Ép Hôn Lấy Chồng Tàn Tật

Chương 4



Sáng hôm sau, Ngọc tỉnh dậy với đôi mắt thâm quầng. Cả một đêm thâu, cô cứ trở mình không sao ngủ được. Linh cảm cho Ngọc biết rằng dì Xuân sẽ không chịu dừng tay.

Hôm nay là ngày nghỉ, đáng lẽ Ngọc sẽ đến làm thêm ở khách sạn, nhưng giờ cô chẳng có chút tâm trạng nào cả. Cô uể oải mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt rồi làm bữa sáng cho cả nhà.

– Dậy rồi à? – Dì Xuân đang ngồi trong phòng khách uống trà, thấy cô thì dấm dẳng. – Tội còn tưởng cô sắp được làm mợ chủ nhà họ Võ rồi, nên cái gan cũng lớn hơn nhiều lắm.

Buổi sáng là thời điểm mà con người ta hay nóng giận, Ngọc thấy đầu mình sắp bốc khói đến nơi mà vẫn phải dằn xuống.

– Con đi đâu thì vẫn là con cái trong nhà. Dì đừng nói thế cho thêm xa cách.

– Cầm cái này đi. – Dì Xuân lườm cô một cái sắc lẻm, đẩy một tờ giấy ra trước.

Ngọc nghiêng ngó nhìn, chỉ thấy trên tờ giấy có ghi số điện thoại của ai đó. Cô trầm tư ra vẻ không hiểu, mà quả thực cô không hiểu thật.

Dì Xuân ngồi bắt chéo chân trên ghế, đôi mày xếch ngược lên:

– Đó là số điện thoại của Tùng. Cô không cần phải lo lắng quá, cách này không thành thì có cách khác. Dù sao thì tôi cũng không để cho cô phải chịu thiệt gả cho cái thằng tàn phế kia. Đơn giản thế này đi, ngủ một lần, chú Nghiêm dù có muốn phản đối cũng chả kịp nữa rồi.

Tay cầm thìa canh của Ngọc run lên, làm một ít nước sái ra ngoài, đổ lên cái váy chấm hoa của cô. Cô lật đật lấy giấy lau nước trên váy, cố ý làm thật mạnh để phân tán tâm trạng tồi tệ.

Cơn ác mộng đêm qua đã biến thành sự thật, hơn nữa còn đến mau quá mức, làm cô không kịp trở tay. Giờ bà ta làm liều đến mức muốn cô tự động trèo lên giường của Tùng, hiến thân cho hắn, cầu xin một danh phận hay sao?

Ngọc không nhịn được nữa, đứng thẳng dậy nhìn dì Xuân:

– Dì đừng đùa. Gia đình mình xưa nay vẫn nhà nòi trí thức, không cần giàu sang phú quý, chỉ cần thanh liêm. Ông nội lúc nào cũng dạy chúng con phải tự mình cố gắng, lấy sắc hầu người đã là quá đáng lắm, huống hồ còn bày mưu trao thân để lật lọng hôn ước, trèo cao vào hào môn. Dì chịu được nhục, con không chịu được.

Ầm!

Bát đũa trên bàn loảng xoảng sau cái đập bàn của dì Xuân. Như ngày thường, Ngọc đã giả bộ sợ hú hồn hú vía ngã đảo sang một bên. Nhưng lần này, cô chỉ lạnh nhạt nhìn dì ta ra oai tác quái, đôi mắt trong trẻo không có lấy một tia sợ hãi.

– Con khốn này? Mày đang chửi tao đấy à?

– Lời con nói với dì không nằm ngoài hai chữ gia phong và lễ giáo, không thể để lòng ham tài của dì sỉ nhục tổ tông nhà họ Đoàn được. Ngay cả bố con ở đây lúc này, ông ấy cũng không đồng ý.

Cái chén trên bàn bay vèo đến trước mặt Ngọc, cô vẫn đứng im không tránh, không cả nháy mắt. Đồ sứ cứng rắn đập thẳng vào giữa trán cô, để lại vết máu nhỏ tí tách trên làn da tinh xảo.

– Phản! Phản rồi! Ông Hoạt đâu, ra đây mà xem con ông nó chửi tôi này.

Trong nhà ầm ĩ lên mà vẫn chưa thấy ông Hoạt đâu, chỉ có hai đứa trẻ khóc lóc ôm chị. Cái Huyền chỉ đứng đến chân Ngọc, chỉ vào mẹ mình:

– Người xấu! Không được đánh chị!

– Ngay cả mày cũng dám chống đối tao đúng không? Thứ nghiệt chủng, phí công tao nuôi dạy chúng mày từ bé đến giờ. Chúng mày đứng đấy, để tao cho biết tay.

Dì Xuân tức lộn ruột, rút ngay cái chổi lông gà gần đấy, đánh vùn vụt vào người Lan. Ngọc che cho em gái mình, hất tay ra làm dì ta ngã chổng vó.

– Mày… mày…

Ngọc híp mắt lại, cầm chổi ở trong tay, cân nhắc lên cân nhắc xuống trong đầu. Nếu bây giờ cô g.iết c.hết bà ta, liệu hai đứa em có được giải thoát không?

Tiếng chuông cửa dập tắt suy nghĩ dại dột của Ngọc. Cô dọn lại mâm cơm ở trên bàn, nhìn người đang lồm cồm bò dưới đất, giọng lạnh đi:

– Cần thì dì cứ nằm đấy, tôi không thấy xấu hổ đâu. – Rồi quay sang hai đứa trẻ. – Hai đứa vào phòng đi, một lát nữa chị vào.

Cô dặn dò xong mới chỉnh lại quần áo và lau vết máu trên trán mình, đi ra ngoài mở cửa.

Đằng sau cánh cửa có khoảng mười người. Ngọc giật thót nhìn xuống, đối diện là một người đến chỉ cao đến ngang tầm ngực cô. Không phải trẻ con, mà là một người đàn ông cao ráo trưởng thành ngồi trên xe lăn.

– Anh… Nguyên? – Cô khó nhọc bật ra một cái tên.

– Em không mời tôi vào nhà à? – Nguyên hắng giọng khi thấy Ngọc cứ đứng đực một chỗ.

– Ơ. – Cô ngại ngùng ho khan, vòng ra sau xe lăn, đẩy anh vào trong. Đằng sau lưng Nguyên là mấy người cao lớn đang ôm mấy chiếc hộp gì đó.

Trong nhà đã gọn gàng, dì Xuân ngồi trên ghế, tóc tai rối bù như bông hoa héo, thấy Ngọc đẩy Nguyên vào thì càng héo hơn.

– Cậu… cậu Nguyên.

– Dì Xuân chưa chải chuốt thì không nên ra ngoài tiếp khách, trông không có chút tư cách chủ nhà chút nào cả. – Nguyên bâng quơ nói, làm mất sạch mặt mũi người khác cũng chẳng ngại. Dì Xuân trắng mặt, giấu câu chửi sau nụ cười giả tạo.

Anh lại nhìn mấy người đứng sau:

– Để lên đi.

Cả đoàn người đồng nhất bước ba bước lên trước, bày lên mặt bàn mười hai chiếc hộp cùng kích cỡ và hoa văn, mở ra. Trang sức lấp lánh tỏa sáng dưới ánh đèn màu xanh. Bàn tay của Nguyên còn tinh xảo hơn cả ngọc quý, vươn ra cầm một chiếc trâm cài làm từ phỉ thúy lên.

– Phiền em lại đây. Nhưng mà cái trán này…

Ngọc không hiểu gì cả, vẫn hơi cúi người xuống thật. Nguyên cầm cây trâm kia, tỉ mỉ cầm tóc của Ngọc, vặn thành một búi tóc gọn gàng, rồi cài nó vào. Động tác của anh rất nhanh, khi cô vừa hé miệng ngăn cản thì anh đã cài xong rồi.

– Không may va vào tường, em không sao.

Nguyên không vạch trần lời nói dối của cô, cười khẽ:

– Hôm trước ném cây trâm của em đi, nay đền cho một cái khác. Ngọc phù hợp với em hơn là mấy thứ xa hoa tục tĩu kia.

– Thế này nhiều đồ quá. Hơn nữa… – Ngọc nhìn dì Xuân, không nói hết câu.

Hơn nữa, cái trâm kia còn chẳng phải của cô đâu.

– Con cứ nhận đi đừng ngại.

Tiếng cười khe khẽ lại vang lên. Ngọc không rõ trong phòng từ bao giờ lại có thêm một người khác. Bà Diệp tiến đến, chẳng thèm để ý đến dì Xuân, chỉ vào mười hai hộp trang sức.

– Cái đống kia, dì đã thức suốt đêm chọn cho con đấy. Nhất là cái này. – Bà cầm một chiếc vòng xanh biết lên. – Đưa tay ra đây con.

– Dạ thôi ạ, con…

– Cứ lề mà lề mề. Ngày xưa ta còn bế con suốt được, con thì lau nước dãi vào quần áo Nguyên được thì giờ còn thẹn thùng gì nữa. – Bà Diệp nắm tay Ngọc, nhanh chóng lồng chiếc vòng lên tay cô. – Đẹp! Đẹp lắm.

Bà đeo xong, cứ tấm tắc mãi. Ngọc muốn nói lại thôi, cứ cảm thấy có gì không đúng lắm. Quả nhiên, bà Diệp kéo cô ngồi xuống, hỏi han:

– Ngọc này, con có người thương chưa?

– Dạ chưa ạ.

– Vậy con thấy con bác như thế nào?

Nào ai lại hỏi con gái về một người đàn ông trước mặt anh ta như vậy. Nhưng Ngọc cũng không phải cô gái bình thường, cô thẳng thắn đáp:

– Con thấy anh lành tính, tài giỏi.

Một người trong đoàn cầm hộp trang sức hắt hơi một cái, sau đó quay đi chỗ khác cười khùng khục. Ngọc để ý Nguyên, thấy anh chỉ cau mày một cái, không nói gì.

Bà Diệp chỉ chờ có câu này của cô, bèn cười xởi lởi:

– Chắc con cũng biết rồi. Mấy chục năm trước hai nhà chúng ta từng hứa hẹn hai đứa với nhau. Mẹ con mất, chồng bác thì qua đời, dẫn tới hai nhà xa cách, nhưng tình thương của bác với con vẫn ở đó. Nguyên đã đến tuổi thành gia, thằng bé thì có hảo cảm với con. Bác biết điều này có thể hơi miễn cưỡng, nhưng con có thể xem xét… tạo cơ hội cho hai nhà thực hiện lời hứa không?

Ngọc hé miệng ngạc nhiên, mặc dù cô đã đoán được lý do bà Diệp và Nguyên đến đây, nhưng vẫn không tránh khỏi ngỡ ngàng.

Dì Xuân ở bên cạnh đứng ngồi không yên:

– Chị à, việc này từ từ…

– Tôi đâu có bàn với cô đâu. – Bà Diệp vỗ tay Ngọc trấn an. – Hôn ước ngày xưa chúng tôi bàn với mẹ con bé, thì giờ muốn thực hiện cũng chỉ có thể hỏi Ngọc. Ngay cả bố nó cũng không có quyền ép uổng con gái, cô nghĩ cô có quyền can thiệp?

– Em… em… – Dì Xuân há hốc miệng, không nói được lời nào.

– Đừng có xưng chị em với tôi. Mẹ tôi chỉ có mỗi tôi là con gái, cô dì chú bác cũng chẳng có cô em họ nào. Tôi rất ghét hạng người vớ vẩn leo cao trèo lên đầu mình.

Bà Diệp chửi cho dì Xuân không ngóc đầu lên nổi, Ngọc ở bên cạnh âm thầm ghi nhớ từng câu một. Cô quá trẻ người non dạ, nghe bà nói câu nào thấm câu nấy, trong lòng sinh ra sự ngưỡng mộ đối với “mẹ chồng tương lai” này.

Mà bà Diệp vẫn chưa nói xong.

– Nghe nói cô chê con trai tôi tàn phế?

Dì Xuân khúm núm, phải bấm móng tay vào thịt mới có thể nhẫn nhục.

– Không… em không có.

– Tốt nhất là như vậy. Con trai tôi dù khiếm khuyết cũng là con cháu của nhà họ Võ. Chỉ tính riêng phần tự tay nó tạo dựng sự nghiệp thôi, đã mang về cho gia tộc gấp đôi số tài sản mà nhà đang có. Ai là rồng phượng, ai là chó mèo? Chỉ có người mù mới không nhìn ra.

– Dạ dạ…

– Còn Ngọc, giống phượng giống công, không giống lông cũng không cánh. Ông nội nó là Vụ trưởng vụ Châu Á của Bộ Ngoại giao, ông ngoại trung tá, mẹ là bác sĩ đầu ngành. Có những kẻ chỉ cậy vào một chút tiền tiêu vặt muốn nhảy lên đầu nó ngồi. Đúng quá nực cười.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.