan tâm ánh mắt của người khác nhìn mình thế nào.
Nên lúc này mỗi thiên tài tư thế ngồi khác nhau, biểu tình khác nhau, điều giống nhau ngồi xem trận chiến kịch liệt.
Bọn họ xem không phải thắng thua của cuộc chiến mà là thủ đoạn, thực lực của hai bên, học hỏi từ trong đó. Không có chỗ học tập cũng xem đối phương là kẻ địch giả tưởng, tưởng tượng nếu mình chiến đấu với đối phương thì ứng đối ra sao, phản kích thế nào, làm sao để đánh bại đối phương tốt hơn.
Sở Mộ một lòng nhiều việc, một là xem Tô Nhất Phàm như kẻ địch giả tưởng, hai là xem Trình Ngộ Tâm là kẻ địch giả tưởng, ba là hấp thu sở trường ưu thế của hai người đang chiến đấu, bốn là cố gắng hấp thu những sở trường ưu thế chuyển thành của mình.
Chiến đấu kịch liệt giữa các yêu nghiệt bình thường rất hiếm khi được thấy, chỉ có một cơ hội lần này.
Thực lực của yêu nghiệt thiên tài đúng là không không phải Kiếm Giả bình thường có thể so sánh. Thiên thú chiến đấu, nắm chắc thời cơ chiến đấu của bọn họ hơn xa Kiếm Giả bình thường. Trong tình huống lực lượng ngang nhau thì các yêu nghiệt thiên tài thường có thể dễ dàng đánh bại Kiếm Giả bình thường, không phải vì lực lượng của họ mạnh hơn mà vì bọn họ có thiên phú chiến đấu, nắm giữ lực lượng phát huy càng lâm li triệt để hơn.
Xem thiên tài yêu nghiệt chiến đấu không phải nhìn lực lượng của họ ra sao mà là cách họ nắm giữ nó, nắm bắt thời cơ chiến đấu, nắm giữ và ứng dụng các loại năng lực của mình.
Nước mềm dẻo, quang cực nhanh bày ra lâm li dưới kiếm của Tô Nhất Phàm và Trình Ngộ Tâm.
Ba Đại Đế ở trên trời quan sát, gật gù bình phẩm.
Một trăm hai mươi thiên tài yêu nghiệt vào cuộc chiến bảng Thiên Thanh giai đoạn thứ ba về mặt lý luận mỗi người đều có tiềm lực thành tựu Đại Đế, nhưng không có nghĩa là bọn họ cuối cùng chắc chắn sẽ thành Đại Đế.
Cực quang tứ phía, Trình Ngộ Tâm người kiếm hợp nhất hóa thành ánh sáng đánh bại Tô Nhất Phàm.
Tô Nhất Phàm thua, Trình Ngộ Tâm thắng, Tôn Tọa của hai người không có gì thay đổi.
Chiến đấu kịch liệt kết thúc, thiên tài Đệ Cửu Thập Cửu Tôn Tọa đứng dậy chọn đối thủ của mình là thiên tài Đệ Bát Thập Tam Tôn Tọa.
Lại chiến đấu kịch liệt, mọi người nhìn chằm chằm chìm đắm trong đó.
Trận này thiên tài Đệ Cửu Thập Cửu Tôn Tọa thắng đối thủ, thành công thăng lên Đệ Bát Thập Tam Tôn Tọa. Thiên ài Đệ Bát Thập Tam Tôn Tọa bị đánh bại thì rớt xuống Đệ Cửu Thập Cửu Tôn Tọa.
Bảng Thiên Thanh giai đoạn thứ bốn là cuộc tranh giành giai đoạn cuối, trực tiếp như thế đấy.
Trận này đấu xong, đổi Tôn Tọa xong trận chiến Tôn Tọa thứ ba tạm dừng mấy chục giây mới bắt đầu. Thiên tài Đệ Cửu Thập Bát Tôn Tọa mất chút thời gian chọn đối thủ của mình.
Đối thủ là thiên tài Đệ Bát Thập Cửu Tôn Tọa.
Chiến đấu tiếp theo chọn đối thủ số Tôn Tọa không cao hơn bản thân quá nhiều, chênh lệch tối đa là mười đến hai mươi Tôn Tọa, chiến đấu rất kịch liệt, trong phút chốc không cách nào phân thắng thua.
Một trăm thiên tài yêu nghiệt vào vòng tư đa số thực lực chênh lệch không quá rõ ràng, xếp hạng Tôn Tọa có phần ăn may.
Kiếm Giả thì vốn giỏi về tấn công, cực kỳ sắc bén, công kích không chỗ không ở. Từ mỗi góc độ xem như hai đối thủ thực lực ngang ngửa, không phân cao thấp trên dưới chiến đấu cực kỳ kịch liệt, nhưng sẽ không kéo dài bao lâu. Nếu bị một bên bắt giữ cơ hội thì thắng thua đã định ngay lập tức.
Sắc bén, phong mang của kiếm phô bày lâm li tại đây. Không gian trên đỉnh Bách Tôn Thần Sơn như bị cắt sợi.
Kiếm quang rực rỡ mà sắc bén, hoặc bá đạo cương liệt, hoặc quỷ dị âm nhu, phong cách khác nhau nhưng đều tinh tế tuyệt luân.
Đối chiến kiếm pháp cơ bản hay đối chiến bằng kiếm pháp sở trường của mình đều hấp dẫn chú ý, khiến người chìm đắm vào trong.
Các trận chiến kịch liệt, kiếm quang, kiếm ảnh còn sót lại trong không khí sau khi mỗi trận chiến kết thúc, chứng kiến chiến đấu kịch liệt.
Thời gian trôi qua từng ngày, địa điểm chiến đấu, không gian giữa trăm Tôn Tọa có quy tắc đặc biệt, những thiên tài thoải mái đánh nhau, có giết chết cũng sẽ sống lại trên Tôn Tọa. Dù chiến đấu đến kiệt sức, quay về Tôn Tọa là sẽ phục hồi tất cả lực lượng trong thời gian ngắn.
Tôn Tọa có thần lực không tin được, chẳng những khiến các thiên tài sống lại, khiến những thiên tài trong thời gian cực ngắn phục hồi tu vi, lực lượng còn có thần hiệu cho việc tu luyện, tham ngộ rõ rệt. Hơn nữa Tôn Tọa càng cao thì càng rõ ràng, như có lực lượng thần kỳ trong đó.
Trận chiến thứ ba mươi hai là thiên tài Đệ Lục Thập Bát Tôn Tọa phát động, lúc trước gã đã bị khiêu chiến, với thực lực cường đại đánh bại đối thủ giữ gìn Tôn Tọa của mình. Thiên tài này muốn vượt nhiều Tôn Tọa hơn, đánh bại đối thủ chiếm Tôn Tọa càng cao.
Nên thiên tài Trần Hạo Nhất Đệ Lục Thập Bát Tôn Tọa khiêu chiến thiên tài Đệ Nhị Thập Tứ Tôn Tọa, tên của thiên tài này là Quan Lâm.
Đệ nhất Thần Tử của Kiếm Thần điện, Quan Lâm.
Tu vi của Trần Hạo Nhất là Niết Bàn đỉnh nhị trọng thiên, tu vi của Quan Lâm cũng vậy, hai người tu vi ngang ngửa.
Trần Hạo Nhất đứng đối diện Quan Lâm, trong mắt tràn ngập thưởng thức và trắng trợn ái mộ: