Cả Văn Đoàn và Thu Nguyệt đều ngỡ ngàng nhìn Tưởng Quốc, em trai của họ, dẫu bề ngoài có biến đổi nhưng nó vẫn là nó, vẫn là Trần Tưởng Quốc, một lòng lo lắng cho người thân của mình. Cả hai người giờ phút này mới hoàn toàn tin tưởng mục đích thật sự của Tưởng Quốc khi theo đuổi sức mạnh.
Hoàn cảnh sinh trưởng, thân phận và địa vị khiến bản thân của cả hai tiếp xúc với quá nhiều loại người, nhiều hơn xa độ tuổi mà bình thường lên gặp. Điều này khiến họ có nhận thức rõ ràng hơn rất nhiều về sự đen tối của lòng người. Văn Đoàn đưa tay vỗ vai Tưởng Quốc, nhưng cũng không nói thêm gì cả.
Thu Nguyệt xoa khoé mắt, cô bị cảm động bởi lời nói Tưởng Quốc. Công việc của cô khiến cô không có quá nhiều lòng tin vào người khác, nhưng chính vì vậy, sự chân thành của em trai càng khiến cô trân trọng. Cũng chính bởi sự thuần tuý trong tình cảm khiến cho hai chị em thân thiết tới vậy.
Cách xa mái nhà, ông Nhân cùng bà Vy đang đứng nhìn ba người cháu của mình. Bà Vy hỏi:
- Thế nào rồi?
Ông Nhân trả lời:
- Bà thắng.
- Tôi nói rồi mà. Màu mắt thay đổi, nhưng ánh mắt vẫn còn đó. Ánh mắt của nó sẽ không lừa dối tôi.
Ông Nhân cười:
- Vâng vâng vâng. Nhất bà rồi!
Ông Nhân ngừng lại nụ cười, ông than thở:
- Nếu được, tôi mong nó bớt cảm tính lại, bớt tình cảm đi chút. Nó bây giờ rất mạnh, rất mạnh. Nhưng điểm yếu cũng quá rõ ràng.
Bà Vy nghiêm mặt:
- Ông nói vậy là ý gì? Làm sao ông lại mong cháu mình xấu đi cơ chứ? Nó mới 13 tuổi thôi.
Ông Nhân ngây người. Bà Vy tiếp tục:
- Hơn nữa, thằng Quốc khác với thằng Đoàn. Ông phải biết, tâm hồn của tiên tri rất nhạy cảm, đặc biệt là khi còn chưa trưởng thành. Cái ông phải làm bây giờ là cố gắng đừng cho nó bị xúc phạm chứ không phải là tính toán coi đốt cháy thời gian để nó trưởng thành.
Ông Nhân cười khổ:
- Bà nói đúng. Nếu không nhờ bà nhắc nhở, thì tôi… Dù sao thì sức mạnh của thằng Quốc rất dễ dàng khiến người khác quên đi tuổi tác thật của nó hiện giờ.
Bà Vy gay gắt:
- Ông bây giờ chỉ là một ông già về hưu thôi. Bớt bớt mấy cái tính toán lại cho tôi nhờ.
Ông Nhân ngồi xuống ghế:
- Rồi rồi. Tôi biết rồi. Bệnh nghề nghiệp thôi…
Bà Vy than thở:
- Nói vậy chứ tôi cũng lo sợ, thằng bé mạnh lên quá nhanh. Tôi sợ nó bỏ qua quá trình trưởng thành cần thiết. Cảm giác như cho một đứa trẻ cầm một khẩu súng tự động trong tay vậy.
Ông Nhân nói:
- Không phải cầm súng tự động. Mà là cầm bom! Thậm chí là bom nguyên tử. Bà có thấy bầu trời vừa rồi không? Nó điều khiển thảm hoạ tự nhiên chỉ bằng một cái phẩy tay. Nếu như nó bùng nổ, sức phá hoại tạo ra là vô cùng kinh khủng.
- Cái chúng ta có thể làm bây giờ là cố gắng hướng dẫn thằng Quốc đi theo lẽ phải, để cho nó không lạc đường.
- Cũng chỉ có cách đó thôi. Thứ sức mạnh mà nó mới triển khai đã vượt quá tầm khống chế của bất cứ ai mà tôi biết. Cho dù là người mạnh nhất thế giới hiện giờ, Albus Dumbledore, có lẽ cũng chỉ có thể đánh bại nó mà thôi. Còn uy hiếp nó thì…
Ông Nhân lắc đầu không nói tiếp, bà Vy quá hiểu những gì người chồng chung sống bao lâu nay đang nghĩ. Bà nói:
- Sao ông không nghĩ tới điều gì tích cực hơn. Như là sức mạnh của nó là một tấm chắn bảo vệ mạnh mẽ cho chúng ta. Không phải sao?
Ông Nhân cười trừ, ông biết vợ đang mỉa mai mình. Bà vẫn bất mãn bởi việc ông lôi Văn Đoàn về bên cạnh và dạy dỗ nó theo cái mà ông gọi là giáo dục tinh anh.
Sáng sớm hôm sau, khi Tưởng Quốc đang ngồi uống trà sáng, anh Đoàn tiến tới, cả người anh ướt nhẹp mồ hôi. Anh nói:
- Ông nội bảo chú tới gặp ông đấy. Không vội lắm đâu, cứ ăn uống cho xong đi đã.
- Anh làm cái gì mà nhìn như mới rơi xuống nước về thế?
- Thì anh mới dưới nước ngoi lên chứ đâu. Thế nhá, anh còn phải đi học nữa.
Anh Đoàn vẫy vẫy tay rồi đi mất. Tưởng Quốc khẽ nhíu mày, ông nội muốn gặp nó có việc gì, nó không tin hành động tối qua có thể qua mắt được ông. Thậm chí, nó còn có thể cảm giác được tối qua có một cặp mắt đang nhìn trực tiếp nó.
Tưởng Quốc gõ cánh cửa gỗ đang đóng kín, từ bên trong, một giọng nói vang lên, già nua nhưng đầy mạnh mẽ:
- Quốc đó hả? Vào đi.
- Con chào ông.
Ông Nhân vẫy vẫy tay, ông đang ngồi bên bàn trà.
- Đến đây nào. Ông cháu mình nói chuyện.
Tưởng Quốc ngồi xuống, nó trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
- Ông gọi con có việc gì thế ạ?
Ông Nhân cười:
- Về việc con muốn dự thi để tranh thủ một vé tham dự giải giao hữu quốc tế. Con không cần thi nữa.
- Dạ?
- Con được thông qua rồi. Những người khác sẽ cạnh tranh 19 vị trí còn lại.
Tưởng Quốc giật mình:
- Thế người khác có ý kiến thì sao ạ?
Ông Nhân cười khẽ:
- Con sẽ giải quyết được thôi. Có việc quan trọng hơn mà con cần phải làm.
Ông Nhân nghiêm mặt nói:
- Con cần học cách khống chế sức mạnh, đồng thời… hiểu rõ bản thân mình.
Tưởng Quốc nghẹo đầu:
- Nâng cao tâm cảnh ạ?
Ông Nhân bật cười:
- Ha ha ha… cái thằng nhóc này. Đúng rồi, cứ gọi theo bất cứ cách nào con muốn.
Tưởng Quốc nói:
- Nhưng con thấy mình vẫn bình thường mà.
Ông Nhân lắc đầu:
- Nâng cao khả năng không bao giờ là thừa. Con sẽ phát hiện, mình không mạnh mẽ như đã tưởng đâu.
Ông Nhân không cần dùng mắt vẫn có thể cảm nhận được nguồn sức mạnh vô cùng kinh khủng đang cuồn cuộn chảy trong người của Tưởng Quốc. Nhưng điều này khiến ông lo lắng, đột ngột sở hữu lăng lực khổng lồ giống như đột nhiên trúng vé độc đắc vậy. Có bao nhiêu người có thể bình tĩnh mà khống chế nổi. Dù miệng không nói, nhưng chính Tưởng Quốc đang bành trướng mà bản thân cũng không biết.
Tưởng Quốc tuy không thích đặc quyền đặc lợi, nó sẽ mang tới điều tiếng và phiền toái không cần thiết. Bản thân Tưởng Quốc biết bản thân có thừa khả năng, nhưng nó cũng không phản đối xắp sếp của ông Nhân. Từ những hiểu biết ít ỏi của nó về ông nội, thì ông tuyệt đối sẽ không phá vỡ nguyên tắc và luật lệ nếu không có nguyên nhân gì đó cực kỳ, cực kỳ quan trọng.
Ông Nhân không hỏi sang vấn đề khác:
- Con bé Hà đã quen với con chưa?
Tưởng Quốc cười buồn:
- Chưa ông ạ. Con bé vẫn sợ hãi con.
Tưởng Quốc nhớ lại ban nãy, khi trên đường tới phòng của ông nội, nó đã gặp mẹ và em. Tưởng Quốc vẫn nhớ ánh mắt của em gái khi nó nép vào người của mẹ, chỉ có một chút xíu tò mò, còn lại chỉ là sợ hãi.
Ông Nhân nói:
- Lần này coi như một bài học quý giá. Con đừng bao giờ quên và nhớ kỹ nó làm bài học.
Tưởng Quốc than thở:
- Vâng! Con nhớ kỹ. Thực sự là nhớ cả đời.
Ông Nhân cười, ông đưa tay xoa đầu đứa cháu. Nó là đứa ở xa nhất, nhưng lại khiến ông thưởng thức chẳng kém gì Văn Đoàn. Hơn nữa nếu xét về tình cảm thuần tuý thì còn tốt hơn.
Rời khỏi phòng của ông nội, Tưởng Quốc đi ra phía cổng, nó đánh tiếng với mẹ rồi gọi tài xế và đi dạo quanh Hà Nội. Ông Nhân nói bản thân nó có 3 ngày thư giãn trước khi khoá huấn luyện tâm cảnh.
Năm nay, không còn bất cứ người quen nào đi cùng Tưởng Quốc. Thời điểm này trong năm, ở Việt Nam vẫn còn chưa kết thúc học kỳ, tất cả học sinh vẫn đang loay hoay với kỳ thi cuối năm. Tưởng Quốc cho xe đi tới Văn Miếu, nó yêu thích bầu không khí cổ kính ở nơi đây.
Sau khi đi dạo một vòng, Tưởng Quốc yêu cầu chú lái xe trở tới địa điểm viết thư pháp, nó muốn sưu tầm chút gì đó. Thầy đồ vẽ thư pháp là một ông lão tên Đồng, trên dưới 70 tuổi, có dáng người gầy gò, mái tóc muối tiêu để dài, được búi tròn lên cao. Ông nhìn Tưởng Quốc, cười:
- Thế cậu muốn viết gì nào? Người trẻ tuổi bây giờ biết thư pháp hiếm lắm đấy.
Tưởng Quốc đáp lại:
- Cháu sẽ viết lại đoạn thơ. Nó hơi dài.
Ông Đồng cười gật đầu. Sau khi Tưởng Quốc viết xong đoạn thơ, ông ngắm nghía chữ nó viết, rồi nói:
- Chữ rất đẹp. Nét chữ nết người. Qua chữ viết có thể thấy cậu là người tốt.
- Ông quá khen rồi.
Ông Đồng không nói thêm, dù sao cũng chỉ đơn giản là khách hàng mà thôi. Ông Đồng rửa tay bằng nước sạch, lấy khăn lau khô đôi tay gầy guộc của mình. Ông lấy nghiên mực, bút lồng và thỏi mực tàu; đổ một ít nước cất vào nghiên mực và bắt đầu công việc của mình.
Dưới bàn tay của ông đồ già, những nét chữ xinh đẹp hiện ra, lấp đầy chiếc quạt giấy mà Tưởng Quốc đã mua.