Dị Giới Đại Việt Đế Quốc

Chương 29: Công nghiệp hoá lò rèn



Quang Minh thành , thành chủ phủ .

Dương Định chăm chú nhìn thanh bảo kiếm treo trên giá đã phủ đầy bụi bặm theo năm tháng thời gian mà không khỏi thở dài . Thế thời thời thế , con tạo xoay vần , Dương gia đã sớm bị đào thải khỏi bàn cờ thiên hạ , muốn trở mình lên sao mà khó khăn . Dương Định lão già rồi , chết không hối tiếc , thế nhưng con lão trẻ người non dạ , tương lai gia tộc nặng gánh trên vai , lão làm sao có thể yên tâm ? Bởi thế lần này lão đầu nhập Đại Việt chính là đánh cược tương lai của gia tộc , đánh cược sinh mạng của bản thân để Dương gia con cháu quật khởi lần nữa , rạng danh liệt tổ liệt tông .

Bỗng ngoài cửa có tiếng bước chân truyền tới , chỉ thấy một người thiếu niên tướng mạo khôi ngô tuấn tú xuất hiện hành lễ với ông :

– Thưa phụ thân , hài nhi đã tới .

– Bình nhi con đến thật đúng lúc lắm . Vi phụ ngày mai sẽ khởi hành cùng Lộc Khê đại nhân tiến về Vương đô ra mắt thánh thượng , đồng thời cũng nhận lấy sắc phong. Trong những ngày vi phụ vắng mặt , mọi sự trong thành toàn quyền đều do con quyết định . Vi phụ tuổi tác đã cao , thân thể suy kiệt , không sống đặng mấy năm nữa , nghĩ cũng đến lúc đám trẻ các con nối nghiệp cha ông rồi .

– Phụ thân đi chuyến này liệu có nguy hiểm gì chăng ?

Dương Bình giọng lo lắng .

– Con hãy an tâm , vi phụ tự biết lượng sức mình . Việt vương nổi tiếng là người nhân đức , hẳn sẽ không làm hại đến vi phụ đâu .

– Hài nhi đã hiểu . Đường xá xa xôi hiểm trở, phụ thân xin hãy bảo trọng .

– Ừm , phụ thân đã biết . Tiết trời cũng không còn sớm , con hãy về nghỉ ngơi đi thôi .

– Hài nhi xin nghe lời phụ thân .

…….....................................................

Biệt viện , thư sảnh nhà chính .

Minh Vũ nhìn tấu chương Duy Từ gửi về trên tay không khỏi hài lòng . Dương gia quy hàng , thế cục đã định , Đại Việt cương thổ mở rộng gấp bội , sức dân cuồn cuộn , sinh khí dồi dào , khắp nơi khí thế nô nức hăng say . Viễn cãnh giang san xã tắc thu về một mối đã không còn xa nữa .

Đại Việt hiện tại đã có ba thành trì lớn , đầy đủ điều kiện để cho Minh Vũ đăng cơ xưng đế , lên ngôi cửu ngũ chí tôn . Minh Vũ cũng hiểu điều này vô cùng trọng đại , không thể qua loa , vì thế cần phải thương thảo kỹ lưỡng cùng các đại thần để đưa ra ý kiến thống nhất .

Sau buổi "thiết triều" định kỳ buổi sáng , guồng quay bộ máy chính trị Đại Việt liền lập tức hoạt động toàn lực công suất . Thiên tử lên ngôi là việc hệ trọng của quốc gia , mọi sự đều phải cẩn trọng từng li từng tý , tuyệt đối không thể để ra sai sót .

Đầu tiên phải kể đến tuyến đường láng bê tông từ Thăng Long đến Quang Minh , từ Quang Minh đến Hải Đông đã được Minh Vũ phê chuẩn thông qua xây dựng tiêu tốn chi phí đến hơn một vạn đồng bạc , tạo nên tuyến đường huyết mạch hàng đầu nối liền cả nước với nhau .Tiếp đến là việc xây dựng tổ kiến kinh thành Thăng Long với bàn tay của kiến trúc sư tài ba số một lưu lạc dân gian - Nguyễn An .

Năm 1407, nhà Minh đánh bại nhà Hồ, chiếm được Đại Ngu *. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh), còn tiến hành lùng bắt các thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số này có nhiều người sau trở nên nổi tiếng vì tài giỏi như Nguyễn An, Phạm Hoằng hay Vương Chấn...

Minh Thành Tổ ( Chu Đệ ) bấy giờ đã dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên trước đó), đổi tên là Bắc Kinh và cho xây dựng lại to đẹp hơn và đúng theo ý muốn của mình. Mặc dù Minh sử về sau viết Nguyễn An "phụng mệnh Thành Tổ xây dựng thành trì, cung điện và phủ thự trăm ty ở Bắc Kinh", nhưng Minh thực lục không hề nhắc đến đến ông dưới thời Vĩnh Lạc. Mãi đến đời Minh Anh Tông, khi thành Bắc Kinh được trùng tu, vai trò của Nguyễn An mới được đề cập tới .

Quay trở lại với việc xây dựng kinh thành Thăng Long , được Minh Vũ huy động toàn bộ công tượng , học đồ cả nước thực hiện . Minh Vũ dự định xây dựng vật liệu hoàn toàn bằng xi măng cốt thép , tuy nhiên lúc này mới đột ngột phát sinh vấn đề sắt thép nghiêm trọng .

Nguyên lai từ trước tới nay lò rèn sản xuất sắt thép từ lò cao cho ra thành phẩm gang chất lượng cao , trải qua phương pháp truyền thống thủ công luyện gang thành thép . Phương pháp bách luyện hay dân gian còn gọi là xào gang thành cương ( thép) đó chính là các thỏi gang được đem gia nhiệt kết hợp thổi khí, sau đó để nguội, lại gia nhiệt thổi khí qua mỗi lần gia công, vật liệu lại trở nên bền hơn một chút. Chính vì quá trình này lặp đi lặp lại cả chục thậm trí cả trăm lần cho nên mới gọi là bách luyện pháp. Vì trong quá trình luyện gang này có thao tác giống như khi ta xào rau nên phương pháp được đặt tên là ''xào gang''. Nó giúp oxy hóa được cacbon và loại bỏ bớt tỉ lệ cacbon trong gang. Khi tỉ lệ cacbon trong thiết chỉ còn dưới 2.14% thì đó chính là thép .

Một phương pháp khác phải kể đến chính là rót gang . Sắt non được nung chảy với % thấp Cacbon sau đó pha với gang lỏng % cao Cacbon sẽ tạo nên một hỗn hợp có tỉ lệ cacbon thấp hơn và đó chính là cương thiết (thép). Phương pháp này rõ ràng sẽ cho ra được thép với cường độ khá tốt và theo yêu cầu khi phối chế tỉ lệ gang và sắt non hợp lý. Nhưng phương pháp này có yếu điểm đó chính là cần sắt non để làm nguyên liệu, mà sắt non chỉ có thể thu bằng phương pháp luyện thiết bằng kiểu lò thường ( lò Bloomery ), năng suất của loại lò này cực thấp và sắt non thường chưa nhiều tạp chất. Kết quả của loại lò này sẽ thu được một chất lỏng gồm sắt và xỉ và đóng rắn thành cục sắt-xỉ ở dạng xốp tại đáy lò. Mỗi lần luyện phải phá lò để có thể lôi ra cục sỉ sắt sau đó dùng phương pháp rèn đập để loại bỏ xỉ.

Hai phương pháp này muốn phát huy tối ưu nhất đều cần đến những bậc thầy luyện khí như Cao Lỗ , Ankida.... Vì thế để cho ra một mẻ thép tinh là rất tốn thời gian và công sức . Việc luyện thiết từ quặng cũng không hề đơn giản, không phải chỉ cần đào quặng lên vứt vào lò thì có thể thành gang lỏng hay thép. Đầu tiên quặng phải được nghiền nhỏ sau đó pha trộn với một số phụ gia cơ bản thì mới có thể trực tiếp sửa dụng cho luyện gang. Công nhân sẽ đập vỡ những cục quặng lớn bằng búa, sau đó sẽ cho vào lò nung sơ bộ 1 lần để các viện quặng này bở hơn, cuối cùng sẽ dùng cối và chày để dã nhỏ. Công đoạn này cực kỳ tiêu tốn sức lực và thời gian.

Để xử lý vấn đề này Minh Vũ đã phải vắt óc suy nghĩ hì hục trên giấy thức trắng mấy đêm lục lọi trí nhớ và thành công cho ra đời thứ máy móc cậu mong muốn - máy nghiền đá kẹp hàm . Thực tế máy nghiền đá kẹp hàm cấu trúc rất đơn sơ, nhưng với công nghệ rèn đúc hiện thời thì quả thực không dễ dàng chế tạo . Xong với đội ngũ công tượng có tay nghề cao , cơ bản là vẫn đủ sức để chế tạo ra thứ này .

Máy có một khung máy phải dùng thiết chế tạo như một khối hộp, vì không có công nghệ hàn nên bắt buộc các tấm thép phải được cố định bằng đinh tá rất vất vả mới có thể tạo hình. Sở dĩ gọi là máy nghiền hàm kẹp vì nó có hai cái hàm, một cái hàm đứng thẳng và một hàm nghiêng tạo thành một chữ V lệch đáy hướng xuống dưới. Hàm nghiêng chính là hàm động có nối với một trục xoay lệch tâm. Chính việc lệch tâm này nên khi trục xoay tròn sẽ khiến cho hàm nghiêng sẽ chuyển động lên xuống, nhờ tác động của các lực va chạm này sẽ khiến cho vật liệu bị nghiền nhỏ mà đi ra ngoài theo đường đáy chữ V.

Động lực cho máy nghiền đá Kẹp hàm chính là một trục xoay to lớn gồm 8 canh tay đòn dài 2m cho mỗi chiếc. Trục xoay này có bánh răng sau đó nối với một hệ thông truyền lực bánh răng ngang cùng kết nối với máy nghiền đá kẹp hàm thông qua dây curoa cam được bện bằng thừng lớn gân bò bền chắc.

Tốc độ nghiền đá tính trung bình tầm 5 tấn quặng một giờ. Phải nói rằng quặng thiết cũng không cứng như đá vôi hay một số lọa đá khác. Cho nên dù chất lượng thiết chế tạo nên hai bề mặt hàm kẹp là không quá tốt nhưng vẫn hoạt động rất hiệu quả. Quan trọng là quặng qua máy nghiền đá kẹp hàm thì nhỏ hơn nhiều cùng đều nhau, vậy nên thời gian thiêu đốt sơ chế là rút ngắn vô số lần.

Tiếp theo phải kể đến chính là việc xây dựng những lò cao với kích thước khổng lồ . Lò cao khổng lồ nên nhiệt lượng tập trung tiết kiệm, việc quặng sắt trải qua một chặng đường dài từ miệng lò cho tới đáy lò khiến cho các phản ứng hóa học có thời gian để diễn ra triệt để. Thêm vào đó chất lượng bột quặng sắt cũng rất cao do được nghiền bằng máy nghiền bi, chính vì thế công suất luyện gang rõ ràng là cao và tốt hơn nhiều. Điều quan trọng nữa đó chính là lượng vôi sống phù hợp làm quá trình tạo xỉ , loại bỏ tạp chất diễn ra tốt hơn .

Đễ luyện ra thép có chất lượng đồng đều , người ta thường nghĩ đến ngay phương pháp Bét- xơ - mét hay phương pháp martin . Lò bét xơ mét ( lò thổi oxi ) được xây lớn như lò cao , có cấu tạo hình quả trứng , gồm nắp lò phía trên , tiếp đến là lớp chịu nhiệt , tiếp nữa là lò phản ứng và dưới đáy là ống thổi gió . Ống thổi bằng sắt có hình dạng trụ chiều dài đủ chạm đáy của thân lò, ống thổi được gắn cố định cùng nắp lò và được tính toán cẩn thận, chính vì vậy khi đóng nắp lò cũng chính là miệng ống thổi đã chạm đáy của lò.

Chiếc lò được cố định với giá đỡ với đai thép chính tại phần 1/3 dưới thân lò. Đai thép này có cấu tạo ổ trục được gắn vào giá đỡ khiến cho thân lò có thể xoay vòng theo trục. Hai chiếc bánh răng gang được đúc mới một đường kính rất lớn gắn vào thân lò, bánh răng thứ hai kết nối với hệ thống quay phát lực. Bên cạnh đó còn có các lẫy cố định bánh răng khiến cho việc điều khiển lò nghiêng hay xoay hết sức chính xác .

Việc xây dựng dây truyền sản xuất cũng được Minh Vũ hết sức chú trọng . Băng truyền cũng vì thế mà chính thức ra đời . Nó được đúc bằng một loạt con lăn gang nằm ngang. Chỉ cần tạo độ dốc nhất định thì sản phẩm đang nóng đỏ cũng có thể trượt đến vị trí yêu cầu. Điểm cần chú ý đó là chỉ cần tạo các gờ nhô đón chặn sản phẩm ở từng ụ sản xuất .

Với những bản vẽ của Minh Vũ , lò rèn đã có bước tiến quan trọng , mở ra một nền công nghiệp rực rỡ đầu tiên nơi dị giới sau này .

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.