Thảo ngồi chơi đến tận chiều, Hiếu với Vui cũng đi từ đâu về, thấy Thảo sang chơi thì niềm nở, Hiếu giới thiệu với vợ mới:
– Giới thiệu với vợ, đây là Thảo, em ruột chồng. Cô này lấy chồng nhà to nhất xã ,chuyên làm cầm cố mà hôm trước anh chỉ nhà cho em đấy. Còn giới thiệu với cô Thảo, đây là chị dâu mới, làm gội đầu trên huyện.
Thảo gật đầu khinh khỉnh ra điều quý phái, nhớ năm nào nó nghèo hèn, chạy sang bên tìm anh trai bị Khuê đánh cho lệch mặt ,nay đẳng cấp khác, nó lấy nhà giàu cho nên mặt cũng vênh lên hẳn. Được đà, Vui khéo khen:
– ôi Thảo đây à? Chị nghe anh Hiếu kể về em suốt đấy, nói Chị không có tin em xinh xắn thế này đâu. Đúng là, đẹp thì lúc nào cũng tốt phước.
Thảo nở mũi cười nhạt, nó chỉ vào tay Gạo đang cầm mấy đồng vừa đưa chưa kịp cất nói sĩ:
– em nghe tin thầy ốm, nên ghé về nhà xem thế nào. Thầy xanh xao quá anh chị ạ, em vừa mới đưa cho con Gạo vài đồng thuốc thang cho thầy. Anh chị gần gận đây tranh thủ qua ngó thầy, xem thầy đau ốm thế nào , già rồi không khỏe như ngày xưa nữa đâu.
– eo ôi, sao thầy lại khéo đẻ ra đứa con gái đã xinh còn nghĩ xa như em chứ . Thầy đúng là mát mặt thật đấy, lo nghĩ vậy nên được gả vào nhà giàu âu cũng đúng số đúng phận thôi….
– Chị nói sao? Thầy rát mặt ạ? Làm sao mà rát mặt?
Gạo trố mắt ra nhìn ba đứa chúng nó thảo mai với nhau. Thấy Vui vẩu nịnh cái Thảo giàu, Gạo nghe câu mát mặt thành rát mặt thì hỏi lại . Nghĩ cũng khổ thật, tiền mình làm ra thế mà dăm phút sau đã biến thành tiền con Thảo mang sang cho thầy. Ông Đỏ tuy mệt, xong thấy mấy đứa con bàn nhau chăm mình cũng ấm lòng bao nhiêu. Về già khi ốm đau, có mấy ai còn quan trọng chuyện sang giàu, mà niềm hạnh phúc nhất đấy chính là các con mình báo hiếu lúc về già.
Hiếu nghe Vui nịnh thì ưng bụng, tuy ả giao diện có hơi xấu thật, xong được cái mồm khéo như chồng, trái ngược hẳn với lời cắm cảu của Khuê. Đối với hắn mà nói, người nói ngọt quan trọng hơn bất kì giá nào, nếu như nhà ông Tuất không nhờ hắn nói dễ nghe, thì của đâu mà lấy được đất. Nay cái Thảo được gả vào nhà ômg Long, tuy hơi nghi ngờ về thủ đoạn của em gái mình, xong việc nó làm dâu ở nhà ấy là hoàn toàn đúng thực tế, nịnh bợ em gái mình không chỉ là lời nói xuông, mà còn là cách để hắn làm thân sau này dễ vay tiền.
Rút trong túi ra hộp nước sâm đắt hiền, Hiếu đi đến trước mặt ông đỏ rồi mở nắp một trai, hắn đưa cho ông Đỏ rồi trình bày:
-Con có nhờ anh đồng nghiệp lên Hà Nội công tác mua cho thầy hộp nước sâm, loại này là nhập khẩu đấy thầy ạ ,quý lắm đấy, thầy uống vào đi cho khỏe…
– Thầy ơi! Thầy đang ốm đấy thầy ạ, để con xem xem hộp sâm này thế nào rồi thầy hãy uống
Gạo thấy vỏ hộp xanh xanh đỏ đỏ trông kệch cỡm thì lên tiếng đòi kiểm tra. Nhưng Thảo tỏ vẻ không đồng ý, nó nói:
– Người ốm uống nước sâm cho khỏe là đúng đấy, chứ cần gì mày kiểm tra, mất lòng chết. Anh Hiếu có lòng mà mày làm như người ta bỏ độc cho thầy uống khônh bằng.
Hiếu đưa một chai nước sâm cho Gạo, hắn nói:
– Cứ để cho nó kiểm, nó thì kinh rồi. Hôm lão Tuất nợ tiền anh, nó còn chửi nhau tay đôi với anh để bênh lão ấy đấy. Đúng kiểu cõng rắn cắn gà nhà, không nể có thầy chẳng lẽ anh tát chết nhà nó.
– ôi dào ôi, sao mày dại thế hở gạo, người trong nhà thì mày phải bênh chứ. Đúng là học càng giỏi thì càng ngu là có thật.
Hai anh em con Thảo thằ g hiếu đứa tung đứa hứng vùi dập gạo. Hiếu hối thúc ông Đỏ uống cạn cái lọ sâm bé chỉ bằng ngón chân cái. Gạo thấy hai đứa nó nói chuyện nhân văn quá thì hỏi:
– toàn những thanh niên hiếu thảo, thế ai là người đi tắm cho thầy đây? Mấy ngày hôm hay thầy chưa tắm rồi. Trong bếp có nước nóng rồi ai đưa thầy đi tắm nào hỡi những người lắm tiền nhiều của.
Gạo nói, rồi chìa cái khăn mặt trên dây phơi ra xem đứa nào cầm. Ban nãy đứa nào đứa nấy hô to thương thầy, quan tâm thầy ,ấy thế mà giờ hỏi ai đi tắm cho thầy thì không đứa nào đi. Thảo láo liên con mắt rồi tặc lưỡi nói:
– Ôi dào, mày ở nhà chơi không thì mày tắm cho thầy, anh Chị bận bỏ xừ ra thời gian đâu mà tắm…
-Đúng đấy, Gạo nó khéo tay, chăm người ốm là nhất.
Gạo trông anh chị mình chối việc thì bật cười miả mai ,cô đáp;
– Thế phải những đứa vụng về thì nó không chăm à, những người bận bịu suốt ngày người ta quăng thầy vào sọt rác hay sao. Bận đến nỗi không dành được mười phút tắm cho thầy cơ đấy, từ nãy giờ anh chị cũng ngồi được hai tiếng hơn rồi. Bây giờ chẳng có người nào là người rả h rỗi cả đâu, chẳng qua người ta khômg kể thôi. Lần sau lười thì vặn loa bé thôi , còn thích hiếu thảo thì xắn tay áo lên mà làm. Toàn bốc phét quen thói!
– Ơ kìa!
Bị em út vỗ vào mặt thì im như hạt thóc chẳng ai hé răng nửa lời. Đúng thật! Giỏi hay không thì phải làm mới biết, chứ nói mồm xuông ai không nói được.
Thấy các con tị nhau tắm cho mình, ông Đỏ mệt nhọc nói:
– chúng mày không phải cãi nhau, thầy vẫn còn tắm được. May là thầy chưa liệt đấy, chứ nằm một chỗ chắc anh em mày đánh nhau.
Nói xong, ông Đỏ đứng dậy lom khom đi ra ngoài, Gạo cũng đi theo. Trước khi đi, Gạo nói với ba người:
– Nói trước mặt thì sợ thầy buồn, chứ đáng lẽ thầy ốm không làm được ăn thì hai người phải chia tiền nuôi thầy mới đúng,mang tiếng giàu có nhưng ngoài thương miệng thương môi ra, hai người chẳng làm được cái tích sự gì cả. Đừng tị nạnh với tôi, bởi chí ít tôi còn chăm được thầy, nếu đổi lại có ai chăm được thầy , tôi sẽ đi làm rồi gửi tiền nuôi.
Nói Vậy nhưng cả thằng Hiếu lẫn con Thảo im bặt không hé răng được nửa lời. Bởi nuôi chúng nó cũng khômg làm được, mà rời đồng tiền ra nuôi thầy thì càng khó khăn. Gạo bước ra ngoài thở dài, nói vậy thôi chứ hòng được gì từ hai con người bội bạc ấy.
Ông Đỏ ngồi ở sân giếng chờ con pha nước tắm, ốm đau nên phải cách vài ngày Gạo mới tắm cho ông một lần. Mỗi lần như thế cô đều lấy xả,bưởi, hương nhu đun lên cho thầy tắm, sợ ông cảm, Gạo cẩn thận để bốn cái ghế gỗ xung quanh, rồi căng bạt cho ômg Đỏ ngồi giữa xông hơi cho thoải mái. Nhìn cái dáng hao gầy ,tay chân thoăn thoắt của Gạo làm rất thuần thục, ba đứa to đầu trong nhà căng mắt nhìn ra khômg nói lời nào.
Không thể phủ nhận, từ khi thằng Hiếu chiếm được cái nhà của ông Tuất, nó đã bộc lộ một nửa con người của nó. Bên ngoài nó ăn nói vẫn ngọt, vẫn lịch sự, vẫn lễ phép , nhẹ nhàng như cái cách nó dồn ông Tuất vào đường cùng. Đối với em gái, nó không còn mềm mỏng được bởi năm lần bảy lượt Gạo cản trở hắn . Nếu không có ông Đỏ, không biết anh em còn có nhìn mặt nhau nữa hay là không.
Nghe bảo, Khuê hôm trước đã đồng ý kí vào tờ đơn do thằng Hiếu mang đến. Khi kí xong, thằng rể cũ không quên đểu giả ông bố vợ vài câu ,khiến ông Phóng tức nổ mắt , nó chê con gái ông bị điếc nên không chửa được, hắn vừa thoát ra khỏi Khuê thì có chửa ngay. Đã bỏ nhau rồi nhưng hắn vẫn không để người ta yên, ông Phóng sai người ở đuổi đánh khiến hắn chạy bán sống, không nhờ Khuê gàn thì tí nữa hắn bị xin khéo hai quả cà nấu cháo.
Khuê bây giờ trông thấy Hiếu không còn gai mắt hay hận thù gì như trước, dù gì hắn cũng từng ăn ở với cô, gọi nhau hai từ vợ chồng. Khuê cũng khuyên thầy mình bơ hắn đi cho đỡ phiền, cái chức văn thư coi như là sự tử tế cuối cùng của ông Phóng dành cho hắn, không nhờ có Khuê nói đỡ, ông còn định nhờ người đuổi hắn làm dân thường cho hắn chết.
Bản thân Khuê nghĩ, hôn nhân này tan vỡ một phần cũng do cô, do cô không làm tròn trách nhiệm. Nên sau khi bỏ chồng, Cô không còn tha thiết gì đi thêm bước nữa, mà chỉ mong sống một cuộc sống tự do tự tại, báo hiếu người đẻ ra mình, và cố gắng làm việc thật nhiều, để quên đi quá khứ bản thân đã bị khuyết một phần hạnh phúc.
Từ hôm Khuê sang ấy Gạo cũng chỉ gặp được đôi ba lần lâu lắm rồi. Gạo cũng muốn sang bên nhà chơi và để kể cho Khuê nghe Hiếu bị vô sinh, không phải Gạo muốn kể chuyện này ra để khiến Khuê hả dạ, mà cái chính gạo muốn khuê lại thắp lên hi vọng, một lần đi khám ở bệnh viện lớn xem sức khỏe sinh sản của mình thế nào, chứ cứ dựa dẫm vào đông y, thuốc bắc, dăm ba cái mẹo chữa hiếm muộn, lại đi khám ở nơi không đúng bệnh thì khỏi thế nào được.
Tối ấy, ông Đỏ ăn xong bát cháo ,uống thêm lọ nước sâm con trai mua thì lên giường nằm, nửa đêm ông bỗng bị đi ngoài , đau bụng dữ dội, ban tối ăn được tí cháo nào ông nôn sạch, người xanh xao vàng vọt . Ông bảo lấy cho ông một lọ nước sâm nữa uống vào cho đỡ trống ruột rồi mới uống thuốc đi ngoài. Gạo lật đật vào tủ lấy ra, nghĩ thế nào, cô cầm cái hộp lên đọc , rõ ràng là chữ Việt Nam , lâu lâu xen tí chữ Hàn , nhưng đến chỗ ghi nơi sản xuất lại thành hàng của Trung Quốc. Không những vậy, nó đã hết hạn sử dụng từ tháng mười năm ngoái. Và cái lọ nước sâm này chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến việc ông Đỏ bị miệng nôn chôn tháo, chỉ có thể do ngộ độc.
Tức vì thằng Hiếu biếu thầy lọ nước đểu, Không nói gì với thầy, Gạo chạy sang bên lán, nơi có hiếu và con mẹ Vui nằm trong hú hí. Gạo đứng trước cửa sẵn giọng gọi:
– Này! Mua sâm cho thầy kiểu gì mà hết hạn thế hở? Hà g nhập khẩu của thằng nào mà lại có chữ Việt Nam ở đây?
Vợ chồng Hiếu tuy trong lán đã nghe, xong vì không muốn lằng nhằng nên im bặt giả vờ ngủ say khômg nghe thấy. Chúng nó chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm đối với ômg Đỏ đang nằm kiệt sức vì đi ngoài.
Tức không để đâu cho hết, Gạo chạy về nhà cầm con dao bầu sang, lật tốc cửa lán lên rồi chĩa con dao sáng loáng về cổ của thằng Hiếu khiến hai đứa dựng hết lông gáy gào lên kinh hãi:
-Bà mày gọi chúng mày lần này là lần thứ mấy rồi, chúng mày định giả điếc chày cối à?muốn tao xiên cho mỗi đứa một nhát mới chịu sang phải không?
-Ấy ,Gạo ơi!chị xin em! Có gì từ từ nói, em làm thế này người chết mà em cũng đi tù em ơi….
– Tao lại sợ đi tù à? Tao làm gì có có gì mà tao sợ, cũng chẳng có tiền, có nhà cao cửa rộng như nhà mày mà tiếc. Tao chỉ có mỗi thầy, thế mà chúng mày cho ông ấy uống cái giống gì để ômg ấy nôn mật xanh mật vàng cả đêm thế kia.
Hiếu nghe Gạo kể thì cũng đã biết được nguyên do ,hắn nói nhẹ nhàng lấy lòng:
– Hộp sâm đấy anh nhờ người ta mua sao lại hết hạn được nhỉ? để anh qua xem thầy thế nào, chắc có nguyên do gì ấy thôi.
Vừa nói Hiếu vừa chĩa con dao ra hướng khác khỏi cổ. Gạo trông ngày thường hiền lành thế thôi, chứ lúc cầm con dao cũng có khác nào trộm cướp đâu.
Để cho hai đứa nó mặc lại quần áo, rồi tất cả cùng sang. Lúc này trên giường ông Đỏ không có ai cho đi đại tiện đã phóng ra giường. Gạo cầm hộp nước sâm rồi dí tận mặt Hiếu ,gõ con dao kêu leng kemg nói:
– Banh mắt ra mà xem là năm nào, hàng nhập từ Trung Quốc có chữ Việt nam thì hiểu nó xịn đến mức nào rồi. Thầy bị thế này là do quà mày biếu đấy. Đấy, đêm nay ở đây mà chăm thầy cho đúng nguyện vọng nhà mày đi.
Nói xong Gạo đi ra, tưởng cô sang buồng bên ngủ, nào ngờ Gạo cầm dao bầu ngồi ngoài ghế canh chừng. Hiếu nhìn ông Đỏ ái ngại gãi đầu, có tắm cho thầy thôi còn khó khăn chứ nói gì hầu giường cứt chiếu đái.
Hai vợ chồng chia nhau ra làm, Hiếu đưa ông Đỏ ra rửa ráy, còn Vui thì giặt quần áo , giặt chăn chiếu. Nhưng Vui không chịu, trần đời ả có phải hầu ai bảo giờ đâu, thấy hiếu nói ả cãi:
– Anh đi mà dọn, có phải thầy tôi đâu….
” Bốp!”
– Mày có im đi không? Hay để tao vả cho một nhát thụt răng vào trong. Đêm hôm rồi, nói ít thôi,dọn xong nhanh còn đi ngủ .
Hiếu cáu bẳn chử vợ mới đúng với bản chất cục cằn. Nó bị Gạo dọa cầm dao nên nó hơi rén thôi, chứ ngày thường trông Gạo hiền lành nó cũng chẳng sợ đâu.
Hai vợ chồng mỗi người một việc, Hiếu mang ông Đỏ ra tắm lại, còn Vui thì mang các thứ đem đi giặt. Nhìn cảnh vui vừa giặt chiếu vừa nôn nghĩ mà buồn cười. Phải cho hai đứa nó hầu hạ thầy một lần sau này đỡ phải nói phét.
Xomg việc cũng giữa đêm, hai vợ chồng vừa mệt vừa buồn ngủ , trước khi đi, Gạo nói;
– Lần sau đồ gì khômg tử tế thì đừng có mua. Nhớ đến ngày hôm nay đấy.
Hiếu và Vui đi về, lúc ấy Gạo lại lóc cóc lấy ít cơm nguội ăn cho ông còn uống thuốc. Vừa ăn ,ông Đỏ buồn rầu kể:
-Thầy bất tài quá phải không con?giờ đã không làm được gì, lại làm khổ con khổ cái.
Gạo lắc đầu, cô cười tươi che đi sự mệt nhọc , cô đáp;
– Khổ gì đâu thầy, thầy ốm có mấy hôm thôi chúng con lo được. Ngày xưa chẳng phải thầy nuôi ba đứa con còn vất vả nhiều hơn hay sao. Bây giờ con cũng chỉ chăm lại thầy như cách ngày xưa thầy chăm con thôi. Có gì đâu mà vất.
Ông Đỏ gật đầu, Gạo giục ông ăn nhanh uống thuốc còn nằm nghỉ, nói không mệt là nói điêu, cứ trông hai con mắt đen chũi của Gạo thì biết cô có mệt mỏi hay không. Nhưng thầy ốm, cô không thể bỏ mặc, có ba đứa con mà hai đứa đã tệ rồi, đến cô không ra gì thì chỉ khổ ông Đỏ. Bởi vậy, một mẹ nuôi được mười người con chứ mười đứa con chắc gì nuôi nổi một mình mẹ.