- Nước Sở sai sứ đến một lần nữa chắc là xin giảng hoà, Chúa-công nên tiếp đãi tử tế .
Tề hoàn-công cho đòi Khuất-hoàn vào.
Khuất-Hoàn quỳ móp dưới trướng tâu :
- Chúa công tôi chỉ vì không cống cỏ thanh-mao, để quí-quốc nhọc lòng đem quân đến đây thật tội rất lớn . Chúa công tôi đã biết lỗi ,xin quí-quốc lui binh khỏi ba mươi dặm. Chúa công tôi sẽ tuân-mệnh .
Tề hoàn-công nói :
- Nếu vua nước Sở biết giữ bổn-phận ta còn đòi gì nữa mà không rút quân.
Khuất-hoàn lạy tạ lui ra, trở về thưa lại với Sở văn-vương :
- Tôi hứa với Tề-hầu, chịu cống hiến một xe cỏ thanh-mao, và Tề-hầu cũng đã hứa rút quân khỏi ba mươi dặm.
Sở thành-vương không tin, sai người đi thám thính .
Bỗng có quân vào báo :
- Quân các nước chư-hầu đã rút khỏi ngoài ba mươi dặm , hiện đóng nơi đất Thiệu-lăng.
Sở thành-vương nói :
- Tề-hầu chịu rút quân ấy là có ý sợ ta, ta há lại giữ lời hứa làm chi ?
Tử-văn thưa :
- Đại Vương chớ nên làm thế ! Người ta không bội tín với mình, mà mình bội tín với họ sao phải.
Sở thành-vương nín lặng, nét mặt buồn buồn.
Kế đó, sai Khuất-Hoàn đem mấy xe vàng lúa đến đất Thiệu-lăng để ban thưởng cho quân các nước chư hầu .
Lại sai sửa soạn một xe cỏ thanh-mao đem đến trình với Tề hoàn-công để đem vào triều cống Thiên-tử .
Lúc đó, Hứa mục-công đã qua đời, con Hứa mục-công là Hiệp, lên nối ngôi, xưng hiệu Hứa hi-công .
Hứa hi-công sai quan Đại-phu Bách đà đến hội diện cùng các chư-hầu nơi Thiệu-lăng để điều khiển đoàn quân của mình.
Khuất-hoàn vào yết kiến Tề hoàn-công dâng vàng lụa để ban thưởng cho quân sĩ.
Tề hoàn-công đem phân phát cho các nước.
Khuất-hoàn lại dâng cỏ thanh-mao.
Tề hoàn-công xem xong giao trả cho Khuất-hoàn , sai sứ đem vào triều cống Thiên-tử.
Tề hoàn-công hỏi Khuất-hoàn :
- Nhà ngươi đã bao giờ được trông thấy quân lực của các nước Trung-nguyên chưa ?
Khuất-hoàn nói :
- Tôi ở nơi xa xôi hẻo lánh về cõi Nam nầy, chưa từng thấy những đạo binh hùng mạnh của Trung-nguyên , nếu Minh-công có hảo-ý, xin chotôi được xem tường tận .
Tề hoàn-công liền đưa Khuất-hoàn đi xem các trại quân của các nước chư-hầu.
Bấy giờ quân các nước đóng liền nhau dài hơn mấy mươi dậm. Mỗikhi trại quân Tề nỗi trống hiệu, các trại chư-hầu đồng ứng tiếng, giónglên như sấm.
Tề hoàn-công đắc ý, cười lớn , nói với Khuất-hoàn :
- Binh-lực của các nước Trung-nguyên ta như thế nầy đánh đâu mà chẳng thắng .
Khuất-hoàn nói :
- Minh-công là bá chủ Trung-quốc, dùng đạo đưc để chinh-phụclòng người, dùng đại-nghĩa thắng thiên-hạ. Cái đó mới đáng sợ . Chư nhưlấy binh lực cậy oai, thì nước Sở tôi, dẫu nhỏ mọn, nhưng cóPhương-thành, có sông Hán-thuỷ , thành cao, hào sâu, dẫu trăm vạn binhhùng, vị tất đã làm gì nổi !
- Nhà ngươi thật là một hiền-sĩ của nước Sở. Nay ta xin cùng vua nước Sở giữ lấy chức phận của tiên quân ta ngày xưa , nhà ngươi nghĩthế nào ?
Khuất-hoàn nói :
- Minh-công có lòng nghĩ đến Chúa-công tôi mà giảng-hoà thì còn gì may mắn hơn.
Tề hoàn-công truyền mở tiệc đãi đằng.
Sáng hôm sau Tề hoàn-Công lập đàn , để cùng với nước Sở ăn thề và lập điều ước giảng-hoà với nhau.
Quản-Trọng xin tha cho Đam-Bá về nước Trịnh.
Khuất-hoàn cũng thay mặt Sái-hầu xin lỗi với Tề hoàn-công.
Đoạn, hai bên từ giã nhau.
Tề hoàn-Công ra lệnh thu quân về nước.
Trong khi đi đường, Bảo thúc-nha hỏi Quản-trọng :
- Nước Sở tiếm xưng vương hiệu, tại sao Trọng-phụ không đem việc ấy bắt tội khi-quân lại nhận cỏ thanh-mao làm chi ?
Quản-trọng nói :
- Nước Sở tiếm xưng vương-hiệu đã ba đời. Nếu nay bắt bỏvương-hiệu, không đời nào nước Sở chịu tuân theo. Ấy vậy, nước ta làmsao điều khiển được. Muốn điểu khiển họ, cốt yểu phải làm cho họ nghelời mình trước đã. Mà muốn họ nghe lời mình, không gì hơn đừng để họ bất mãn mình.
Bảo thúc-nha nghĩ ngợi một lúc, rồi cũng cho là phải.
Quan Đại-phu nước Trần là Đào đồ, nghe tin Tề hoàn-Công đem quân về nước, liền bàn với quan Đại-phu nước Trịnh là Thân-hầu :
- Nếu để quân Tề đi qua địa giới nước Trần và nước Trịnh, thì ta phải cung đốn lương thực, như thế đã tốn của lại mất công , chi bằngnói với Tề hầu đi về phía Đông, khiến cho nước Từ và Cử phải chịu lấy sự khó nhọc ấy thì hai nước ta mới rảnh-rang được.
Thân-hầu vốn là một kẻ nham hiểm, ngoài mặt tán thành lời nóicủa Đào đồ, nhưng trong bụng có ý cười thầm, liền bảo Đào đồ vào tâu với Tề hoàn-công.
Đào đồ bước vào ra mắt, tâu :
- Minh-công đánh Sơn-nhung nơi phía Bắc, phạt nước Sở nơi phíaNam, bây giờ nên rút quân về phía Đông, để cho các nước trông thấy oaimà sợ.
Tề hoàn-công nói :
- Nhà ngươi nói rất phải.
Được một lúc Thân-Hầu cũng vào ra mắt Tề hoàn-công, tâu :
- Minh-công đem quân chinh phạt đã lâu ngày, phải tìm cách đểquân sĩ có nơi trú ngụ mà giải-lao. Nay nếu kéo binh về phía Đông rủi có nước mọi rợ nào đón đường ngăn trở, làm cho quân sĩ mệt nhọc, ta thánthì thật là điều bất lợi !
Tề hoàn-công như sực tỉnh, nói :
- Nếu không có nhà ngươi, ta đã lầm lẫn rồi .
Nói xong sai người bắt Đào đồ trị tội, Trần tuyên-công phải đemlễ vật xin lỗi hai ba lần Tề hoàn-công mới chịu tha. Lại khiến Trịnhvăn-công phải đem đất Hổ-lao thưởng cho Thân-hầu .
Trịnh văn-công, dẫu phải nghe lời, nhưng lòng không phục.
Tề hoàn-công thấy Quản-trọng lập được nhiều công lao to tác ,bèn đem đất Biền-ấp , hơn ba trăm nóc nhà của quan Đại-phu Bá-thị phongthêm cho Quản-trọng.
Sở thành-vương thấy binh Tề và các nước chư-hầu đã rút về , ý chừng muốn đem cổ thanh-mao vào nhà Châu triều cống.
Khuất-hoàn thưa :
- Ta không nên thất tín với nước Tề. Vã lại chỉ vì nước Sở takhông cống hiến nhà Châu , nên nước Tề mới được tiếng là biết tôn kínhThiên-tử. Nay nhân cơ hội nầy, ta sai vào cống hiến thì nước ta cũngchẳng kém gì nước Tề.
Sở thành-vương nói :
- Chỉ ngặt một điều nước ta đã xưng Vương-vị . Nay xưng hô thế nào cho tiện ?
Khuất-hoàn nói :
- Không hề chi. Trong tờ biểu chỉ xưng là viễn-thần cũng đủ .
Sở thành vương nhậm lời, sai Khuất-hoàn đem mười xe cỏ thanh-mao và các thư vàng lụa vào dâng vua Huệ-vương nhà Châu.
Châu huệ-vương mừng lắm, phán :
- Nước Sở lâu nay đã bỏ bổn phận, bây giờ lại biết triều phục như thế thực là phước lớn của Tiên-vương ta.
Nói rồi đem lễ-vật cáo-yết Thái-miếu, lại ban thưởng cho nước Sở rất hậu .
Khuất-hoàn lạy tạ, rồi cáo từ.
Chẳng bao lâu, Tề hoàn-công lại sai Thấp-bằng đến yết kiến Châu huệ-vương , tâu về việc nước Sở đã chịu thần phục .
Châu huệ-Vương tiếp đãi Thấp-bằng rất trọng thể.
Thấp-bằng tâu với Châu huệ-vương , xin được phép đến chúc mừng ngôi Thái-tử.
Châu huệ-vương nghe nói vẻ mặt lúng túng, trộn lẫn một ít u buồn, rồi sai người đòi Thái-tử Trịnh và Vương-tử Đái đến.
Thấp-Bằng lạy mừng xong, bái tạ ra về.
Về đến nước Tề, Thấp-bằng vào ra mắt Tề hoàn-công tâu :
- Nhà Châu sắp có loạn !
Tề hoàn-công thất kinh hỏi :
- Tại làm sao thế ?
Thấp-bằng nói :
- Người con trưởng của Thiên-tử là Trịnh, tức con bà Khương-hậu, đã lập lên Thái-tử. Nay bà Khương-hậu mất, bà thứ-hậu là Trần-vỉ, đượcvua yêu, sinh đặng Vương-tử Đái. Thiên-tử muốn bỏ con trưởng lập conthứ, vì vậy lúc tôi xin yết kiến, vua đòi ra cả hai người. Tôi e rằngchẳng bao lâu nhà Châu sẽ có loạn .
Tề hoàn-công vội vã đòi Quản-trọng vào thương-nghị.
Quản-trọng nói :
- Tôi có một kế, có thể giữ yên được nhà Châu.
Tề hoàn-công hỏi :
- Kế gì vậy ?
Quản-trọng nói :
- Cần gây cho Thái-tử một thế-lực mạnh mẽ. Nay viết một đạo biểu dâng lên vua nhà Châu tỏ ý các chư-hầu muốn yết-kiến ngôi Thái-tử, xinnhà vua cho Thái-tử ra hội với các chư-hầu. Hễ Thái-tử đã hội diện vớicác chư-hầu thì địa-vị đã được căng-co dầu muốn thay đổi cũng khôngđược.
Tề hoàn-công khen phải, liền viết hịch hẹn với các chư-hầu sangnăm họp mặt tại đất Thủ-chỉ thuộc nước Vệ, rồi lại sai Thấp-Bằng đếntriều Châu , tỏ ý các chư-hầu muốn yết kiến ngôi Thái-tử để tỏ lòng tônkính.
Châu huệ-vương không muốn cho Thái-tử đi hội, nhưng sợ thế lực nước Tề, chẳng dám từ khước.
Thấp-bằng về nước, báo với Tề hoàn-công.
Đầu năm sau, Tề hoàn-công sai Trần kính-trọng sang đất Thủ-Chỉ làm một nhà hành-cung để đón Thái-tử.
Đúng kỳ hẹn Thái-tử Trịnh đến. Các chư-hầu kéo đến lạy mừng .
Thái-tử Trịnh hai ba lần từ chối không dám nhận lễ.
Tề hoàn-công tâu :
- Chúng tôi là chư-hầu, đối với Thái-tử cũng như bề tôi đối với vua, xin Thái-tử chớ tị-hiềm.
Thái-tử Trịnh tỏ lời cảm tạ.
Rồi đêm ấy, mời Tề hoàn-công đến hành-cung, đem việc Vương-tử Đái muốn cướp ngôi thuật lại .
Tề hoàn-công tâu :
- Chúng tôi cùng các Chư-hầu ước nguyện quyết bảo vệ cho Thái tử , xin Thái-tử chớ ngại.
Thái-tử Trịnh sợ ở nơi đất Thủ-Chỉ lâu ngày làm phiền các chư hầu, nên muốn về triều.
Tề hoàn-công nói :
- Sở dĩ chúng tôi muốn lưu Thái-tử lâu ngày là muốn Thiên-tửhiểu thấu lòng lưu luyến của chư-hầu đối với Thái-tử. Nay đang giữa mùahè nóng nực, xin đợi đến mùa thu mát trời, chúng tôi sẽ hộ giá hồi loancũng chẳng muộn .
Châu huệ-vương thấy Thái-tử Trịnh lâu về, đoán biết Tề hoàn-Công có lòng mến phục , nên không vui . Hơn nữa, Thứ-phi Trần-Vỉ và Vương-tử Đái ngày đêm ở bên cạnh kiếm lời gièm siểm.
Nhơn lúc quan Thái-sử Chu-khổng vào yết kiến .
Châu huệ-Vương nói :
- Vừa rồi, Tề-hầu đánh được Sở, song quân-lực nước Tề cũng không hơn gì Sở. Nay Sở lại tùng phục Thiên-triều không hổn láo như trướcnữa, thì Sở cũng đáng tin cậy .
Chu-khổng tâu :
- Tâu Bệ-hạ, ý chừng Bệ-hạ có điều gì bất bình nước Tề ?
Châu huệ-vương nói :
- Tề-hầu cậy thế , nhóm chư-hầu qui phục Thái-tử, như thế đã cómầm khi quân ! Ta muốn nhờ khanh đem cho Trịnh-hầu một mật chiếu, bảoTrịnh-hầu bỏ Tề theo Sở , rồi đem ý của Trẫm truyền lại với vua Sở.
Chu-khổng tâu :
- Sở về triều cống là nhờ có Tề bắt buộc, sao Bệ-hạ lại không nghĩ đến công lao của Tề-hầu.
Châu huệ-vương nói :
- Nếu các nước chư-hầu cứ tùng phục nước Tề mãi chắc gì Tề-hầu không sanh dị tâm , ý trẩm đã quyết khanh chớ bàn bạc làm chi !
Chu-khổng không dám nói nữa.
Châu huệ-vương liền viết một mật chiếu, niêm phong rất cẩn thận trao cho Chu-khổng.
Chu-khổng không hiểu trong tờ chiếu đó đã viết gì , vội vã đem đến trao cho Trịnh văn-công .
Trịnh văn-công mở ra đọc.
Chiếu rằng :
Thái-tử Trịnh bất tuân phụ lệnh, tự tập các chư-hầu mưu gây rốiThiên triều. Đó là tội bất hiếu, không thể nối ngôi được. Nay ý trẫmmuốn lập Vương-tử Đái làm Thái-tử, nếu hiền-hầu bỏ Tề theo Sở , để cùnggiúp Vương-tử Đái thì trẫm sẽ giao hết quyền bính cho.
Trịnh văn-công xem chiếu xong, lòng mừng thầm, nói với các quan Đại phu :
- Tiên quân ta Vũ-công , Trang-công trước kia hai đời làmKhanh-sĩ nhà Châu đến đời Lệ-công cũng có công nghiệp lớn, giúp vuaChâu, nhưng chưa giữ được quyền chính. Nay vua nhà Châu lại định giaoquyền cho ta, thực điều đáng mừng đó !
Quan Đại-phu Đổ-thúc can :
- Nước ta chịu ơn nước Tề , nay bõ Tề theo Sở là điều bội nghĩa. Hơn nữa, Thái-tử Trịnh được mọi người tôn sùng, nay bõ đi phò Vương-tửĐái là trái với ý-nguyện chung của mọi người, xin Chúa-công thận trọngviệc nầy .
Trịnh văn-công nói :
- Theo ý Tề-hầu sao bằng theo ý Thiên-tử nhà Châu , việc phế lập là do ý Thiên-tử chứ đâu phải ý ta .
Đổ-thúc nói :
- Ngôi Thái-tử nhà Châu bao giờ cũng phải là con trưởng. Nếu lập con thứ không tránh điều rắc rồi. Xem như trước kia U-vương yêuVương-tử Bá-Phục, vua Hoàng-vương yêu Vương-tử Khắc, vua Trang-vương yêu Vương-tử Đồi kết quả đều mang tai vạ. Nếu Chúa-công không xét kỹ e phải hối hận.
Quan Đại phu Thân-hầu cãi :
- Dù muốn dù không đó là lệnh Thiên-tử. Ta há lại trái lệnh Thiên-tử để nghe theo Tề-hầu sao ? Như vậy còn gì đạo quân thần.
Trịnh văn-công cho lời nói của Thân-hầu là phải, đêm ấy bỏ ra về không hội chư-hầu nữa.
Tề hoàn-công hay tin nổi giận, toan đem binh đánh Trịnh.
Quản-Trọng can :
- Dẫu một nước Trịnh bội ước , cũng chưa hại chi, nay xin Chúa-công cứ lập minh thệ với các nước rồi tính sau.
Tề hoàn-công nghe theo lời, lập đàn nơi đất Thủ-chỉ, để cùng với các chư hầu ăn thề , đồng tâm giúp ngôi Thái-tử .
Lời thề như sau :
Tất cả các nước chư hầu có mặt hôm nay đồng tâm giữ ngôi Thái-tử để giữ vững nhà Châu. Nếu ai đổi lòng sẽ bị đất trời tru diệt.
Ngày hôm sau các nước chư-hầu đưa Thái-tử Trịnh về nước.
Trịnh văn-công hay tin các nước chư hầu lập minh thệ, có ý lo sợ cho mình.
Kế đó Sở thành-vương sai người sang Trịnh để bàn việc giao hữu .
Trịnh văn-công lòng dụ dự không quyết, nên không tiếp sứ.
Sở thành-vương bèn tư thông với Thân-hầu , để nhờ Thân-hầu xúi giục Trịnh văn-công bỏ Tề theo Sở.
Nguyên Thân-hầu trước kia làm quan nước Sở , được Sở văn-vươngyêu chuộng. Sau Sở văn-vương gần mãn phần, sợ người sau không dùngThân-hầu nên mới cho Thân-hầu một số châu ngọc để trốn sang nước kháclập nghiệp . Thân-hầu trốn sang đất Lịch, được Trịnh lệ-công yêu dùng.Sau Trịnh lệ-công phục nghiệp mới phong Thân-hầu làm chức Đại phu nướcTrịnh.
Đến lúc Trịnh lệ-công qua đời. Trịnh văn-công lên nối nghiệp, Thân-hầu vẫn giữ chức ấy.
Nay được tin nước Sở, Thân-hầu vào bàn với Trịnh văn-công :
- Ta vì phụng mệnh Thiên tử mà trái ý Tề, chỉ còn trông cậy ở nước Sở, nếu không theo Sở thì lấy đâu nương tựa ?
Trịnh văn-công nghe lời, mật sai Thân-hầu qua kết liên với Sở .
Tề hoàn-Công hay tin tức giận cử binh sang vây thành Tần-Mật của nước Trịnh.
Lúc bấy giờ Thân-hầu còn đang ở nước Sở , nghe tin ấy liền tâu với Sở thành-vương :
- Nước Trịnh sở dĩ giao kết với Sở là cậy có Sở giúp. Nếu Đại vương không đem binh cứu nước Trịnh , ắt Trịnh phải theo Tề .
Sở thành-vương triệu tập quân thần thương nghị.
Quan Tể-tướng Tử-văn tâu :
- Nước Hứa đang tùng phục nước Tề, được Tề hoàn-công rất ưu đãi , nay muốn cứu Trịnh, chỉ cần đem binh qua đánh Hứa, quân Tề tất phải rút về mà cứu Hứa.
Sở thành-Vương y lời, đem quân vây thành nước Hứa. Quả nhiên Tề bõ Trịnh kéo thẳng qua nước Hứa để cứu viện .
Nước Sở lại rút quân về.
Thân-hầu trở về nước lòng hiu hiu tự đắc, cho rằng mình đã có công phu rất lớn đối với nước Trịnh.
Qua năm sau, Tề hoàn-công lại đem quân đánh Trịnh nữa.
Quan Đại-phu nước Trần là Đào đồ, lúc trước theo Tề hoàn-công đi Sở có hiềm khích với Thân-Hầu, nên nay viết một mật thư sai người đemđưa cho quan Đại-phu nước Trịnh là Đổ-thúc.
Thư ấy như vầy :
Thân-hầu là một đứa ô-mị, trước kia nịnh bợ Tề-hầu được thuởngđất Hổ-lao nạp , lại ô-mị nước Sở để làm cho Trịnh-hầu phải mang tiếngthất tín. Nếu chém đầu Thân-hầu đem tạ tội, ắt quân Tề tức khắc lui vềnước .
Đổ-thúc đem bức thư ấy trình với Trịnh văn-công.
Trịnh văn-công cả giận truyền chém Thân-hầu, cắt đầu bỏ vào một chiếc hộp, sai Đổ-thúc đem nạp cho Tề hoàn-công và nói :
- Ngày trước sở dĩ nước Trịnh bội ước là do Thân-hầu ô-mị , nay xin giết Thân-hầu đem dâng đầu tạ tội.
Tề hoàn-công biết Đổ-Thúc là một tôi hiền, thuận cho nước Trịnh giảng hoà.
Rồi, cũng trong năm ấy Tề hoàn-công lại triệu tập các chư-hầu họp nơi đất Ninh-mãn để kiểm điểm việc binh.
Trịnh văn-công e ngại có chiếu mệnh Thiên-tử, nên chẳng dám công nhiên đi dự mới sai con là Thế-tử Hoa đi thế.
Nguyên Thế-tử Hoa cùng với em là Công-tử Tang đều con bà Đíchphu-nhân . Bấy giờ Đích phu-nhân được Trịnh văn-công yêu, mới lập Hoalên làm Thế-tử. Sau đó, Trịnh văn-công lại lập thêm hai bà phu-nhân nữacũng đều có con trai cả .
Cách đó chẳng bao lâu Đích phu-nhân chết. Trong cung có một nàng cung nữ tên Yên-cật, một hôm nằm mộng thấy một người đàn ông tay cầmcành hoa đến nói : Ta đây là thuỷ tổ nhà ngươi, nay cho nhà ngươi cànhhoa lan nầy, mai sau sẽ sinh quí-tử, khiến cho nước nhà thịnh vượng.
Nói xong cầm cành hoa lan đưa cho Yên-cật rồi biến mất.
Yên-Cật giật mình thức dậy, đem chuyện ấy tâu với vua.
Trịnh văn-công cho là điềm tốt, ăn ở với Yên-cật, sinh đặng một trai đặt tên là Lan.
Thế-tử Hoa thấy cha mình nhiều vợ yêu như vậy, sợ ngày sau bõmình lập người khác, mới bàn riêng với các quan Đại-phu, như Thúc-thiêm, Đổ-thúc, Sư-thúc, để bầy mưu gây uy-thế cho mình.
Nhưng các quan đều khuyên Thế-tử Hoa nên giữ lấy đạo-hiếu .
Do đó, Thế-tử Hoa không bằng lòng, tỏ ý hiềm-khích với các quan.
Đến ngày hội chư-hầu, Thế-tử Hoa vào yết-kiến Tề hoàn-công nói riêng :
- Nước Trịnh tôi ngày nay quyền binh đều ở trong tay Thúc-thiêm , Đổ-thúc và Sư-thúc định đoạt cả . Sở dĩ phụ-thân tôi bõ không đi dự hội cũng vì ba người ấy. Nếu Hiền-hầu trừ được ba người ấy thì nước Trịnhtôi mới phần phục quí quốc mãi mãi .
Tề hoàn-công đem chuyện để bàn lại với Quản-trọng .
Quản-trọng nói :
- Không nên ! Xét lời nói của Thế-tử Hoa tỏ ra một kẻ bất trung , bất tín. Thúc-thiêm, Sư-thúc và Đổ-thúc đã được tiếng là Tam-lương củanước Trịnh, ta chớ nên nghe lời mà hõng việc.
Tề hoàn-công bỏ qua không nói đến nữa. Tuy nhiên Quản-Trọng vốnghét Thế-tử Hoa là kẻ gian-giảo, cố ý đem lời nói của Thế-tử Hoa tiết-lộ cho người nước Trịnh biết.
Trịnh văn-công hay được, đòi Thế-tử Hoa vào hỏi.
Thế-tử Hoa nói dối rằng :
- Phụ thân không qua dự hội nên Tề hoàn-công không chịu giảng hoà. Vậy thì ta nên theo nước Sở là hơn.
Trịnh văn-công đã rõ hết ngọn ngành vỗ án hét :
- Nghịch-tử , mi muốn bán nước lại còn dám nói dối với ta nữa sao ?
Nói xong, truyền giam Thế-tử Hoa vào ngục .
Thế-tử Hoa khoét tường trốn ra .
Trịnh văn-công hay được truyền đem chém.
Em Thế-tử Hoa là Công-tử Tang sợ liên luỵ liền trốn sang nước Tống , nhưng Trịnh văn-công được sai người theo giết chết.
Trịnh văn-công lại cảm nghĩa Tề hoàn Công không nghe lời Thế-tử Hoa, nên sai Đỗ-thúc đến tạ ơn .
Năm ấy Châu huệ-vương ốm nặng Thái-tử Trịnh sợ có biến loạn, nên sai quan Hạ-sĩ Vương-tử Hổ đến báo với Tề hoàn-công.
Chẳng bao lâu Châu huệ-vương băng-hà.
Tề hoàn-công nay tin , vội vả họp các chư-hầu ở đất Thao (thuộc nước Tào) làm tờ ai điếu vào triều Châu dâng lễ tế .
Mỗi nước chư-hầu phái một quan Đai-phu thay mặt, kể tên sau đây :
l. Quan Đại-nhu nước Tề : Thấp-bằng
2. Quan Đại-phu nước Tống : Hoa tú-lão
3. Quan Đại-phu nước Lỗ : Công tôn-ngao
4. Quan Đại-phu nước Vệ : Ninh-tốc.
5. Quan Đại-phu nước Trần : Viên-tuyền
6. Quan Đại-phu nước Trịnh : Tư nhân-sư.
7. Quan Đại-phu nước Tào : Công-tử Mậu.
8. Quan Đại-phu nước Hứa : Bách đà.
Tuy mượn tiếng là điếu tang nhưng kỳ thật để làm hậu thuẫn , tôn Thái-tử Trịnh lên ngôi.
Sau lễ an-táng, Thái-tử Trịnh lên tức vị, hiệu là Châu tương-vương.
Trần-vỉ , vợ vua Huệ-vương và Vương-tử Đái lòng rất căm phẫn, nhưng sợ oai các chư-hầu không dám kinh động.
Việc nhà Châu sắp đặt đã yên, Tề hoàn-công lui về nước, định triệu tập chư hầu nơi đất Quí-khâu để bàn tính mọi việc.
Quản-trọng nói :
- Nhà Châu vừa rồi chỉ vì con trưởng , con thứ, không nhất địnhmà sắp bị rối loạn. Vậy Chúa-công định ngôi Thế-tử trước để khỏi di-hoa. về sau.
Tề hoàn-công nói :
- Ta có tất cả sáu con, đều là con của vợ thứ : Công-tử Võ-Khuylớn tuổi hơn , nếu cứ lấy người hiền thì có Công-tử Chiêu. Trưởng Vệ-cơ(mẹ Công-tử Võ-khuy) hầu ta đã lâu, ta đã hứa định
lập Công-tử Võ-khuy rồi ; Dịch-nha và Thụ điêu hai người ấythường thường có nói với Võ-khuy . Công-tử Chiêu là người hiền , nhưng ý ta chưa quyết, bây giờ tuỳ ý Trọng-phụ.
Quản-trọng biết Dịch-nha với Thụ điêu là hai tên nịnh, lại là bè đảng của Trưởng Vệ-cơ , e cho ngày sau Công-tử Võ-khuy lên nối ngôi thì nội công, ngoại ứng làm loạn Quốc-chính. Công-tử Chiêu là con củaTrịnh-cơ, nước Trịnh vừa mới giảng hoà với Tề , lập Công-tử Chiêu thìgiữa Tề và Trịnh càng thêm thân mật.
Nghĩ như vậy, Quản-Trọng mới thưa với Tề hoàn-công :
- Hiện nay Chúa-công không có con hiền nối ngôi thì làm sao giữđược cơ-nghiệp bá-chủ. Chúa-công đã xét đoán biết Công-tử Chiêu là người hiền, thì nên lập ngay mới phải .
Tề-hoàn-công nói :
- Ta chỉ sợ Công-tử Võ-khuy cho mình là lớn tuổi hơn, sinh ra chuyện tranh giành lẫn nhau, thì biết làm thế nào ?
Quảnđi-ngô thưa :
- Nay nhân dịp Chúa-công sắp đại hội các nước chư hầu ; nên chọn trong các vua chư hầu có ông nào hiền, hãy đem việc Công-tử Chiêu mà uỷ thác cho còn lo ngại gì.
Tề hoàn-công nhậm lời.
Bây giờ Tống hoàn-công là Ngự-thuyết Mật, Thế-tử Tư-phủ nhườngngôi cho Công-tử Mụcđi (thứ huynh của Tư-phủ) . Mụcđi không chịu làmvua. Tư-phủ phải lên nối ngôi hiệu là Tống tương-công.
Tống tương-công theo lệnh của bá chủ (Tề hoàn-công) , mặc dầu có tang vẫn đến dự hội ở đất Quí-khâu
Quản-trọng tâu với Tề hoàn-công :
- Vua nước Tống biết nhường ngôi cho người hiền là Công-tửMụcđi. Vả lại trong lúc có tang mà đi dự hội, là họ rất kính trọng nướcta. Chúa-công nên uỷ thác Công-tử Chiêu cho vua nước Tống .
Tề hoàn-công y-lời, lập tức sai Quản-Trọng đến quân-xá, để hầu chuyện trước cùng Tống tương-công .
Tống tương-công đến yết kiến Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công tiếp đãi rất nồng hậu rồi đem việc Công-tử Chiêu ân-cần gửi gắm :
- Để giữ yên được cơ nghiệp tôi hy-vọng lòng tốt của hiền-hầukhông quên chăm sóc Công-tử Chiêu, khiến cho cơ nghiệp Tề vẫn còntồn-tại vĩnh-viễn.
Tuy Tống tương-công khiêm nhượng, không dám nhận lời , nhưng nỗi lòng đã thầm cảm lời ủy-thác của Tề hoàn-công.
Ngày hội, các chư-hầu cùng họp mặt trước đàn để vọng bái thiên-tử .
Quan Thái-tế Chu-khổng đọc lời chiếu của Thiên-tử nhà Châu
- Xin Chúa-công lấy lễ nghĩa làm trọng, để nêu gương cho các chư-hầu.
Như sực tĩnh, Tề hoàn-công nói lớn :
- Dẫu Thiên-tử thương tình, song kẻ làm tôi có bao giờ vô lễ được .
Nói xong phục xuống trước đàn lạy hai lạy. Các nước chư-hầu
thấy vậy đều khâm phục.
Tề hoàn-công nhân các nước chư-hầu còn đũ mặt, tuyên đọc năm điều cấm của vua nhà Châu :
1. Không được lấp dòng nước chảy
2. Không được cấm đong thóc.
3. Không được đổi con trưởng.
4. Không được lấy tiểu thiếp làm chánh.
5. Không được cho đàn bà dự vào việc chính-trị .
Đoạn Tề hoàn-công lập thệ với các nước chư-hầu rằng :
- Phàm là nước đồng minh , phải cùng nhau giao hiếu, lúc hoạn
nạn phải cứu nhau .
Xong cuộc lễ Tề hoàn-công hỏi Chu-khổng :
- Ta nghe đời Tam Đại (nhà Hạ, nhà Thương và nhà Châu) , ngày xưa có lễ Phong-thiện, chẳng hay lễ ấy có nghĩa như thế nào ?
Chu-khổng nói :
- Đời Tam Đại làm lễ "Phong" ở núi Thái-sơn làm lễ "Thiện" ở núi Lương-phù. Lễ Phong là tế trời, lấy nghĩa trời cao, nên phải đắp đấtlên mà tế. Còn lễ Thiện là tế đất, lấy nghĩa đất thắp, nên quét sạch đất mà tế, ấy là cái lễ của đời Tam đại vậy.
Tề hoàn-công nói :
- An-ấp là thủ đô của nhà Hạ, Bậc-ấp là thủ đô của nhà Thương,Phong-kiều là thủ đô của nhà Châu, chốn Đô-thành rất xa núi Thái-sơn vànúi Lương-phủ , núi nầy lại nằm trong địa-giới nước ta, ý ta cũng muốnlàm cái lễ ấy, các ngài nghĩ sao ?
Thấy Tề hoàn-công có ý kiêu-ngạo và tự đắc, Chu-khổng không hài lòng, liền đáp :
- Hiền-hầu cho là phải, thì còn ai dám bảo là không phải ?
Tề hoàn-công nói :
- Thôi, hoãn lại ngày mai ta sẽ bàn .
Các vua chư-hầu đều lui về tửu quán.
Chu-khổng đến nói riêng với Quản-trọng :
- Lễ Phong-thiện là cái lễ trọng thể của Thiên-tử, tôi thiếttưởng nước chư-hầu không nên nói đến. Sao Trọng-phụ không can được mộtcâu nào ?
Quản-trọng ôn tồn đáp :
- Bản năng hiếu thắng của Chúa-công tôi, không thể nào can thẳng một cách đột-ngột được, phải tìm phương chửa lần, vậy hôm nay tôi sẽliệu nói .
Tối đến, Quản-trọng vào yết kiến Tề hoàn-công :
- Chúa-công có thật lòng muốn làm lễ Phong-thiện không ?
Tề hoàn-công đáp :
- Đã nói, sao lại không thật !
Quản-trọng thưa :
- Lễ Phong-thiện bắt đầu có từ đời Vô hoài-thị đến đời Chuthành-vương , tất-cả 73 nhà, đều là tuân mệnh trời làm Thiên-tử, nên mới được phép làm lễ Phong-thiện.
Tề hoàn Công tỏ ý không hài lòng, nói lớn :
- Ta đây, đánh nước Sở ở phía Nam, tiến quân vào đất Thiệu-Lăng, phía Bắc đánh Sơn-nhung, Linh-chi và Cô-trúc ; phía Tây qua bãi Lư-sađến tận núi Thái-hàng. Các chư-hầu ấy không ai đám trái ý, ba lần hộichư-hầu về việc xa, sáu lẫn hội chư-hầu về việc y thường. Dầu đời Tamđại chịu mệnh trời làm Thiên-tử cũng không thể có một sức mạnh nào hơn ! Vậy giờ đây ta có làm lễ Phong-thiện để cho con cháu noi theo tưởngcũng là lẽ phải !
Quản-trọng nói :
- Các bậc đế-vương thời xưa lúc nào gặp điềm lành mới làm lễPhong-thiện , nay Chúa-công bỗng nhiên tổ chức lễ ấy ắt những thức-giảsẽ chê cười .
Tề hoàn-công không nói đến việc đó nữa.
Hôm sau kéo binh về nước lọ sửa sang cung-thất rất rực rỡ , mỗidụng-cụ của nhà vua, món gì cũng sang trọng như đồ dùng của Thiên-tử nhà Châu.
Người trong nước ai cũng chê Tề hoàn-công cố ý tiếm phạm .
Quản-trọng cũng đắp một cái đài cao ba từng gọi là "Tam qui".
Nghĩa là cả ba hạng người : Nhân dân, chư-hầu, mọi rợ đều tùngphục mình cả . Lại còn lập ra Tắc-môn để che cửa, Phạn điếm để tiếp sứthần các nước.
Bảo thúc-nha thấy vậy có ý nghi hoặc hỏi :
- Vua xa xỉ , mình cũng xa xỉ . Vua tiếm phạm mình cũng tiếm phạm như thế sao phải ?
Quản-trọng nói :
- Dẫu một ông vua hay một thường dần mà đã có công khổ nhọc gâydựng cơ đồ , tất có ngày phải được huởng sung sướng để bù lại công khónhọc của mình chứ . Nếu cứ đem lễ nghĩa bó buộc đời sống mình thì ai lại không chán . Vẳ lại việc làm của tôi cũng chỉ vì Chúa-công , mà muốnchia cái tiếng chê cười của thiên hạ đó .
Bảo thúc-nha nghe nói tuy làm thinh không cãi lại, song lòng không phục .
Trong lúc đó quan Thái-Tể nhà Châu là Chu-khổng cáo biệt trở về triều.
Đi đến nữa đường gặp Tần hiến-công đi dự hội trễ.
Chu-khổng nói :
- Hội đã tan rồi sao đến bây giờ hiền-hầu mới đến ?
Tần hiến-công dậm chân, than :
- Nước tôi xa quá nên đến trễ, không được trong thay cảnh uy-nghiêm của ngày hội, thực tiếc thay !
Chu-khổng nói :
- Tôi tưởng không phải là điều đáng tiếc. Tề-hầu cậy mình cócông to, tỏ ý kiêu ngạo , làm lắm điều trái đạo . Hễ trăng tròn thì phải khuyết, nước đầy tất phải tràn. Chẳng bao lâu nước Tề sẽ suy đốn .
Tấn hiến-công nghe nói quay xe trở về. Nhưng di dọc đường bị bệnh, nên về đến nước Tấn thì tạ thế.