Khoáng Dã Như Phong

Chương 4



Suy cho cùng Lữ Triết cũng chỉ nói suông thôi, không thể nào chuyển trường vào thời điểm này, ồn ào một hồi liền yên tĩnh lại.

"Làm sao bây giờ đây Lữ cẩu, tôi còn phải làm bài tập về nhà nữa." Ngô Phán Phán không có tâm trạng làm đề, cả người quay xuống hàng ghế phía sau, duỗi chân đá vào ghế Lữ Triết.

Lữ Triết ủ rũ ôm góc bàn: " Tốt xấu gì cậu cũng có bài tập, bài tập của tôi giờ cũng không biết nó đang ở đâu đây."

"Cậu vứt đi à?"

"Ừ." Lữ Triết bĩu môi: "Vừa mới nhận được, tôi đã đưa cho ông già thu gom rác ở cổng trường."

"Đâu nghĩ lại xui xẻo như vậy."

Ngô Phán Phán an ủi cậu ta: "Đừng buồn, nhà sách chắc có bán đấy, đợi lát nữa tan học tôi đi với cậu."

"Tôi thực sự ghen tị với hai người. Một người đã làm xong, người kia thì không cần làm." Cô liếc sang bên kia.

Hứa Kiều không biết phải nói gì, vì thế quay người lại, lặng lẽ cười.

Tình cờ Trần Khoáng cũng ngước mắt lên, hai người lại lần nữa nhìn nhau ở khoảng cách gần thế này.

Cậu dường như sẽ không bao giờ suy sụp, lúc nào cũng mang bộ dáng thờ ơ như thể không có gì có thể khơi dậy cảm xúc của cậu.

Trần Khoáng không nói chuyện, cậu bật điện thoại lên gõ nhẹ vào màn hình vài lần.

Thấy hành động của cậu, Ngô Phán Phán cũng lấy điện thoại di động ra, nói với hai người trừ Lữ Triết, nói: "Chúng ta thêm QQ đi."

Lữ Triết giành trước một bước mở giao diện điện thoại ra: "Tôi trước tôi trước."

"Chuyện gì cậu cũng tranh với tôi đúng không? Né qua một bên, tôi trước." Ngô Phán Phán ngăn cậu ta đưa điện thoại qua.

Mọi người nhanh chóng kết bạn với nhau. Nhìn ảnh đại diện mới nhất hiện lên, Hứa Kiều không nhịn được cong khóe môi."

"Các cậu cũng dùng Wechat sao, thêm bạn luôn nhé?" Ngô Phán Phán đề nghị.

"Ừm."

Sau khi giáo viên bộ môn cuối cùng rời đi, Nghiêm Kha trên tay cầm một tách trà trở lại lớp học: "Mọi người ra hành lang xếp hàng, xếp thành hai hàng, tôi sẽ đưa các em đi dạo trong khuôn viên trường một chút."

"Đi cùng nhau nhé?" Ngô Phán Phán quay người nói với Hứa Kiều.

"Được." Hứa Kiều gật đầu, đứng dậy với cô.

Lữ Triết ở hàng sau không trực tiếp mời mọc như Ngô Phán Phán, mà theo đuôi Trần Khoáng phía sau, mục đích không cần nói cũng biết.

Bốn người đến chậm, đến cầu thang cũng là những người cuối cùng.

Bố cục của trường mới với trường cũ có chút khác nhau, mọi người đang nghe Nghiêm Kha giới thiệu đồng thời bản thân cũng tranh thủ quan sát.

Hứa Kiều và Ngô Phán Phán ở cuối hàng, Trần Khoáng và Lữ Triết ở phía trước.

Có vẻ như đi dạo quá nhàm chán, Lữ Triết lại bật chế độ lảm nhảm.

"Trần Khoáng, cậu về khi nào?"

"Hôm qua."

"Cậu còn ở nhà cũ sao?"

"Không."

"Sao bây giờ lại nhìn đẹp trai như vậy? Thật sự con trai mười tám tuổi thay đổi rất lớn."

"Tôi mười bảy."

"Đúng vậy, tôi nhớ cậu lớn hơn tôi mấy tháng, cho nên cao hơn so hơn với tôi"

"Trung học cơ sở tôi đã nghỉ một năm."

"Sao mặt cậu lại bị thương?"

"Bị cành cây quẹt trúng."

...

Đoạn đường không dài, Hứa Kiều vô tình biết được nhiều điều về anh.

Từng câu từng chữ đều được cô âm thầm khắc ghi vào tận đáy lòng.

Đi dạo đơn giản một vòng, Nghiêm Kha đưa học sinh trở lại lớp học, nói rằng có thể tan học.

Trước khi đi, thầy ấy đến hàng ghế cuối, dặn dò: "Trần Khoáng, đợi lát nữa em đi cùng Minh Đức lên lầu một lấy đồng phục nhé, tổng cộng sáu bộ, đừng có quên đấy."

Trần Khoáng nhét toàn bộ sách giáo khoa vào hộc bàn, nghe vậy nhàn nhạt gật đầu.

Ngô Phán Phán đeo cặp sách vào: "Hứa Kiều, cậu thu dọn đồ đạc chưa, chúng ta đi cùng nhau đi."

"Được." Hứa Kiều chỉ đem sách toán về, kéo khóa kéo đứng lên.

"Đi thôi Lữ cẩu, đi mua bài tập hè."Ngô Phán Phán hướng về phía sau gọi.

Lữ Triết cầm dây đeo cặp: "Được rồi, Trần Khoáng, tôi đi trước, ngày mai gặp lại nhé."

"Mai gặp."

Trần Khoáng cũng không vội đi, dứt lời ngả người ra sau, dựa vào lưng ghế nhìn ra ngoài cửa sổ.

Cậu giống như luôn mang dáng vẻ đầy tâm sự.

Hứa Kiều thu lại ánh mắt, đứng dậy khỏi chỗ đi theo hai người phía trước đang lên kế hoạch cho bài tập hè.

Nhiệt độ ngày hôm nay không kém gì hôm qua, hơn nữa đã gần trưa, ánh mặt trời càng thêm tàn nhẫn.

Hứa Kiều nghe lời bà nội mang theo ô, mở nó ra ngay khi bước dưới ánh nắng mặt trời. Cô muốn che cho hai người trước mặt mình, nhưng chiếc ô không đủ lớn, cầm lên hạ xuống thật sự rất khó khăn.

Lữ Triết bước ra khỏi ô, duỗi tay sờ ót: "Các cậu che đi, tôi không cần đâu."

Hiệu sách mà Ngô Phán Phán đề cập ở phía bắc trường học, ngược đường về nhà Hứa Kiều. Đến cổng trường, mọi người nói tạm biệt liền tách ra.

Bước chân của Hứa Kiều nhanh hơn, chưa đầy sáu phút đã đến đầu phố.

Hiệu sách đối diện cây long não cổ thụ hôm nay mở cửa, cô chậm rãi bước vào, miệng ngân nga một bài hát.

Người phụ nữ ở quầy khoảng 40 tuổi, trên tay cầm một lá thư, thấy Hứa Kiều đến, giơ tay chỉ về hương bên kia: "Bưu thiếp đến rồi đấy."

Hứa Kiều nghe vậy mừng ra mặt, nhanh chóng chạy đến giá sách, chăm chú chọn.

Khi quay lại quầy tính tiền, cô vô tình nhìn lướt qua dòng chữ trên tờ giấy, nhẹ giọng hỏi: "Dì Vân, có phải con đã quấy rầy cô rồi không?"

"Không có, dì viết bừa thôi, vẫn đang suy nghĩ."

Hứa Kiều thở phào nhẹ nhõm, cầm lấy tấm bưu thiếp bước ra khỏi hiêu sách.

Nhìn về phía trước, một bóng dáng quen thuộc bỗng xuất hiện trong tầm mắt.

Là Trần Khoáng.

Chắc là cậu mới từ trường đến đây, trên tay cầm máy ảnh SLR (*), rẽ thẳng vào một cửa hàng sửa chữa kỹ thuật.

(*) Máy ảnh SLR là máy ảnh phản xạ ống kính đơn có tên gọi tiếng anh là Single-lens reflex camera. Đây là dòng máy ảnh sử dụng một ống kính và gương lật để phản chiếu cảnh đi lên từ ống kính.

Chưa đến một phút đã đi ra.

Hứa Kiều do dự không dám đi tới chào hỏi, tuy rằng hôm nay mới thực sự quen biết nhau, nhưng tốt xấu gì cô cũng ngồi trước cậu.

Nhưng không chờ cô bước lên, Trần Khoáng đã rời đi.

Hứa Kiều bỏ bưu thiếp vào cặp, đeo lên rồi rời đi.

Bước chân của thiếu niên rất lớn, cô phải đi rất nhanh mới có thể đuổi kịp.

Phố Thường Thanh rợp bóng cây xanh, giúp giảm nhiệt rất nhiều. Để mở rộng tầm nhìn của mình, Hứa Kiều thu ô lại.

Cũng vào lúc này, thiếu niên phía trước có dấu hiệu xoay người lại.

Như cảm giác mách bảo, Hứa Kiều chạy thật nhanh ra sau cái cây cổ thụ núp.

Cô lo lắng cái gì, đây rõ ràng là đường về nhà, cho dù Trần Khoáng có phát hiện ra, cô cũng có đủ tự tin bình tĩnh bước đi.

Trước đây trái tim chưa bao giờ cảm thấy hoảng loạn như vậy.

Thật lâu sau, nhịp tim vẫn chưa trở lại bình thường.

Hứa Kiều cuối cùng cũng lấy hết can đảm để nhìn lại, đúng như cô dự đoán, Trần Khoáng đã biến mất.

Cô ngửa mặt nhìn lên bầu trời xanh qua khe hở giữa những cành cây, cúi đầu xuống, có thể ngửi thấy vị ngọt nhè nhẹ từ tiệm hạt dẻ rang đường bên cạnh.

Trở về sân nhà mình, sau khi rửa tay, Hứa Kiều nhấp một ngụm chè đậu xanh để trên bàn, vào phòng gọi: "Bà ngoại ơi, con về rồi."

"Về rồi à." Biên Trân vẫy quạt hương bồ đi tới từ phía sau cây ngọc lan: "Kiều Kiều, lớp mới thế nào rồi?"

"Cũng được ạ." Hứa Kiều đặt bát sứ trắng xuống, cởi cặp sách đặt sang một bên.

Biên Trân vào nhà lấy một kiện hàng: "Ba mẹ con gửi cho đấy, mở ra xem đi."

Hứa Kiều đáp "Dạ." Mở ra bên trong là một chiếc cặp mới, còn có các loại sách phụ đạo và đồ dùng văn phòng phẩm.

Biên Trân vỗ nhẹ lên vai cô: "Sao con không gọi cho mẹ, nó nói chuyện với bà cứ nhắc mãi chuyện lâu rồi không nói chuyện với con."

"Dạ, bây giờ con gọi liền." Hứa Kiều nhân tiện ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, mở điện thoại lên tìm Wechat, ngón tay do dự giữa gọi video và gọi thường, cuối cùng chọn cái thứ hai.

Điện thoại được kết nối, giọng nói ở đầu dây bên kia nhẹ nhàng vang lên: "Kiều Kiều?"

"Mẹ, con đây."

"Đã nhận được hàng chưa, có thích không?"

"Con nhận được rồi, thích lắm ạ."

"Nếu muốn cái gì cứ nói với mẹ, mẹ sẽ mua rồi gửi cho con."

"Không cần đâu ạ, con không thiếu gì cả."

Nghe đến đây, đầu dây bên kia im lặng một lát.

Kiều Tố Hân: "Được rồi, con chờ một chút đừng cúp máy, nói chuyện với ba con."

"Kiều Kiều." Hứa Hạng Thành rất ít nói, nghĩ tới nghĩ lui hỏi: "Đã nhận được tiền bố chuyển chưa?"

Hứa Kiều nhìn chằm chằm địa chỉ trên kiện hàng, nhàn nhạt trả lời: "Nhận được rồi ạ."

"Ở nhà phải chăm sóc bà ngoại, biết không?"

"Vâng ạ."

"Đây, Duệ Duệ, nói với chị con mấy câu." Hứa Hạng Thành đem điện thoại nhét vào tay câu bé bên cạnh.

Hứa Duệ năm nay tám tuổi, vừa mới vào lớp 2, từ lúc 1 tuổi đã theo cha mẹ sống ở Thụy Ninh, kém Hứa Kiều 8 tuổi, hai chị em thật sự không có chung đề tài để nói chuyện, nên cậu bé chỉ ngoan ngoãn kêu một tiếng "chị. ", không nói gì nữa.

Hứa Kiều cũng không nói thêm gì, như bình thường, cô kết thúc cuộc điện thoại bằng bốn chữ " Chăm chỉ học tập."

Thấy tâm trạng cô không tốt, Biên Trân cầm bát chè đậu xanh nhét vào tay cô: "Uống thêm mấy ngụm nữa, uống xong thì chúng ta ăn cơm."

Có một cuốn album ảnh cũ ở góc bàn, Hứa Kiều vừa uống chè đậu xanh vừa nhìn bà ngoại vào nhà trước, đem cuốn album ảnh kia như trân bảo mà ôm vào lòng.

Cô đã xem cuốn album đó, hầu hết đều là ảnh của ông bà ngoại khi còn trẻ.

Bà ngoại đến từ Khúc Hương, cách huyện Nam Hoài rất xa, đó là một khoảng cách mà Hứa Kiều người chưa bao giờ ra khỏi huyện này, không thể tưởng tượng được. Khi còn trẻ, bà của cô là một đứa trẻ mồ côi, đã nhất kiến chung tình với ông cô người đang đi du lịch tự do, ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kể từ đó, bà rời quê hương và đến thành phố xa lạ này. Đáng tiếc là cuộc sống hạnh phúc kéo dài chưa được mười năm thì tan vỡ, khi mẹ của Hứa Kiều lên chín tuổi. Sau tai nạn của ông ngoại, bà ngoại một mình nuôi lớn đứa trẻ.

Bà ngoại không thích xem TV cũng không thích lướt điện thoại, lúc rảnh rỗi bà chỉ nghe đài, lật xem cuốn album ảnh cũ này.

Mặc dù những bức ảnh đó đã ố vàng và rất cũ, nhưng mỗi lần bà mở ra xem, nụ cười hạnh phúc lại nở trên môi, những nếp nhăn trên trán cũng bất giác giãn ra.

Đến nỗi khi Hứa Kiều đọc câu "Mười năm sinh tử cách đôi đường, không suy nghĩ, lại khó quên." cô không khỏi xúc động trước tình yêu và nỗi nhớ da diết khôn nguôi của bà ngoại đối với ông ngoại.

Lúc đó Hứa Kiều mới nhận ra thích một người là như thế nào, nhưng cô vẫn chưa thể hiểu cảm giác khó buông bỏ một tình yêu sâu đậm là như thế nào.

Cho đến nhiều năm sau, cùng trò chuyện với bạn bè về những chủ đề tình cảm, hình bóng của Trần Khoáng lại xuất hiện trong tâm trí cô không thể khống chế được, lúc này cô mới hiểu được.

Hóa ra nếu bạn thực sự thích một ai đó, thật sự không có cách nào để buông bỏ.

Sau bữa trưa, Hứa Kiều cất tấm bưu thiếp mới mua vào hộp, sắp xếp đồ đạc trong kiện hàng, lấy sách toán và notebook ra, chép lại những điểm kiến thức trọng tâm trong đã làm trong hè.

Viết xong đã là ba giờ chiều, Hứa Kiều mở cửa tủ lạnh lấy kem, mở ra bỏ vào miệng, đồng thời mở QQ ra xem.

Cô click vào trang cá nhân của Trần Khoáng rồi nhìn rất lâu, cho đến khi kem chảy nhỏ xuống tay, lúc này cô mới chuyển về giao diện chính.

Sau đó lại mở Wechat, thấy cửa sổ trò chuyện với Trần Khoáng.

Hình đại diện của Trần Khoáng ở Wechat và QQ giống nhau, là tranh màu nước, vẽ một cánh đồng hoang.

Giống như con người của cậu, bí ẩn, nhưng lại khiến người khác không nhịn được đến gần.

Trong vòng bạn bè chỉ ít ỏi vài bài viết, không phải chia sẻ chiến tích trò chơi thì cũng là share vài bài báo.

Hứa Kiều nhìn từ đầu đến cuối, cuối cùng phát hiện có gì đó khác lạ, là một bức ảnh có dòng chữ "Khởi đầu mới".

Cô không có năng lực đánh giá cao về mặt chuyên môn, mới nhìn chỉ thấy đẹp, nhưng lâu dần lại cảm thấy quen thuộc đến khó hiểu.

Trong đầu xẹt qua vài hình ảnh, Hứa Kiều đột nhiên trở nên rõ ràng, ăn xong cây kem chỉ trong vài miếng, cô liền chạy về phòng.

Lấy tất cả bưu thiếp trong hộp ra, cô mở Weibo lần nữa, tìm thấy tấm ảnh mình chú ý.

Tấm ảnh đầu tiên giống hệt với tấm trong vòng bạn bè.

"K" là một nhiếp ảnh gia mà Hứa Kiều rất ngưỡng mộ, là một nhiếp ảnh gia tài năng mới xuất hiện, trước mắt chưa được nhiều người biết đến. Cô thích sưu tập bưu thiếp chủ yếu vì nội dung trên đó có in tác phẩm của cậu, hiện tại cậu cũng chỉ mở loại ủy quyền này.

Các tác phẩm của " K " đăng trên Internet đều được đánh dấu bằng watermark (*) đặc biệt của riêng mình, một chữ cái thường được viết tay " k "

*Watermark được dịch là hình mờ, thể hiện dưới dạng như một đoạn text, hình ảnh, logo, khẩu hiệu hay số điện thoại, nhưng chúng được làm mờ đi và không rõ nét như ban đầu. Việc chèn watermark nhằm mục đích đánh dấu chủ quyền, bảo vệ quyền sở hữu cho chủ nội dung.

Hứa Kiều nhớ lại khi gặp Trần Khoáng hôm qua, trên tay cậu cầm camera, mặt rất nghiêm túc.

Cô tắt điện thoại, lấy lại tấm bưu thiếp, mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài.

Trời xanh, mây trắng, cây xanh.

Cô nối lại những suy nghĩ trong lòng, dường như đột nhiên hiểu ra điều gì đó.

Cuối hè năm 2016, Hứa Kiều đã có một bí mật vô cùng quan trọng.

Tác giả có lời muốn nói: "Mười năm sinh tử cách đôi đường, không suy nghĩ, lại khó quên." - Tô Thức 《 Giang Thành Tử · Ất mão tháng giêng hai mươi ngày đêm nhớ mộng 》
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.