Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta

Chương 23: Hoa sen trắng (Bạch liên hoa)



Hồ thị năm mười lăm tuổi đã được gả cho quan huyện Sa Lệnh. Ngày trẻ tuổi bông bột ấy, bà đã lỡ đem lòng yêu con trai một phường buôn vải, cả hai đã trao cho nhau vật hẹn ước, chỉ chờ chàng xin cha đem cau trầu sang hỏi. Nào ngờ cha bà không vừa ý con buôn thấp hèn, trong mắt người trọng đạo lý thư hương, bốn chữ “sĩ nông công thương” con buôn là thấp kém nhất, là dòng dối gian lừa gạt, sỗ sàng bổ bã không phù hợp với cô con gái cao quý của ông. Cha ép gả bà cho Huỳnh Văn Hậu, một người bà chưa từng gặp. Mười mấy năm qua, bà sinh ra hai gái một trai, có địa vị vững chắc trong gia đình dòng họ nhưng chưa một ngày bà cảm thấy niềm vui.

Quan ông bước vào phòng, đánh thức bà từ trong suy nghĩ, đôi mắt ông nghiêm nghị nhìn bà vợ tính cách hệt như tảng băng

- Chuyện Thị Hoa xém bị thiêu, bị rạch mặt, bị đưa đi xuất gia tại sao bà không nói?

- Chẳng phải đã không sao rồi sao?

- Bà...bà...hồ đồ! Bà cai quản nhà cửa lại để sảy ra những chuyện này đây hử?

- Ông đang trách tôi sao? - Cẩm Tú từ từ xoay người lại, khẽ cười đáp - Tôi là vợ cả của ông, ông lại giao quyền định đoạt cho một con vợ lẽ, giờ lại quay sang trách móc tôi?

- Tôi giao quyền cho Diệu Hằng, nhưng bà là vợ chính thức của tôi, bà càng có quyền gấp bội!

- Ôi thôi ông Hậu! Tôi không dám động vào bảo bối của ông. Nếu không phải tại ông cưng như trứng hứng như hoa, lần nào tôi răng dạy cũng đều bênh vực, khiến cô ta được nước lấn tới, chuyện này có thể sảy ra sao? Nếu ông không chia cho cô ta chút quyền hành nào, ngày hôm đó sảy ra chuyện không phải chỉ một cái bạt tai mà tôi đã sớm vả rách miệng con ả rồi!

- Làm gì có mụ đàn bà cãi chồng như mụ hử? Ta nói một câu mụ cãi một câu! - Quan ông giận dữ phất tay áo bỏ đi, chưa bao giờ ông có thể trò chuyện với quan bà hơn mười câu, chỉ cần nói đến đều sẽ chửi gà mắng chó.

Quan ông nghiêm nghị ngồi trên ghế gỗ bành to trổ hạc ở nhà chính, bên cạnh là vợ Hồ thị đang âm trầm nhìn người phụ nữ quỳ dưới đất. Mẹ con ta là bị hại, đương nhiên cũng có quyền ngồi bên dưới xem kịch. Còn dì Nga ấy à, chỗ ồn ào đương nhiên không có mặt. Dì Hằng mặc áo thô màu trắng, tóc búi chuy kế cài trâm gỗ đơn giản, mặt không trát phấn thoa son, nhợt nhạt như bông hoa trước gió. Quỳ phục dưới đất, nước mắt lưng tròng, Diệu Hằng hai tay dân một cây roi mây dài 2 thước, miệng liên tục nhận sai

- Em biết lần này em không có năng lực mới cõng rắn vào nhà, hại chị ba thê thảm như vậy, tội này kể sao cho xiếc, tất nhiên phải phạt

Quan bà đặt chén trà sen trên tay xuống phát ra tiếng lạch cạch, gặn hỏi



- Phạt bao nhiêu roi đây?

- M...Mười roi...

- Chỉ mười roi? - Quan bà nhíu mày, nhìn thẳng vào cô ta

- Em chỉ là phận thấp bé, bà muốn em chết đêm nay em không dám sống qua ngày mai, nhưng suy cho cùng lần này em cũng chỉ phạm phải tội ngu dốt tin lời kẻ gian.

- Khá khen cho cô, cô chỉ phạm tội ngu dốt thôi hử? Thế hôm đó ai cầm kéo, ai đòi cắt tóc rạch mặt Thị Hoa? - Quan bà đập bàn, mấy cái chén trà rỗng bị rung chấn, va vào nhau phát ra tiếng leng keng

Dì Hằng lấm lét trên đất lạnh, nhìn về phía quan ông ủy mị, chỉ thấy đôi mắt quan ông chán ghét lạnh lẽo nhìn mình. Dì ta cắn môi nghĩ “không được, lần này không trầy da tróc vẩy thì không được rồi!”

- Ông ơi! Ông hiểu con người em, em không sánh bằng quan bà uy quyền, gia đình em đều bị đày đi phu nơi biên cương hẻo lánh, em yếu đuối nhu nhược, không biết dựa vào ai, chỉ có thể trông chờ vào ông. Nay ông giao cho trọng trách, em chỉ muốn làm tốt nhất có thể để được ông khen ngợi, làm ông vui vẻ. Nào ngờ đâu bị lũ người ấy lường gạt. Lúc em nghe đến yêu ma quỷ quái, liền hoảng sợ khôn nguôi, tinh thần hoảng loạn chỉ muốn đuổi con ma con quỷ đi ngay lập tức...hức hức..thầy bảo gì em liền làm nấy mà không suy nghĩ...em ngu dốt...em cả tin...chứ em nào có lòng dạ độc ác muốn hại chị ba...huhu...chuyện đến nước này, em không mong ông khoang hồng tha thứ, chỉ mong ông đừng ghét bỏ là em thấy đủ rồi...huhu! - Mấy câu cuối, dì ta tựa hồ ngã vật ra đất mà khóc. Thân hình nhỏ nhắn run lên bần bật, khuôn mặt nhỏ nhắn không phấn son đỏ lên vì nước mắt. Dì ta quay sang phía bị hại, rấm rức - Chị Hoa, chị tha thứ cho em...em không có ý hại chị, chị tốt bụng, học nhiều hiểu nhiều chắc chắn sẽ không trách kẻ ngu dốt như em...

Hay cho câu “chị tốt bụng, học nhiều hiểu nhiều chắc chắn sẽ không trách kẻ ngu dốt như em”, nếu bây giờ mẹ ta trách phạt đóa sen trắng này, chẳng phải liền biến thành lòng dạ hẹp hòi, đọc nhiều sách mà không hiểu lời thánh nhân. Mẹ ta cũng liền đỏ mắt, cầm lấy tay dì ta, tủi thân đáp rằng “chị thứ tha cho em nhưng mọi sự phán quyết đều ở quan ông quan bà”. Mười lần như một, dì Hằng chỉ ca mãi bài ca khốn khổ yêu đuối nhưng quan ông vẫn cứ khen hay. Kì thực anh hùng còn không qua nổi ải mĩ nhân, huống chi chỉ là một ông quan huyện nho nhỏ. Đàn bà yếu đuối, nhỏ nhắn trong lòng, luôn cần người chở che bảo vệ, đàn ông liền sẽ dang tay cứu giúp. Nhưng một người đàn bà khác thì lại không.

- Im miệng! Gọi cô đến để trách phạt, chứ không phải để nghe cô gào khóc, biết chửa? - Quan bà mắng xong liền quay sang quan ông - Tội ngu dốt đần độn, tỏ vẻ tranh công, ỷ thế lộng hành, cõng rắn cắn gà nhà này đáng mấy roi đây ông tri huyện?

Ông Văn Hậu khó xử nhìn bà Cẩm Tú. Kì thực mới đầu, ông cũng định răng đe nàng ta một phen, cho nàng ta biết trên biết dưới, nhưng bây giờ nhìn thấy người đẹp trước mắt như Dương quý phi nhà Đường diễn một màn “hoa lê đái vũ”* mọi sự tức giận đều theo nước mắt trôi tuốt ra sông. Tuy nhiên đối mặt với bị hại vẫn còn đang ngồi chờ đáp án, không thể nào nói tha liền tha

- Đánh roi, đánh mười roi! - Vừa dứt câu liền nghe thấy tiếng quan bà gõ nắp chén trà sen lách cách cảnh báo, liền thấy mẹ ta đưa tay với vạt áo đưa lên mắt mà tủi hổ, ông phun ra thêm một câu - Nhốt trong phòng một tháng, không cho ra ngoài!

*Hoa lê đái vũ: nguyên tác là “lê hoa đái vũ”, một câu nói dùng để tả thiếu nữ xinh đẹp của trung quốc, Giống như hoa lê dính hạt mưa, khóc cũng đẹp. Vốn miêu tả dáng vẻ khi khóc của Dương quý phi - Dương Ngọc Hoàn. Được biết từ Trường hận ca - bài thơ nói về Dương Ngọc Hoàn-Dương Quý phi của Bạch Cư Dị. Sau này được dùng để miêu tả sự kiều diễm của người con gái. Mình có tìm một thành ngữ khác của Việt Nam để thay thế nhưng không có. Kì thực thời phong kiến, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn học Trung Quốc, nên việc trích dẫn điển tích, văn thơ Trung Quốc trong câu nói, suy nghĩ của nhân vật là hoàn toàn hợp lý. *
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.