Giá Của Cái Nghèo

Chương 62



– Ông Tuất đấy à? Sao hôm nay lại sang đây? Chân cẳng dạo này đỡ nhiều lắm phải không?

– Ôi dào đỡ gì đâu, nó vẫn thế ấy chứ, ngày hôm qua nó nhức tưởng chết. Chà, anh Hiếu xây quả nhà khang trang quá nhỉ, không khéo to nhất làng này rồi, sau này ông tha hồ mà được nhờ.

Ông Đỏ cười nhạt lắc đầu, trong lòng không khỏi chua chát. Ừ thì con làm cán bộ đấy, nhưng đều đặn hàng tháng ông vẫn phải ra trạm xin tiền trợ cấp nhà trong diện nghèo. Con trai đúng thật khá giả, xong ông lại không muốn nhờ bất kì điều gì:

– À ông Đỏ này!

Khi ông Đỏ còn đang nghĩ vẩn vơ thì ông Tuất ngập ngừng gọi. Khẽ gãi đầu, ông e dè trình bày;

– hôm nay tôi sang đây đích thị thị là có chuyện muốn trình bày. Chả là tôi muốn vay ông ít tiền, thằng Hai con tôi ngày mai phải nhập viện rồi ,lần này cưa bàn tay,e lại mất một khoản …

Giọng ông Tuất bé dần áy náy, rồi lạc đi vì nghẹn. Nghe nửa vời ông Đỏ cũng đoán được bệnh con ông Tuất, nên lo lắng hỏi lại:

– Thế lại phải cưa à? Khổ ,cưa hai cái chân rồi ,giờ lại cưa cả tay. Ông còn khổ nhiều ông Tuất ạ…

Ông Đỏ chép miệng tội nghiệp thay cho ông Tuất, ông Tuất gật đầu ,lau giọt nước mắt chuẩn bị chảy nơi khóe mắt, ông Tuất kể:

– Khổ lắm ông ơi!thà mình chết ngay con cái nó đỡ khổ thì hay biết bao nhiêu. Đằng này đi viện suốt ,đưa một đứa đi là cả nhà phải đi cùng. Lắm khi tiền không có, sức thì kiệt, nghe người ta giao thuốc chuột mà chỉ muốn mua một liều uống cho quay đơ ra lại hay. Nhưng cuối cùng nghĩ lại sợ chết, tiếc tiền ấy cho con cái thì hay hơn. Mình đã tạo ra nó, mà mình lại bỏ nó trên đời để mình yên phận xuống lỗ thì quả thực là hẹp hòi. Tôi biết nhà ông cũng túng, nhưng tôi cùng đường g rồi ômg ơi. Nếu đám cưới cái Thảo còn thừa tí nào ,ông cho tôi mượn với….

– ông Tuất!ông muốn mượn bao nhiêu? Cháu có đây này, thầy cháu làm gì có mà mượn, ông ấy còn phải đi vay thêm ấy.

Hiếu xách cặp đi từ trên nhà đang xây dựng đi xuống nói với ông Tuất khiến ai cũng trông ra nhìn. Không nghe nhầm đâu! Là Hiếu chủ động đề nghị cho ông Tuất hàng xóm mượn.

Ông Tuất nghĩ Hiếu đùa , thì cười cợt nói lại:

-Cháu cho ta mượn ư? Thằng Hiếu thời bé ăn tham như mõ còn giấu bánh chưng tết vào đống rơm đi ăn một mình, keo kiệt nhất làng mà hôm nay giúp ta ư?

Ông Tuất vẫn lắc đầu không tin , Hiếu không nói khômg rằng, rút tromg cặp ra một sấp tiền rồi đặt vào bàn tay đen trũi gân guốc của ông Tuất trước sự ngỡ ngàng của tất cả.

Khi ông Tuất còn lắp bắp chưa nói được lời nào , ông Đỏ nhẹ nhàng nói:

-Cháu nó cho ông mượn thì cứ cầm về, tôi cũng có nhưng mà ít không bõ. Khi nào có phải đem trả nó ngay nhớ.

Ông Tuất hết nhìn ômg Đỏ rồi lại nhìn Hiếu, tiền đã cầm, xong ông vẫn không dám tin. Ông nói:

– Cháu cho mượn thật à? Thế nhưbg mà không cần nhiều thế này đâu, độ ba triệu là được. ..

– ông cứ cầm lấy lo cho các anh các chị ấy đủ đi đã , lên viện mà thiếu ômg địmh chạy đi đâu vay. Khi nào thừa về nhà trả sau cũng được, tiền này cháu định mang lên huyện để nói chuyện với hiệu trưởng cho con Gạo nó học lại, mà nghĩ … thôi, cho nó học thêm năm sau cho chắc ăn.

Hiếu vừa nhìn Gạo vừa trêu, ông Tuất không quan tâm đến câu chuyện Hiếu nộp tiền học cho cái gạo, mà ông chỉ hơi ngỡ ngàng trước tính cách thằng hiếu hiện tại. Kể từ lần nó từ mặt thầy mấy chục năm, cho đến hôm bà Đỏ chết ông không gặp được mặt, nhà sát nhau từ khi ông Đỏ đẻ thằng hiếu, chỉ nghe hắn sống bẩn, tham ăn, và chuyên ăn tramh bột, tranh phần của em, chứ nào có thấy hắn được cái mẽ gì. Vậy mà nay cho ông mượn cả sấp tiền, khômg cần hứa hẹn khi nào thì trả. Với hoàn cảmh của ông Tuất thế này, người cho vay còn rén, chỗ tiền này biết khi nào mới trả nổi, vậy mà hắn không ngần ngại đưa .

À phải rồi!hắn có phải thằng Hiếu chuyên đi ăn trộm ngô như thời đói khát nữa đâu, đứng trước mặt ông Tuất bây giờ là Anh Hiếu cán bộ xã ấy chứ thằng ăn cắp nào đâu.

Nước mắt rưng rưng vì xúc động, ômg Tuất bất ngờ bật khóc. Trước khi lò mò sang bên nhà ông đỏ, ông Tuất cũng đã đi vào mấy nhà hỏi vay, nhưng ai cũn g khômg cho mượn, người có thì thẳng thừ g không cho mượn, nói ông mượn rồi có trả nổi không. Người không có thì ái ngại nói khéo , tội nghiệp thương hại người cha già nuôi hai con tàn tật. Họ không giúp được thì cũng buồn, nhìn mặt ông Tuất áy náy, cho nên đứng dậy xuống bếp ,còn ông Tuất hiểu ý thì về. Trần đời nói không có sai, không có tiền đi đâu cũng khổ.

Hiếu thấy ông Tuất khóc thì cầm lấy tay ông vỗ vỗ động viên , hắn nói:

-Ông Tuất tin cháu là người tử tế rồi chứ, hồi bé công nhận cháu tham thật ấy nhỉ. Nhưng giờ cháu lớn cháu khác nhiều rồi, giờ thầy cháu cũng có tuổi,em cháu cũng còn đi học. Cháu không thể tham lam cho riêng mình cháu được. Càng lớn lên,cháu càng hiểu được, tiền có thể còn kiếm ra, chứ tình thân mất đi rồi, khó kiếm lại lắm ông Tuất ạ. Ông cứ cầm về đi, khi nào cần cháu sẽ lấy.

Ông Tuất gật đầu, áy náy vì nãy ômg còn mỉa mai Hiếu, nay lại cầm tiền người ta cho vay, ông xấu hổ vô cùng. Không khí trong sân cũng lặng đi đôi phần, ai cũng mừng vì Hiếu đã thay đổi.

Khi ông Tuất quay về, Hiếu cũng có việc phải đi, ông Đỏ mới bước chậm rồi vào nhà , rút ra ba nén nhang trầm thắp lên bàn thời vợ. Ômg chắp tay lí nhí tâm sự với vong linh bà nhà như thể bà bà vẫn đang còn sống:

– Bà nó ơi, thằng Hiếu nó hồi tâm chuyển ý thật rồi bà ạ. Có phải bà phù hộ cho nhà mình êm ấm phải không? Thấy con cái nó thương nhau, Giờ tôi cũng yên tâm lắm …

Tối ông Đỏ thịt gà , bảo Gạo mang sang cho nhà ông lamg một cái đùi. Dạo gần đây ông cũbg yếu, nên không thường xuyên qua nhà ông đỏ như mọi khi. Nhưng đấy chỉ là cái cớ, cái chính là ômg không muốn trông thấy cái mặt Hiếu.

Ông Lang vẫn đang cần mẫn bốc thuốc cho anh Nhân mang đi , thấy Gạo sang, ông chỉ tay ra hiệu cho Gạo ngồi. Đặt cái đĩa đùi gà lên bàn, Gạo ngồi xuống đất phụ ông Lang gói thuốc . Từng thang thuốc được bọc vuông vắn gọn gàng, nẹp chặt bằng những sợi dây lạt tre chắc chắn. Trông thấy con dao ômg Lang cắt dây gói thuốc, Gạo nhớ đến con dao nhà mình , cô liền hỏi:

– Nhà ông lamg cũng có cái dao bằng vỏ máy bay ạ? Nhỏ nhỏ mà sắc thôi rồi.

Gạo đưa con dao ngang tầm mắt ngắm nghía, ông lamg vừa thoăn thoắt gói thuốc vừa nói:

– Thời xưa làng này là căn cứ chủ yếu bị tây ném bom nhiều mà lị. Nhà nào chẳng nhặt mảnh nhôm về làm đồ dùng, không làm dao thì làm xoomg làm chảo . Con dao này cũng của ông Nội mày làm cho đấy, ngày xưa ông ấy là thợ rèn nổi tiếng cả vùng này, làm đồ nghề cẩn thận , mà còn khắc tên luôn vào đấy, tránh vì mượn mõ nhầm lẫn gây mất đoàn kết.

Gạo gật đầu, chăm chú nghe ông Lamg kể chuyện , Gạo chạm thử vào lưỡi dao quả thực rất bén, cô hỏi tiếp:

– Dao này bao năm vẫn sắc như nước bác nhỉ, nghe vỏ máy bay là loại nhôm tốt vậy có khi nào nó han không bác.

Ông Lang nghe hỏi thì bật cười, cầm con dao trong tay Gạo lên ,rồi nhặt tờ giấy báo gói thuốc xẻ một đường nhẹ nhàmg, tờ giấy rách làm đôi mà không có một vết gợn, ông đáp:

– ngày xưa nhặt được ít nhôm vỏ máy bay sướng lắm, nhiều người từ ơi khác đến thu mua về đúc cơ khí người trong làng còn không bán, không phải chỉ vì nó tốt đâu, mà người ta muốn để làm kỉ niệm nhiều hơn, sống trong thời bình, nhưng quá khứ đau thương của ngôi làng từng bị mưa bom bão đạn chưa bao giờ bị mờ nhạt cả….

Câu chuyện của ông Lang khiến Gạo cực kì thích, xomg chuyện của con dao mang tên ônh Đỏ bị bỏ lại ở mộ cô Hường còn nóng hơn nhiều. Tuy ông Đỏ hứa đi xem thầy ,xong còn con dao này bằng một cách nào đó bò được ra mộ cô Hường để Gạo đi qua nhặt về trong khi không ai ra ngoài ấy thì không ai lí giải nổi. Cứ cho rằng có thể cái Thảo, hoặc thằng Hiếu ra thắp nhang thì đáng lí nó phải nằm cạnh mộ bà Đỏ chứ, còn đây lại nằm cạnh mộ cô Hường.

Trong lòng Gạo thực ra rất muốn kể cho nhân hay ông lamg nghe, xong nói ra sợ người ta lại nói cô mê tín, mắt to hơn người. Nhân cơ hội nói về con dao sắc nhà mình , cô cô hỏi tiếp:

– Nhưng ý cháu là dao tốt thế này nó có han được khômg, kiểu như là bổ chanh bổ quất nó sẽ bị ăn mòn rồi han ra ấy.

– Không!loại này dùng mấy chục năm còn chẳng mòn chứ đừng nói là cắt chanh. Để mà mòn hay làm han con dao này trừ khi….

– Trừ khi làm sao ạ?

Ông Lang ngập ngừng khiến Gạo sốt ruột, ông Lang cầm con dao lên rồi nói:

– Trừ khi nó được tiếp xúc với thịt người chết. Cái này thì bác cũng chỉ nghe kể thôi, người ta nói dao có sắc có tốt cỡ nào mà xẻo thịt người chẳng mấy mà han. Người ta nói, khi người chết đi cơ thể sẽ có một chất khiến kim loại bị ăn mòn. Cho nên những người làm nghề bốc mộ mỗi khi cải táng mà xác không sạch phải đẽo thịt người, luôn phải chọn con dao dày tốt hơn bình thường. Họ nói chỉ cần qua hai hôm sau, con dao sẽ bị ăn mòn han rỉ, thậm chí là mòn lưỡi….

Nghe đến đây, bất chợt gạo đổ mồ hôi, trong đầu cô đang nghĩ đến cái thứ nước nhầy nhầy dính dính trên lưỡi dao có phải là mỡ người chết hay không. Nó bị rơi ở ngoài mộ lại càng khiến cho Gạo tin hơn về điều ômg Lang vừa kể, Nhưng liệu ai là người được đẽo thịt , ai là người mượn con dao ấy thì cô lại hoàn toàn không biết…

– Sao thế! Sao tự dưng lại thích tìm hiểu về dao kéo thế?

– Dạ không, cháu hỏi vậy thôi chứ không có gì đâu ạ. Cũng muộn rồi, cháu xin phép về.

Nói xong Gạo cũng đi, Nhân đòi chở nhưng cô không chịu, cô muốn đi bộ về. Càng ngày, cô càmg thấy mọi chuyện càng có vấn đề ,tuy mập mờ, xong có một thứ gì đó vô hình khiến chúng trở nên liên kết.

Trên đường đi, cô nghĩ phải nói cho ông Đỏ biết , nhưng nghĩ lại nên thôi. Ông Đỏ thì già, dăm ba chuyện không đâu lại khiến ông nghĩ ngợi ,mà nói ra nếu điều tra ra được chuyện gì liên quan đến người chết thì nhà cô lại càng sợ nữa.

Sáng hôm sau, tám giờ sáng, Thảo vẫn còn ngủ chương mắt lên thì bà Thanh vào,không thèm gõ cửa phòng, bà tiến đến cạnh giường rồi hất cả một gáo nước lạnh vào mặt Thảo khiến nó choàng tỉnh. Mắt ngáo ngơ nhìn xung quanh, trên người nó còn trần truồng hơn nhộng, nó hỏi mẹ chồng:

– U làm cái gì thế ? Sao u lại đây?

– Mày đoán xem tại sao tao lại không được vào, trong khi đây là nhà tao. Thằng Quý nó theo thầy đi lên tỉnh bàn chuyện làm ăn rồi đấy. Dậy đi! Xuống ăn xong còn phải làm, một ngày tĩnh dưỡng hết rồi.

Nói xong bà Thanh đi xuống trước ra đến cửa bà quay nửa mặt vào trong vẻ khó chịu, trông cái Thảo bây giờ nào khác gì con ca ve rẻ tiền khiến bà phát ngán. Cứ nghĩ đến Gạo tài giỏi tháo vát bao nhiêu thì cái Thảo này ớ ẩn bấy nhiêu.

Hồi nó chưa lấy Quý, bà Thanh trông cái Thảo hiền lành ,thật thà , tuy không thể nào bằng em gái xong nó ý nhị và tinh tế lắm. Lúc ấy bà còn nghĩ nó siêng làm, chịu chịu khó, còn bảo thôi thì trời lấy đi của nó khuôn mặt, nhan sắc, thì cho nó cái dáng người, cái nết ăn ở. Nào ngờ… mới chỉ có một ngày trôi qua, bà Thanh phải uống đến bốn viên thuốc não vì đứa con dâu tốt tính này .

Khi bà Thanh đang ngồi khoanh tay trước mâm cơm, Thảo lò mò đi xuống rồi hỏi:

– Bữa này là bữa nào đấy u? Sang hay là trưa?

– Ăn đi, đừng có hỏi nhiều. Ăn xong tôi chỉ việc cho mà làm.

Thảo không nói gì, nó lững thững ngồi xuống đối diện với bà Thanh. Ngó nghiêng một lượt không thấy chồng, nó mới nhớ đến lúc nãy bà Thanh đã nói Quý theo ômg Long đi làm ăn từ sớm không có nhà.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.