(*) Ở đây mình có sự nhầm lẫn một chút, trong chương trước có vài chỗ nhắc đến Nam Giao, vài chỗ là Tây Giao, nhưng do mình không để ý nên chỉ để Tây Giao không thôi, thì Nam Giao thường là nơi lập đàn làm các lễ tế, còn Tây Giao là nơi Thái hậu đến tụng kinh niệm Phật. Mình sẽ sửa lại những chỗ sai sau nhe.
Sau khi lễ tế trời kết thúc, Nguyên Thú đế cho Cấm quân lui đi, ở lại đàn tế trời một mình, đứng chắp tay cho đến tận khi trăng treo cao giữa trời, có Cấm quân đến báo Hoắc Kinh Đường cầu kiến, trong lòng ông biết kế hoạch đã tiến triển thuận lợi, bèn phất tay đồng ý triệu kiến.
Trên trời đêm trăng tròn sáng tỏ, sao bạc rải rác vạn trượng, trở thành tấm mạng bao phủ toàn bộ đàn tế.
Hoắc Kinh Đường dẫn theo năm sáu vị hoàng tử đi đến, bọn họ đứng chờ bên dưới cầu thang của đàn tế, hắn đưa tay ngăn cản Cấm quân chuẩn bị báo cáo, lệnh cho bọn họ lui về nơi cách đó mấy trăm thước, rồi sau đó mới bước lên đàn tế, đi đến phía sau lưng Nguyên Thú đế.
Hai cha con không nói chuyện, chỉ im lặng quan sát tinh tượng.
Nguyên Thú đế đột nhiên lên tiếng: "Sao Thiên Lang ở đâu?"
Hoắc Kinh Đường giơ ngón tay lên chỉ về một phía, Nguyên Thú đế hỏi liên tục vài vì sao nữa, cái nào hắn cũng trả lời được.
"Vẫn chưa quên nhỉ." Nguyên Thú đế cười vỗ vai Hoắc Kinh Đường, nói với hắn: "Hôm nay ta tạ lỗi với trời, với liệt tổ liệt tông, chuẩn bị đến Đông chí sẽ phong hậu cho mẹ con, cho con nhận tổ quy tông."
"Dù ta giết hại anh em mình sao?"
Nguyên Thú đế khựng lại, quay đầu nhìn vào mắt Hoắc Kinh Đường: "... Tiểu Lục?"
"Dựa vào nơi hiểm yếu chống lại, phát hiện quý phi tự sát, mất kiểm soát cảm xúc, tự lấy dao đâm mình chết rồi."
Nguyên Thú đế ngây người, rất lâu sau mới thở dài nói: "Không liên quan gì đến con, là nghiệp chướng của trẫm."
Bên dưới đàn tế, Ngũ hoàng tử nhìn Hoắc Chiêu Vấn, người nọ đứng trong bóng tối, biểu cảm như chết lặng.
Hoắc Kinh Đường vuốt ve vòng phật, đọc thầm tâm kinh: "Nếu như ta trở thành Thái tử, bệ hạ định xử trí tiểu lang như thế nào?"
Nguyên Thú đế hơi không vui: "Con sợ ta hại nó à? Nó là năng thần, đã cứu mạng ta, lại bị Xương Bình làm cho mệt mỏi, ta thật sự rất xấu hổ với nó, huống chi ấy là người trong lòng con, ta muốn hại nó chẳng phải là ép cha con ta trở mặt thành thù hay sao? Về công về tư, ta sẽ không hại nó, nhưng nó không thể trở thành Hoàng hậu."
Hoắc Kinh Đường rũ mắt: "Tao khang chi thê bất hạ đường*, bệ hạ cho rằng ta sẽ xử trí tiểu lang như thế nào?"
(*) Tao khang chi thê bất hạ đường - 糟糠之妻不下堂: ý nói người đàn ông sau khi giàu sang không thể tuỳ ý ruồng bỏ người vợ từng cùng với mình chịu gian khổ trước đó.
Nguyên Thú đế: "Nó làm tể tướng, các con cùng phổ một đoạn giai thoại quân thần, bên nhau như cũ, nếu như có một ngày ân tận ái tuyệt thì vẫn có thể tiếp tục làm quân thần, kết cục có hậu như vậy, làm sao lại không thể chứ?"
Hoắc Kinh Đường: "Ý ta là sau khi trở thành Thái tử còn phải cưới vợ nạp thiếp sao?"
Nguyên Thú đế: "Đàn ông bình thường còn tam thê tứ thiếp cầu có người nối nghiệp, huống chi là Thái tử?"
Hoắc Kinh Đường: "Nếu như Tĩnh vương không cản trở từ bên trong, bệ hạ được cưới mẹ như ý nguyện, thì có phải vẫn sẽ vì vị trí Đông cung mà tái giá Hoàng hậu và Trịnh quý phi, từ đó lạnh nhạt để mẹ ta uất ức hay không? Sắc suy ái trì, nếu như mẹ ta không chết thê thảm như vậy, sớm muộn gì cũng sẽ có một ngày rơi vào kết cục giống như Hoàng hậu và Trịnh quý phi thôi, ta cũng sẽ trở thành Đông cung của ngày trước, là Tấn vương của hiện tại..."
"Chát" một tiếng giòn vang, Nguyên Thú đế tát cho Hoắc Kinh Đường một cái thật mạnh, giận dữ mắng mỏ: "Con đang coi thường mẹ mình sao! Sao con có thể đánh đồng mẹ con với người khác được chứ? Đối với con, từ trước đến nay trẫm đều coi trọng con hơn bọn nó, con có nhìn thấy ta như vậy không?"
"Sẽ rất giả dối nếu ta nói mình không biết ơn và chưa bao giờ cảm thấy kiêu ngạo vì điều đó. Ta có thể tùy tiện, không bị bắt nạt nhiều năm như vậy hoàn toàn là nhờ bệ hạ bất công thiên vị, nhưng mà người đẩy ta xuống vách núi khiến ta tan xương nát thịt cũng là bệ hạ."
Mặt mũi Nguyên Thú đế tái mét: "Tối nay con đến đây là để chất vấn ta à? Con vẫn còn ghi hận chuyện năm đó sao? Ngày ấy đưa con trở về phủ Tĩnh vương là vì hậu cung, triều đình hợp sức nhau ép ta, huống chi hậu cung không thể an toàn hơn phủ Tĩnh vương! Rồi lại nói đến chuyện hoán trữ... Trẫm đúng là có hơi nóng lòng, Đông cung không nên thân, con... Con là do một tay trẫm dạy dỗ, là Thái tử mà trẫm hài lòng nhất, còn là đứa con trai mà người phụ nữ trẫm yêu thương nhất sinh cho trẫm, bỗng nhiên chẳng còn thuốc chữa, chẳng lẽ trẫm không đau lòng sao? Chẳng lẽ chưa từng vùng vẫy do dự hay sao? Chọn người trở thành Thái tử là đại sự quốc gia, nếu như để cho Hoàng hậu và Đông cung khống chế triều đình, Đại Cảnh nhất định sẽ suy bại, trẫm có thể đảm bảo mình sống lâu trăm đuổi để dạy bảo cho thêm một đứa nhỏ nữa, nhưng sao có thể đảm bảo nó sẽ thành tài? Từ lúc biết được con đã giải được cổ độc, trẫm đã lập tức đổi lại kế hoạch ban đầu, Thái tử vẫn là con, Hoàng đế Đại Cảnh vẫn là con, chỉ có thể là con!"
Hoắc Kinh Đường: "Chỉ vì như vậy mà phải hy sinh Trịnh quý phi và Tấn vương sao?"
Nguyên Thú đến gằn giọng: "Là do bọn họ không chịu hăng hái tranh giành! Lão Lục quá ỷ lại vào phủ Trịnh quốc công, lão Tam nhúng tay vào trường thi Giang Nam, gây nên chướng khí mù mịt, hơn phân nữa tiền thu được từ việc bán quan bán tước được phủ quốc công dùng để đút lót cao thấp, coi như lão Lục không biết ngay từ đầu, nhưng từ sau sự việc của lão Tam, thì dù nó có ngu xuẩn cũng phải biết rõ chứ, nhưng chẳng phải nó vẫn thoải mái chi tiêu như thường sao? Phàm là nó có đền bù chút ít tổn thất, cũng không đến mức khiến ta phải thất vọng. Những việc nó làm sau đó việc nào mà chẳng lấp ló bóng dáng của nhà ngoại? Ngay cả cơ hội tiêu diệt Đại Hạ ngàn năm có một này đây, rõ ràng Trịnh Nguyên Linh còn động tay động chân ở bên trong! Nếu như có ngày đăng cơ, họ ngoại tham gia vào chính sự, nhất định sẽ thành mối họa!"
Dù Tấn vương đứng bên dưới đàn tế đã chuẩn bị tâm lý, nhưng vẫn bị lời khiển trách nặng nề của Nguyên Thú đế khiến cho suýt nữa là sụp đổ.
"Lão Lục giống như Đông cung, ta đã từng phí hết tâm huyết hun đúc, không có một đứa nào ra hồn!"
"Ai có thể ra hồn sau khi được hun đúc dưới sự vui giận thất thường của người chứ? Một khắc trước vừa nâng lên đến trời, gửi gắm kỳ vọng, một khắc sau đột nhiên ném xuống mặt đất, đuổi tận giết tuyệt, người thử nói xem phải thế nào mới có thể ra hồn đây?"
"Con! Sấm chớp mưa sương đều là ơn trời, bá quan văn võ, vạn dân thiên hạ, ai đối mặt với trẫm mà không phải nơm nớp lo sợ, cẩn thận từng chút chứ? Bọn họ có thể thích ứng, có thể làm được, các con là con của ta, là vương tử hoàng tôn, vì sao không thể?"
"Nói như vậy lúc đối mặt với bọn ta, rốt cuộc người xem bọn ta là thần tử, hay xem là con của người? Khi nào bọn ta có thể xem người là cha, khi nào phải xem người là quân vương mới không phạm phải sai lầm đây?"
Nguyên Thú đế giận dữ, vung tay lên định tát một cái nữa, nhưng chạm đến ánh mắt của Hoắc Kinh Đường thì lại bất lực hạ tay xuống, trong nháy mắt chán nản, để lộ ra vẻ mệt mỏi già yếu: "Trẫm thiên vị con, muốn để lại những gì tốt nhất trên đời này cho con, như vậy là sai ư?"
Hoắc Kinh Đường lộ vẻ xúc động, cánh tay khẽ nhúc nhích, nhưng đến cuối cùng vẫn không đáp lại Nguyên Thú đế.
"Quả thật ban đầu khi con trúng cổ độc, không có thuốc chữa mà vứt bỏ con là do trẫm vô tình, thế nhưng sau đó mọi thứ lại vào trật tự, quay về quỹ đạo ban đầu, vì để đền bù cho con mà trẫm không quan tâm danh nhơ vợ chồng không hòa thuận, cha con tương tàn..." Dừng một chút, Nguyên Thú đế mới rũ vai xuống nói: "Con cảm thấy trẫm đối xử với con, với Thái tử, với lão Lục và quý phi vô tình quá ư? Trẫm vô tình với bọn họ, nhưng đối xử với con như thế nào, con tự hỏi lòng mình đi, ngoại trừ chuyện cổ độc còn có việc nào có lỗi với con nữa? Ngay cả lão Lục và quý phi, trẫm cũng chưa từng muốn bọn họ phải chết! Trẫm định sẽ đưa lão Lục đi cấm túc ở đất phong, chỉ cần nó an phận thì không cần phải lo cơm áo, sống lâu trăm tuổi!"
"Cha mẹ thương con, ắt phải tính toán sâu xa. Tử Uyên, đến khi con ngồi ở vị trí này là sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của ta thôi."
"Cha mẹ thương con, không phải để báo đáp."
Một giọng nói quen thuộc đột nhiên xuất hiện phía sau lưng, Nguyên Thú đế quay đầu lại, nhìn thấy lão Lục mà ông cho rằng đã chết vì mưu phản bức vua thoái vị, còn có cả lão Ngũ cũng đi theo, hai người đều đỏ mắt, sắc mặt bi thương, nổi oán giận bộc lộ trong lời nói.
"Còn chúng con thì sao?" Tấn vương hỏi: "Phụ hoàng, chúng con không phải con của người hay sao?"
Gương mặt Nguyên Thú đế run rẩy, khi tính toán thì ra tay độc ác, nhưng đến khi bị chất vấn thẳng mặt thì lại không thể nhẫn tâm đến cùng, nghẹn lời một lúc lâu sau mới bị cảm giác áy náy dâng lên trong lòng đánh bại, không thể thốt nên lời tuyệt tình.
"Đời người không tránh khỏi bất công, cha mẹ cưng chiều con mình là chuyện rất bình thường, đến mẫu phi cũng thương con hơn Tam ca, nhưng mẫu phi không hề muốn Tam ca phải đi chịu chết. Người nói người không muốn mẫu phi của con chết, nhưng mẫu phi lại bị người ép phải tự sát, di thể bị lợi dụng đến cùng, người vẫn nói người không muốn con chết ư? Vừa nãy Hoắc Kinh Đường nói con chết rồi, phản ứng đầu tiên của người chính là ôm tội vào mình! Người vẫn giải vây giúp huynh ấy! Thà gánh danh nhơ giết con chứ không để Hoắc Kinh Đường chịu tiếng anh em tương tàn! Sao người có thế bất công đến như vậy?"
Tấn vương hận đến nghiến răng.
Ngũ hoàng tử xúc động lây, mũi cay xè, lòng đau xót, cúi đầu không nói gì.
"Chẳng lẽ người không biết mưu phản bức vua thoái vị sẽ có kết cục gì? Chẳng lẽ người không biết con sẽ tự sát? Sáng suốt như người, bệ hạ, người đúng thật không nghĩ tới chuyện con và mẫu phi sẽ tự sát sao? Hay là người có nghĩ tới những cảm thấy chẳng hề gì, sức nặng chẳng bằng việc Hoắc Kinh Đường đăng cơ?"
"Càn rỡ!" Nguyên Thú đế không nén được giận, tức tối mắng: "Con lấy thân phận gì để chất vấn trẫm!"
Tấn vương gằn từng chữ: "Hôm nay con thà bị phế làm thứ dân, cũng chỉ lấy thân phận con trai của người để chất vấn người thôi, phụ hoàng, người thật sự không nghĩ rằng con sẽ chết sao?"
Nguyên Thú đế sửng sốt, ánh mắt lập lòe, đầu óc lộn xộn, không thể trả lời ngay được.
Như thể phản ứng của ông đã nói rõ đáp án, Tấn vương lòng như tro tàn, chắp tay qua đầu, ba quỳ chín khấu: "Thần đã hiểu rồi. Thần sẽ bảo ông ngoại giao lại binh quyền Định Châu, tự thỉnh đến đất phong, không chiếu không rời, không hỏi chuyện triều chính, an phận thủ thường, ở đây thề rằng vĩnh viễn sẽ không gây chuyện với tân đế, nếu như làm trái lời thề này, chết không yên lành, vĩnh đọa A Tỳ. Chỉ có một chuyện muốn nhờ, cầu xin bệ hạ trả lại di thể mẹ đẻ cho thần, thần đưa bà ấy trở về đất phong, sẽ không làm chướng mắt bệ hạ nữa."
"Con..." Nguyên Thú đế hơi hoảng hốt, nhưng không để cho ông kịp phản ứng, lão Ngũ cũng đã quỳ sụp xuống, ba quỳ chín khấu, cứ thể kết thúc thân duyên giống như người trước.
"Bệ hạ, thần cũng sẵn lòng tự thỉnh đất phong, không chiếu không rời, mãi mãi không nhúng tay vào triều chính, toàn tâm toàn ý ủng hộ tân đế."
Hai người cùng dập đầu, đồng thanh nói: "Cầu bệ hạ thành toàn!"
"..." Sắc mặt Nguyên Thú đế trầm xuống, quay đầu nhìn Hoắc Kinh Đường: "Đây là mục đích của con đêm nay đúng chứ? Các con chẳng còn cần phụ hoàng ta nữa, đều chỉ muốn làm quân thần với ta thôi chứ gì?"
Hoắc Kinh Đường vén vạt áo lên, cũng quỳ xuống dập đầu theo: "Người thiên vị ta, ta cũng vậy. Thường nói quân phụ, quân ở trước phụ, nhưng trong lòng ta, người là cha của ta trước, sau đó mới là quân vương. Thần tử sẽ oán giận vì bị quân vương tuyệt tình và vứt bỏ, nhưng con trai có oán giận cũng sẽ không bao giờ hận cha của hắn. Ta bị vứt bỏ vì trúng cổ độc, mặc dù nản lòng, nhưng ngày sau có việc nào người giao xuống mà ta không làm tận tâm tận lực đâu? Đó hoàn toàn không chỉ vì người là quân ta là thần, mà hơn hết bởi vì người là cha ta là con."
Nguyên Thú đế: "Con không oán giận, vậy vì cớ gì mà không chịu chấp nhận sắp xếp của ta?"
Hoắc Kinh Đường: "Ta không muốn làm hoàng đế."
Nguyên Thú đế: "Hồ đồ! Con không muốn làm hoàng đế thì đi Tây Bắc làm gì? Vì sao âm thầm chiêu dụ nhiều mưu sĩ như thế? Con có ý chiêu dụ Trần Sư Đạo, lén lút qua lại với đám người Cao đồng trì, tưởng ta không biết gì cả sao? Ta đây rõ rành rành dã tâm của con, bây giờ lại nói mình không muốn, làm sao ta có thể tin được?"
Hoắc Kinh Đường không giải thích thêm: "Bệ hạ, xin người hãy chọn Thái tử khác! Đời này thần chỉ có một mình Triệu Bạch Ngư, đã định đoạn tử tuyệt tôn, trừ phi người bằng lòng chứng kiến giang sơn đổi chủ, triều đình rung chuyển!"
Nguyên Thú đế trợn mắt nhìn hắn: "Con uy hiếp trẫm đấy à?"
Hoắc Kinh Đường: "Trần thuật sự thật mà thôi. Nếu uy hiếp thật, thần cảm thấy tạm thời người không muốn thấy cảnh ấy đâu."
Nguyên Thú đế trừng mắt như sắp nứt, vô cùng đau lòng, tức giận đến mức tay run cầm cập, không ngừng gật đầu: "Hoắc Kinh Đường, khi đại án Lưỡng Giang xảy ra, con vì Triệu Bạch Ngư mà phá sạch ván cờ của ta, bởi vì mắc nợ nó nên ta không truy cứu con. Bây giờ con lại vì nó, không chịu làm hoàng đế, còn uy hiếp ta... Người mà con uy hiếp là cha con, là người cha ruột hết lòng lo lắng cho con! Con thật sự nghĩ ta không dám giết Triệu Bạch Ngư sao? Con cho rằng chỉ vì mắc khoản nợ này, cho rằng nó đã cứu mạng trẫm, cho nên nghĩ đấy là đủ để hôm nay trẫm tha thứ cho đám ngỗ nghịch các con hay sao?"
Hoắc Kinh Đường: "Tiểu lang đã thề đồng sinh cộng tử với ta từ lâu rồi."
Nguyên Thú đế: "Thân thể tóc da là cha mẹ cho, mạng của con là trẫm cho, là mẹ của con cho, Triệu Bạch Ngư là cái thá gì!"
"Trong bốn năm bị cổ độc tra tấn thần đã chết một lần, mạng này là do Triệu Bạch Ngư cho, y chính là phu lang chôn cùng một quách* với ta trăm năm về sau." Hoắc Kinh Đường ngẩng đầu lên, nhìn Nguyên Thú đế tức đến đỏ mặt tía tai, sinh lòng tiếc nuối: "Bệ hạ tội gì phải vậy?"
(*) Quách: quan tài lớn chứa quan tài nhỏ.
Nguyên Thú đế không ngừng cười lại: "Trẫm không thiếu hoàng tử, nếu như các con đã xưng thần, vậy hẳn là không quan tâm mình bị phế truất danh hiệu hoàng tử vương tốn rồi nhỉ, chỉ mong đừng hối hận. Hoắc Kinh Đường, con không muốn vị trí Thái tử thì vẫn còn rất nhiều người tranh đến mức đầu rơi máu chảy, trẫm không cầu xin con! Nhưng những gì trẫm cho con, dù con có bằng lòng hay không cũng đều phải nhận lấy!" Rồi sau đó ông nhìn ba người đang quỳ dưới đất, hừ lạnh nói: "Nếu như thích quỳ, thì cứ quỳ ở chỗ này cho thỏa đi!"
Nói xong phất tay áo rời đi.
Ba người cứ quỳ ở đàn tế trời như thế, mặt trăng lặn mặt trời mọc, cái nóng mùa hè ập xuống, ánh mặt trời chói chang, nói không chừng đặt ly nước lên nền gạch đàn tế còn có thể sôi lên.
Hoắc Kinh Đường và Hoắc Chiêu Vấn cơ thể cường tráng, phơi nắng mấy canh giờ không có gì đáng ngại, nhưng Ngũ hoàng tử được nuông chiều từ nhỏ chưa từng phải chịu khổ cực thế này, mặt mũi gã tái nhợt, da môi tróc ra, phơi nắng ba canh giờ đã ngất xỉu.
Cấm quân chịu trách nhiệm trông coi quanh đàn tế không biết làm thế nào, bèn chuẩn bị lệnh cho người đi xin chỉ thị của Nguyên Thú đế, nhưng lại bị Hoắc Kinh Đường gọi tới: "Đừng quấy rầy bệ hạ, đi hỏi ý thái hậu đi."
Cấm quân do dự.
Hoắc Kinh Đường chậm rãi nhắm mắt lại, mân mê vòng phật của hắn, tư thế không giống như bị phạt quỳ mà giống như đang thành tâm cầu phúc.
"Bệ hạ đang nổi nóng, ngươi có đến xin chỉ thị cũng chỉ có thể nghe ông ấy nói cho quỳ đến chết thôi, nhưng nếu hoàng tử quỳ đến chết thật, sau này bệ hạ hối hận, các ngươi có gánh nổi trách nhiệm không? Đến chỗ thái hậu hỏi ý đi, có lão nhân gia ra mặt, bệ hạ sẽ nể chút tình mọn."
Thống lĩnh Cấm quân đi tới, dù Hoắc Kinh Đường không nói lý do hắn ta cũng sẽ nghe lệnh làm việc, vội vàng lệnh cho người đi hỏi ý thái hậu.
Chẳng bao lâu sau, ma ma bên cạnh thái hậu đã dẫn thái y chạy tới, đưa Ngũ hoàng tử quay về biệt trang hoàng gia ở gần đó, rồi bảo Hoắc Kinh Đường và Hoắc Chiêu Vấn đứng dậy đến chỗ Thái hậu.
Ma ma nói với Cấm quân cản đường: "Nếu như bệ hạ trách tội, ngươi cứ nói thật thôi."
Có lão nhân gia làm chỗ dựa, Cấm quân chỉ mong sao bọn họ mau chóng mang ba củ khoai nóng bỏng tay trên đàn tế đi thôi.
***
Biệt trang hoàng gia, viện Thu Ngô.
Ba người Hoắc Kinh Đường bước vào trong, lập tức nhìn thấy Triệu Bạch Ngư đứng dưới cây ngô đồng.
Ngũ hoàng tử được đưa vào trong viện, Hoắc Chiêu Vấn lập tức hỏi ma ma, ma ma nói thái hậu đang tụng kinh niệm phật, không tiện quấy rầy, vậy nên hắn ngồi xuống bậc thang ngoài sân đình, mặt không đổi sắc ngẩng đầu lên nhìn trời, thoáng liếc mắt thấy Triệu Bạch Ngư túm lấy Hoắc Kinh Đường kiểm tra trên người hắn có vết thương hay không, sau đó ôn tồn nhỏ tiếng quan tâm, không khỏi sinh lòng hâm mộ.
Hoắc Kinh Đường đúng là vô cùng may mắn, sống trên đời có được ngần ấy người tha thiết yêu thương hắn.
Hắn ta cũng đã từng có được mẫu phi yêu thương không cầu báo đáp, nhưng hiện tại chẳng còn gì nữa.
Nỗi muộn phiền lan rộng trong lòng, Hoắc Chiêu Vấn dứt khoát chôn vùi toàn bộ tình cảm vào bầu trời màu xanh trong vắt, quên hết mọi sự vật quanh người.
Triệu Bạch Ngư kéo Hoắc Kinh Đường đến bên bàn đá dưới gốc cây ngồi xuống, rót cho hắn một ly trà hoa cúc thấm giọng, xua đi cái nóng, ân cần hỏi thăm: "Sao rồi?"
Hoắc Kinh Đường: "Xem bệ hạ có nghĩ thông suốt hay không thôi... Sao em lại ở đây?"
Triệu Bạch Ngư: "Lo lắng cho chàng chứ còn sao nữa."
Sau khi trở về từ buổi tiệc gia đình ngày đó, y bèn nói ra lời của thái hậu và suy đoán của mình cho Hoắc Kinh Đường biết, khi ấy Hoắc Kinh Đường nói không cần quan tâm, cứ việc giao hết cho hắn đi xử lý.
"Chàng giải quyết thế nào vậy?"
"Nói thẳng rồi."
"Kết quả chọc bệ hạ nổi cơn tam bành, phạt mấy người quỳ suốt mười canh giờ, nghe nói còn chuẩn bị phế truất tước vị của hai vị hoàng tử chứ gì?"
"Giải quyết dứt khoát, bớt dây dưa dài dòng, ta không muốn so kiên nhẫn với bệ hạ, chờ đến khi ta được nhận lại thì mọi thứ đều kết thúc cả rồi. Thiên hạ này không có tiền lệ lập nam hoàng hậu, triều thần có thể tạm thời đồng ý, nhưng không có nghĩa là mười năm, hai mươi năm sau không có tâm tư khác, hậu cung gắn liền với tiền triều, ai cũng hy vọng rằng đứa con chui ra từ bụng mình được làm Thái tử tương lai cả, đến lúc đó em sẽ trở thành mục tiêu công kích của mọi người, mà cuối cùng ta cũng sẽ có lúc sơ hở thiếu phòng bị, không bảo vệ được em. Bệ hạ tự phụ, thái bình thịnh thế mở ra trong tay ông ấy, nguyên vọng bấy lâu nay đã thành càng cổ vũ ông ấy thêm bảo thủ kiêu căng, phải cảnh tỉnh ông ấy, để cho ông ấy tỉnh táo hơn, đừng để ông ấy thật sự cho rằng bản thân có thể thao túng được cuộc đời của người khác."
Hoắc Kinh Đường không nhịn được thở dài: "Sau khi chữa khỏi cổ độc, ta đã hời hợt rất nhiều với chính đấu triều đình, cả việc kết bè kết cánh nữa, ta không tin bệ hạ không nhận ra, suy đoán rõ ràng làm ông ấy mơ hồ, quả thật có tình thương con, nhưng đó cũng chỉ để hoàn thành chấp niệm của ông ấy, trừ khử món nợ sâu trong lòng ông ấy mà thôi. Khư khư cố chấp như vậy, đến cả người phụ nữ ở bên cạnh ba mươi năm cũng chết rồi, vậy mà vẫn lợi dụng chẳng thấy xấu hổ, hành động càng lúc càng giống như tiên đế ngày xưa."
"Suỵt. Nói nhỏ thôi, tai vách mạch dừng."
Hoắc Kinh Dường hôn lên mu bàn tay Triệu Bạch Ngư, hết sức hưởng thụ sự quan tâm của tiểu lang quân.
Có điều hắn cũng không nói sai, Nguyên Thú đế đã từng cực kì hận tiên đế thiên vị Tĩnh vương, vậy mà bây giờ ông ấy chỉ hơn chứ không kém, chẳng tiếc ép hoàng tử khác đi vào chỗ chết chỉ vì trải đường cho Hoắc Kinh Đường.
Không thể phủ nhận tình thương sâu đậm của cha mà ông ấy dành cho Hoắc Kinh Đường, nhưng đó lại là sự ích kỷ cố chấp khiến cho lòng người nguội lạnh.
"Bệ hạ có thể nghĩ thông suốt không?"
"Văn thần chết can võ tướng chết trận, trăm quan triều đình đã nhận bổng lộc thì phải làm việc nên làm chứ."
Triệu Bạch Ngư nghe hiểu lời bóng gió này, hạ giọng nói: "Chàng bắt tay với các quan trong triều ép bệ hạ buông bỏ suy nghĩ lập chàng làm trữ sao?"
Hoắc Kinh Đường cũng hạ giọng, ra vẻ thần bí: "Em đoán xem vì sao bọn họ lại đồng ý với ta đi đắc tội bệ hạ?"
Hoắc Kinh Đường: "Vì em đấy." Hắn cười cong mắt: "Cha mẹ vì con mà suy tính sâu xa, không phải để đền đáp."
Triệu Bạch Ngư sững người.
***
Quyền giám quốc của Hoắc Kinh Đường bị thu hồi, hắn và Hoắc Chiêu Vấn, Hoắc Chiêu Hành đều bị giữ lại biệt việt hoàng gia ở Tây Giao, Nguyên Thú đế thì lập tức dẫn đoàn xe ngựa và Cấm quân trở về hoàng cung trước.
Vừa hồi cung, Nguyên Thú đế đã lệnh cho Khâm Thiên Giám chọn một ngày lành tháng tốt để phong hậu, ông không chờ nổi đến Đông chí, chậm nhất trong vòng hai tháng phải sắc phong Thái tử Đại Cảnh.
Khâm Thiên Giám run tay, vắt óc tính thời gian, không tìm được ngày nào cực kì tốt cũng chỉ đành phải chọn ngày tốt thứ hai, viết thời gian ra rồi đi đến trước điện Văn Đức trình lên.
Ngày tốt tới tay, bấy giờ Nguyên Thú đế mới gọi đại thần từ tam phẩm trở lên dến thương lượng phong con gái Thôi quốc công làm hậu, cũng sẽ nhận lại Hoắc Kinh Đường, đồng thời xác định Thái tử, cuối cùng là việc ba đại sự này sẽ được tổ chức cùng một nơi.
Dù là phong hậu hay là lập trữ đều không phải trò đùa, sao có thể làm qua loa được chứ?
Có người ra khuyên can, không một ai là không bị Nguyên Thú đế điên tiết buông lời trách phạt và răn dạy, đặc biệt là Ngự Sử đại phu từng câu từng chữ phản đối Nguyên Thú đế lập trữ phong hậu sơ sài bị phạt đánh ba mươi trượng, suýt nữa là đánh chết.
Triều thần bị chấn nhiếp, nói năng thận trọng, không ai dám khuyên thẳng.
Ngày phong hậu lập trữ tốt đã định ra, trong cung thu mua, Lễ bộ và tất cả các nha môn đồng tâm hiệp lực quản lý vụ này, nói là phong hậu thực tế là truy phong, vẫn làm cùng một lúc với đại điển lập trữ, hai thể chế khác nhau, cách thức và nghi thức cũng khác, bởi vì không có tiền lệ, cho nên mọi chi tiết dù lớn dù nhỏ đều được kiểm tra cẩn thận rồi mới quyết định, không được phép mắc phải bất kì sai sót nào, loay hoay đến nỗi chân không chạm đất.
Mà giữa lúc phong hậu lập trữ gay cấn, tòa Phật tháp ở chùa Đại Tướng Quốc trăm năm lịch sử đột nhiên sụp đổ, nghe nói trong đó có thờ cúng xá lợi xương Phật hóa thân của Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni, nhưng Phật tháp sụp rồi, xá lợi xương Phật bên trong cũng bay khỏi phủ Kinh Đô.
Võ tăng trông coi Phật tháp và dân cư ở xung quanh đều nói rằng đêm đó bọn họ tận mắt nhìn thấy có một vật bay ra khỏi Phật tháp đã sụp xuống, vật này tỏa ra thứ ánh sáng thần kì, hóa thành sao băng bay về phía tây, rõ ràng đó là xá lợi xương Phật.
Cũng không biết vì sao mà xá lợi xương Phật lại bỗng nhiên rời khỏi chùa Đại Tướng Quốc.
Không quá hai ngày, phố lớn ngõ nhỏ phủ Kinh Đô đã truyền ra tin tức xá lợi xương Phật không muốn tiếp tục che chở cho dân chúng Kinh Đô nữa, tin này truyền đi suốt đêm, chính là điềm báo chẳng lành.
Dân chúng có được đời sống sinh hoạt sung túc thì có thú vui ngồi quán trà, quán rượu ven đường bàn tán, bắt gặp người nhắc đến sự biến mất của xá lợi xương Phật, nhắc tới cả "điềm báo chẳng lành" nữa, cũng không biết trong đám người đó là ai đã nhắc đến chuyện phong hậu lập trữ không được ngày lành tháng tốt trấn áp, chỉ sợ là vì chuyện ấy nên mới dẫn tới điềm xấu, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, xá lợi xương Phật kia mới chạy mất.
Ngay từ đầu đã cảm thấy đây là đại sự hoàng gia nên không dám lắm miệng, nhưng con người ta thường có tâm lý may rủi, cho rằng pháp không trách chúng, tiếp tục truyền tai truyền miệng, càng nói càng thái quá, thực sự kinh động đến Khâm Thiên Giám và Ngự Sử đài, hai bên đều báo cáo dư tình dân gian lên trên.
***
Điện Văn Đức.
Cộp!
Nghiên mực bị ném xuống dưới, nước mực đổ ra đầy đất, Nguyên Thú đế vẫn chưa tan cơn giận: "Điềm báo chẳng lành? Để không làm Thái tử, đến cả việc trẫm cho mẹ nó danh phận cũng dám làm gián đoạn à! Nghịch tử, nghịch tử!"
Thái giám cung nữ quỳ rạp không dám nói lời nào, Nguyên Thú đế vẫn điên cuồng.
"Đối nghịch với trẫm! Trẫm để lại người cho nó, dung túng nó kết bè kết phái, quay đầu trả ngược lại cho trẫm sao? Hừ, Phật tháp phủ Kinh Đô ngã rồi, dù có một trăm xá lợi xương Phật bay mất cũng không thể thay đổi quyết định của trẫm đâu. Cái gọi là điềm báo chẳng lành đều có thể gặp dữ hóa lành, giải quyết dễ dàng dưới chân long thiên uy của trẫm!"
Nguyên Thú đế khư khư cố chấp, trấn áp dư tình dân gian rồi, nhưng quá trình thu mua trong cung và xử lý đại điển của Lễ bộ lại liên tục gặp nhiều việc lạ, không phải ngọc khuê đã chuẩn bị xong đột nhiên vỡ tan tành, thì công trình xây dựng rầm rộ cũng bị hỏng hóc, dư tình vất vả lắm mới ép xuống được lại sôi sục lên một lần nữa.
Tin đồn vặt vãnh không ra thể thống gì, không ngăn được sự chuyên quyền độc đoán của Nguyên Thú đế, nhưng vẫn khiến cho lòng ông cảm thấy hơi mơ hồ.
Nguyên Thú đế âm thầm cử ám vệ bắt tay vào điều tra xem cuối cùng là ai đang làm những việc này sau lưng ông, không quá ba ngày, danh sách đã được đặt lên bàn trong điện Văn Đức.
Cao đồng tri, Lư tri viện, Trần Sư Đạo, Triệu Bá Ung... Tất cả đều là năng thần tể tướng đáng tin cậy, bọn họ bắt tay nhau ngỗ ngược với hoàng đế ông đây!
Nguyên Thú để cho gọi mọi người vào cung, nhìn chằm chằm ánh mắt của bọn họ, ném danh sách tới trước mặt bọn họ rồi quát lớn: "Đường đường là trọng thần xương cánh tay mà lại học thần côn dân dã để làm những trò lừa gạt lòng người này, còn ra thể thống gì nữa? Đã muốn tham gia lập trữ, lại không giám thẳng thắn can ngăn như Ngự Sử đại phu, sử dụng lòng dạ nhỏ nhen khiến cho người ta tấm tức thì có thể thay đổi được gì? Tể tướng tam ty lưỡng phủ, đại quan nhất phẩm của trẫm, còn có nguyên lão ba triều Trần Sư Đạo, Trần thái sư của trẫm, trẫm cứ nghĩ ông sẽ không để tình riêng lấn lướt việc công, nhưng ông hãy nhìn ông của bây giờ xem... Chẳng phải sợ Tử Uyên đăng cơ làm oan Triệu Bạch Ngư sao? Xá lợi xương Phật ở chùa Đại Tướng Quốc là trò của ông à? Ông không biết trẫm không tin Phật sao?"
Nhìn quanh một vòng người bên dưới, Nguyên Thú đế khó nén nỗi thất vọng: "Trẫm thất vọng không chỉ bởi vì các ngươi bắt tay nhau ngỗ ngược với trẫm, mà thất vọng là vì hành động mà các ngươi dám làm, giả thần giải quỷ lường gạt dân tình, rụt đầu rụt đuôi, lấy lòng xu nịnh qua loa cho xong chuyện!"
Nhóm người Cao đồng tri chắp tay nói: "Bệ hạ bớt giận."
Nguyên Thú đế: "Đại điển phong hậu và lập trữ sẽ diễn ra như cũ, ai dám lén lút làm chuyện mờ ám, đừng trách trẫm không niệm tình xưa. Nếu như trong phủ có lời đồn, tra ra ngọn nguồn rồi sẽ không nương tay. Nếu như chư khanh có lòng nhúng tay vào chuyện lập trữ, thì có thể chết gián đến cùng, bước vào điện Thùy Củng đập đầu hoặc là cắt cổ trước mặt trẫm, như vậy còn tốt hơn là đi đường ngang ngõ tắt tung lời đồn ra ngoài!"
Cao đồng tri vén quan bào quỳ xuống khuyên thẳng: "Bệ hạ, Thôi thị và bệ hạ tuổi trẻ tình thâm, người chết vì cứu bệ hạ, nếu vì vậy mà bịa ra một thân phận, còn cả danh phận, truy phong lập hậu không phải là không được, nhưng việc lập trữ liên quan đến quốc thể, chuyện này là chuyện lớn, chứ nói chi phải cực kì thận trọng với huyết mạch hoàng thất, không thể tùy tiện làm xáo trộn. Lâm An quận vương đã là con trai trưởng của Tĩnh vương ba mươi năm trời, mà Tĩnh vương chính là loạn thần tặc tử, mọi người đều biết, rất khó đảm bảo toàn bộ người trong thiện hạ sẽ không chất vấn về huyết thống của Lâm An quận vương, sẽ nghi ngờ Tĩnh vương cố tình xáo trộn huyết mạch hoàng thất, chỉ sợ ngày sau loạn thần nghịch đảng sẽ lấy đây làm cái cớ, xua binh tiến thẳng vào phủ Kinh Đô quấy nhiễu làm xã tắc rung chuyển, triều đình bất ổn, dân chúng trôi dạt khắp nơi, đến lúc đó mới hối hận thì đã muộn."
Lư tri viện cũng quỳ xuống khuyên can: "Võ tướng chết trận văn thần chết can, thần vốn phải chết trận sa trường, cống hiến cho đất nước, được bệ hạ thương cảm, cho vào hai phủ, chưởng binh quyền thiên hạ, phúc lộc song toàn, thoát chết khỏi chiến trường, hôm nay làm văn thần chết can một lần, khuyên bệ hạ thu hồi mệnh lệnh lập trữ đã ban ra, lựa chọn tân quân khác!"
Nguyên Thú đế: "Im miệng!" Ông rút bảo kiếm ra bước nhanh tới, ném xuống trước mặt Lư tri viện rồi tàn nhẫn nói: "Nói nghe hay lắm, không bằng lập tức dùng cái chết tỏ rõ ý chí đi, nói không chừng vì sức nặng cái mạng của ông mà trẫm sẽ thật sự buông bỏ ý định lập trữ đấy!"
Trần Sư Đạo vội vàng quỳ xuống ngăn lại: "Bệ hạ có lòng yêu con, lão thần vô cùng đồng cảm. Lão thần già rồi mới có con trai, mẹ của nó không qua được cửa tử, nó đi tiểu cũng được ta ôm trong ngực, ta nuôi nó lớn trên vai. Không sợ bệ hạ chê cười, tã lót của thằng nhóc kia còn là do ta thay đấy, lão thần còn có thể vá quần thủng đáy nữa..."
Nói đến đây ông cụ bật cười, cũng khiến cho sự phẫn nộ của Nguyên Thú đế hòa hoãn đi nhiều.
Năm Hoắc Kinh Đường chỉ mới hai ba tuổi đúng là lúc hắn bị chó ghét người ngại, được đưa vào cung thì bị hậu cung nhìn chằm chằm, Nguyên Thú đế sợ sơ sẩy một chút là hắn chết, thế là ông thường xuyên đưa hắn theo bên người, ăn cùng nơi, ngủ cùng chỗ, văn trị võ công đều do một tay ông dạy cho, vừa làm cha vừa làm mẹ, hắn chính là miếng thịt trên người ông, tình cảm đó tất nhiên không thể so sánh với các hoàng tử khác.
Năm xưa vứt bỏ Hoắc Kinh Đường là vì có chút bất đắc dĩ, ông vốn là vua, sau mới là cha, thế nhưng sau khi Hoắc Kinh Đường chữa khỏi cổ độc, mặc dù lão Lục cũng rất ưu tú, nhưng ông cũng chưa từng nghĩ đến chuyện giao lại ngôi vị hoàng đế cho ai khác ngoài Hoắc Kinh Đường.
Sự thiên vị đó đã định trước rằng ông sẽ mắc nợ các hoàng tử khác, nhưng mà ông là hoàng đế!
Trước giờ chưa có chuyện gì khiến ông hài lòng, vợ không phải người ông yêu, Thái tử không làm ông vừa ý, mọi chuyện đều phải suy nghĩ vì giang sơn đất nước và dân chúng, ngày nay chỉ vì một chút lợi riêng thôi, vì sao khắp thiên hạ này đều muốn đối nghịch với ông kia chứ?
Hoàng đế có được vạn dặm non sông, vì sao không thể nghe theo lòng mình một lần?
"Thằng bé chính là một cây giống, lớn lên thành bộ dáng gì cũng đều là cho lão thần chăm bẵm cắt tỉa, lão thần hy vọng nó bình an vui vẻ, cũng mong con được hơn người, chỉ sợ nó bị liên lụy chịu khổ nơi quan trường, bèn hạ quyết tâm phải trải đường phía trước cho nó, diệt trừ hết mọi khó khăn cho nó, lão thần muốn cho nó hết tất cả những gì tốt nhất trên đời này, muốn ngăn cản hết tai nạn trên thế gian này ở bên ngoài... Nói chung, cha mẹ trên đời đều có tâm lý như vậy đấy."
Đại thần ở đây đều có đông con cái, đúng là có lúc bất công thiên vị, nhưng vì yêu con, lòng lo lắng cho con cái thì lại giống nhau như đúc.
"Lão thần hiểu rõ bệ hạ muốn đền bù tổn thất cho Lâm An quận vương, nhưng bệ hạ đã từng cân nhắc đến việc quận vương điện hạ có chấp nhận hay không chưa? Cây giống tuy nhỏ, nhưng rồi cũng có lúc sẽ lớn thành cây to che trời, lão thần không thể bảo vệ nó mãi được, phải có lúc nó cần tự đảm đương một mình. Lão thần muốn con trai được triệu về Kinh Đô, ở lại Kinh Đô, làm một quan triều, hầu hạ bên gối, tương lai xán lạn, như thế sẽ an toàn hơn, nhưng nó không muốn, nó muốn ở lại tỉnh ngoài, được phục vụ dân chúng tốt và trực quan. Lão thần lo lắng, nhưng lại rất đỗi vui mừng..."
Giọng điệu của Trần Sư Đạo chân thành: "Bệ hạ à, con cái sẽ không bao giờ đi trên con đường bằng phẳng mà cha mẹ sắp sẵn cho chúng đâu, quận vương điện hạ cũng không còn nhỏ nữa, thằng bé tỉnh táo, xuất sắc hơn rất bất cứ ai, có lẽ người hiểu tính tình của quận vương hơn, tùy hứng ngang ngược, tùy tâm sở dục, nhưng mà nó biết tiến lui đúng mực, hiểu nặng nhẹ, thằng bé sẽ vì chuyện thái tử mà hờn dỗi với người sao? Nếu như ý nó nằm ở ngôi vị hoàng đế, chẳng lẽ phải chờ đến tận bây giờ ư? Không dối gạt gì bệ hạ, bọn ta cũng từng nghĩ đến chuyện phò tá quận vương điện hạ để kiếm công, thế nhưng nếu như phò tá một người từ tận trong đáy lòng không muốn làm hoàng đế, đối với giang sơn Đại Cảnh, đối với dân chúng mà nói là chuyện tốt sao?"
Mặt mày Nguyên Thú đế xanh mét, không muốn thừa nhận rằng Trần Sư Đạo nói có lý.
Triệu Bá Ung cũng quỳ xuống đất, nhưng lời khuyên của ông ta không giống với những người khác, mà là thẳng thắn biểu đạt suy nghĩ riêng: "Quận vương điện hạ đăng cơ, ngũ lang chắc chắn sẽ trở thành vật hy sinh, đó chỉ là chuyện sớm muộn, Thần cũng có lòng yêu con, mù quáng bởi tình riêng, mong bệ hạ thông cảm. Huống chi tình cảm của điện hạ và ngũ lang sâu sắc, nếu như ngũ lang chết vì trận đấu quyền lực giữa hậu cung và triều đình, làm sao biết được điện hạ sẽ không đau đớn quá độ, bệnh cuồng táng tâm? Biệ hạ phải hiểu, điện hạ trọng tình trọng nghĩa, giống hệt với Thôi cô nương năm xưa, hắn sẽ không vứt bỏ ngũ lang đâu."
Ai cũng nói rất có lý, về công về tư, Hoắc Kinh Đường đều không thích hợp làm hoàng đế, nhưng Nguyên Thú đế vẫn không tin.
Ông vẫn cố chấp với suy nghĩ của mình, đi theo con đường dẫn vào tăm tối.
"Thần mắc nợ ngũ lang rất nhiều, nếu như ngũ lang chịu uất ức, thần sẽ dốc hết lực lượng toàn tộc, dù có thí luôn mạng này cũng sẽ lấy lại công bằng cho nó."
Ý trong lời nói chính là một khi Hoắc Kinh Đường đăng cơ, hậu cung không thể để trống, con nối dõi không thể không có, ông ta sẽ không dễ dàng tha thứ triều thần nào chèn ép Triệu Bạch Ngư, thà để hậu cung trống vắng, thiên tử tuyệt hậu!
Đây chính là uy hiếp!
Là một thần tử, lại chạy tới đây uy hiếp thiên tử, đúng là hoang đường!
Hoang đường!
Nguyên Thú đế nổi giận mắng mỏ nhóm người Triệu bá Ung, đuổi bọn họ ra khỏi điện Văn Đức.
Nhưng sau đó người đến yết kiến là Khang vương, ông ta đến tự thỉnh tới đất phong, còn muốn đưa Cao đô tri đi theo cùng.
Khang vương nhẹ giọng nói: "Hoàng huynh, người nhà họ Hoắc thực chất vừa bội bạc lại vừa thâm tình, tình sâu nghĩa nặng với người mình yêu thương, thiên vị họ, nhưng lại bạc tình bạc ý với người ngoài, tâm địa sắt đá. Tiên đế đã thế, huynh cũng thế, đệ cũng như thế, nhưng Tử Uyên lại giống với Thôi cô nương hơn, không bội bạc giống chúng ta, nó xem trọng tình nghĩa, dù có trở thành hoàng đế cũng sẽ không cưới vợ nạp thiếp vứt bỏ Triệu Bạch Ngư. Ngay cả bản thân hoàng huynh nữa, bao năm qua huynh chưa từng hối hận vì ban đầu không phản kháng tiên đế từ chối hôn sự sao? Hoàng huynh hãy tự hỏi lòng mình đi, nếu như Thôi cô nương còn sống, huynh có cam lòng để nàng chịu uất ức không?"
Người nhà họ Hoắc bội bạc từ trong máu, phụ nữ và tình yêu đều bị tổn thương bởi cú tấn công của quyền lợi, nói là thâm tình, nhưng một khi nắm được quyền lực mới hồ đồ vì tình yêu, cả đời chỉ rung động với một người, mười, hai mươi, ba mươi năm sau cũng không thay đổi.
Giống như tiên đế, cũng giống Nguyên Thú đế, vì ngôi vị hoàng đế mà để cho người phụ nữ mình thương uất ức thậm chí vứt bỏ họ, mà khi bọn họ nắm quyền hơn chục năm về sau, gạt bỏ được mọi khó khăn rồi mới muốn trao vô vàn yêu thương cho người mà bọn họ yêu.
Khang vương không có dã tâm, nhìn thấu mọi việc, ở bên cạnh Cao đô tri của ông ta đến nay đã qua nửa đời người, thật ra ông ta không nghĩ đến chuyện thủ thân như ngọc, trung trinh bất khuất, nhưng chỉ đơn giản là ngoại trừ ông ấy ra thì không thể là ai khác nữa.
Nguyên Thú đế đỏ mắt, không đáp mà chỉ hỏi lại: "Đệ cũng muốn đối nghịch với trẫm sao?"
Khang vương thầm thở dài, chắp tay bái biệt: "Bệ hạ, lúc làm thần tử, đệ mới sợ huynh, lúc làm anh em, đệ kính trọng huynh, dù có thế nào đi nữa, đệ cũng sẽ không đối nghịch với huynh đâu."
Nguyên Thú đế nhắm chặt hai mắt lại: "Chuyện tự thỉnh đất phong, trẫm không cho phép, về sau đừng nhắc đến nữa."
"Bệ hạ..."
"Cút ra ngoài."
Khang vương bất đắc dĩ, chỉ đành rời đi, để lại Nguyên Thú đế cô đơn một mình trong điện Văn Đức.
***
Biệt trang hoàng gia, Tây Giao.
Thái hậu chia ra triệu kiến Hoắc Chiêu Hành, Hoắc Chiêu Vấn và Hoắc Kinh Đường, âm thầm nói chuyện riêng với bọn họ, cuối cùng còn nói cho Hoắc Chiêu Vấn biết chỗ đặt di thể của Trịnh quý phi.
Hoắc Chiêu Vấn dập đầu nói lời cảm ơn, sau đó rời đi, tìm di thể của mẫu phi hắn.
Hoắc Chiêu Hành, Hoắc Kinh Đường và Triệu Bạch Ngư vẫn còn ở lại biệt viện Tây Giao, thái hậu thì lên đường về cung trước, ngồi trong Phật đường nhỏ chờ hoàng đế tới.
***
Điện Từ Minh, Phật đường nhỏ.
Nguyên Thú đế cung kính đứng trước cửa ra vào chờ thái hậu thắp hương xong, đỡ tay bà ra phòng khách bên ngoài Phật đường ngồi xuống: "Sao thái hậu lại rời Tây Giao về sớm như vậy?"
Thái hậu khảy vòng Phật: "Lão Lục vừa mất mẹ đã bị phạt quỳ, cấm túc ở Tây Giao, hoàng đế không đau lòng vì con trai, nhưng ai gia đau lòng vì cháu trai đấy."
Nguyên Thú đế: "Nó ngỗ nghịch bất hiếu, trong mắt không có bề trên, cần phải chịu trừng phạt."
Thái hậu: "Người không còn mẹ mà vẫn có thể giữ bình tĩnh như thường mới nên phạt."
Nguyên Thú đế nhíu màu: "Hôm nay thái hậu gọi tới là để gọi tội trẫm sao?"
Thái hậu nhìn Nguyên Thú đế chằm chằm: "Hoàng đế vẫn còn nhận ta là mẹ sao?"
Nguyên Thú đế biến sắc, cúi đầu rủ mắt, hơi kính cẩn nói: "Có lý nào mà con lại không nhận mẹ chứ? Dù trẫm có là Phật Như Lai tái thế cũng không thể không nhận người."
Thái hậu: "Nếu như vẫn còn biết ta là mẹ, thì đừng gây khó dễ cho mấy đứa cháu trai của ta."
Nguyên Thú đế: "Có ý gì?"
Thái hậu: "Chọn Thái tử khác, đừng làm khó Tử Uyên, cũng đừng lại mắc nợ những đứa con khác của con nữa."
Sắc mặt Nguyên Thú đế tối sầm lại, giọng điệu chuyển sang lạnh lẽo: "Mẫu hậu, người cũng muốn đứng ở phía đối lập với con trai sao?"
Thái hậu nhắm mắt, thở dài nặng nề: "Lão Đại à, con còn muốn mắc nợ bao nhiêu người nữa đây? Thôi Thanh Như, Xương Bình, Hoắc Kinh Đường, Triệu Bạch Ngư, người nhà họ Triệu... Còn có tiên hoàng hậu, Đông cung, quý phi ở bên con gần ba mươi năm, cả lão Tam, lão Tứ, lão Ngũ và lão Lục, tuy nói sấm chớp mưa sương đều là ơn trời, nhưng lòng người âu cũng chỉ là một miếng thịt mà thôi, bọn họ đúng là thần tử của con, nhưng còn là thân bằng tri kỷ, là vợ của con mà, tình cảm của cháu trai cháu ngoại đối với con đều không hề hời hợt, nhưng bọn họ cũng là người sống sờ sờ, biết đau biết hận biết yêu, không phải là quân cờ để mặc cho con chi phối."
Nguyên Thú đế vô cùng phiền lòng, cố gắng kiềm chế cơn giận của mình trước mặt người mẹ ruột mà ông tôn kính nhất.
Thái hậu mưu đoạt đế vị vì ông, sau đó công thành lui thân không tranh quyền nữa, chỉ thương yêu đứa con gái phạm sai lầm, sợ ông khó xử nên không muốn dùng quyền uy của thái hậu và hiếu đạo ép ông mở một mặt lưới.
Ông vẫn luôn nhớ kỹ công sức của thái hậu bao năm qua, mặc dù trời sinh tôn sùng phụ quyền cũng không thể sánh bằng lòng kính yêu mẹ mình.
Thái hậu ra mặt khuyên bảo, sức nặng khiến cho Nguyên Thú đế không dám tùy tiện bác bỏ.
"Mẫu hậu phải hiểu rõ, con trai vì điều đó mà trù tính ba mươi năm, từ khi con trai biết được sự tồn tại của Tử Uyên là đã quyết định vị trí hoàng đế này thuộc về nó rồi."
"Mẹ và con đều mắc nợ Thôi Thanh Như và Tử Uyên, đúng là Tử Uyên rất xuất sắc, khi đó nó có dã tâm, muốn có được ngôi vị hoàng đế, mẹ vui và thành toàn cho tình cha con của các con. Nhưng bây giờ Tử Uyên không muốn nữa, nó cũng không muốn vì ngôi vị hoàng đế mà vứt bỏ Triệu Bạch Ngư, hoàng hậu Đại Cảnh càng không thể là một người đàn ông!" Thái hậu thở dài, "Có phải con đang thắc mắc vì sao trước giờ mẹ không nhúng tay vào chuyện lớn trong triều, bây giờ lại đột nhiên ra mặt nói chuyện đúng không? Trước giờ mẹ quen lấy đại cục và giang sơn làm trọng, mắc nợ quá nhiều người, bao năm nay ăn chay niệm phật vẫn không thể trả được nợ. Có lẽ là vì niệm Phật nhiều, chân tu được lòng từ bi, cho nên suy nghĩ mọi chuyện cầu toàn hơn, chỉ mong đám tiểu bối các con muốn gì được nấy, đừng tạo thêm sát nghiệt oan uổng nữa."
Thái hậu nắm chặt tay hoàng đế, tận tình khuyên nhủ: "Mẹ già rồi, bệnh tật kéo dài quấn thân, có thể sẽ không đi cùng con lâu nữa, nỗi lo đời này ngoại trừ con ra thì không còn gì khác, mẹ thật sự không muốn nhìn thấy dáng vẻ cô đơn bị mọi người xa cách của con."
Nguyên Thú đế xúc động: "Mẫu hậu nhất định có thể sống lâu trăm tuổi!"
Thái hậu cười hiền lành, ánh mắt nhìn Nguyên Thú đế tràn đầy yêu thương như ánh mắt của mọi người mẹ trong thiên hạ: "Nghe lời mẹ khuyên, buông tay đi. Con cháu có phúc của con cháu, thứ mà con muốn cho không chắc có thể khiến Tử Uyên vui vẻ. Nếu Như nương còn tại thế, chắc chắn sẽ ủng hộ sự lựa chọn của Tử Uyên."
Nguyên Thú đế cắn răng nói: "Thái tử gắn liền với giang sơn xã tắc, ngoại trừ Tử Uyên thì còn ai có thể gánh lấy trọng trách này đây?"
Thái hậu: "Lão Ngũ không được, lão Lục nản lòng thoái chí, còn có tiểu Thất, tiểu Cửu tiểu Thập Tam... Con ta đương tuổi tráng niên, thân thể khỏe mạnh, triều thần xương cánh tay vẫn còn lắm người tài giỏi, học rộng hiểu nhiều, văn có thể trị nước, võ có thể an bang, lo gì không thể dạy ra một tân quân nhân hậu có tài trị quốc chứ?"
Nguyên Thú đế im lặng không nói.
Thái hậu đã nhìn ra ông bị lung lay, vì thế bỏ thêm dầu vào lửa.
"Mẹ biết rõ con muốn tốt cho Tử Uyên, mẹ khuyên con nhìn như là để cầu viên mãn cho đám cháu chắt, thật ra là thiên vị con. Mẹ không muốn thấy các con quân thần bất thuận, cha con bất hòa, con thiên vị Tử Uyên, thật ra không phải không yêu thương đám lão Lục."
Câu này nói trúng lòng Nguyên Thú đế, đối với Đông cung và đám lão Lục, đúng thật là ông đã tỏ ra máu lạnh, nhưng không có nghĩa là trong lòng không áy náy, chỉ là cảm xúc đó cực kì bé nhỏ, bây giờ bị thái hậu phóng to ra mà thôi.
"Con có lòng yêu thương con mình, mẹ cũng vậy."
Nguyên Thú đế đã hoàn toàn cảm động: "Con trai bất hiếu."
"Nuôi con đến trăm tuổi, lo âu chín mươi chín năm." Thái hậu vỗ cánh tay Nguyên Thú đế: "Con hãy suy nghĩ kĩ đi, đừng để đến cùng chẳng ai được vui vẻ."
Nguyên Thú đế thỏa hiệp, "Con trai sẽ suy nghĩ kĩ."
Nói như vậy, thái hậu đã hài lòng rồi.
***
Khẩu dụ được truyền xuống, nhóm người Hoắc Kinh Đường mới được rời khỏi Tây Giao.
Triệu Bạch Ngư chân trước mới vừa bước vào phủ quận vương, chân sau đã bị đại thái giám đến mời tiến cung, gặp Nguyên Thú đế ở hồ Long Đình.
"Vi thần tham kiến bệ hạ."
"Ngồi đi." Nguyên Thú đế vỗ vỗ vị trí bên người, bảo Triệu Bạch Ngư ngồi xuống, không thèm nhìn y mà hỏi: "Trẫm định sẽ để Tử Uyên trở thành Thái tử, ngươi nghĩ thế nào?"
Triệu Bạch Ngư: "Bệ hạ mong ta trả lời với thân phận thần tử hay là thân phận quận vương phi đây ạ?"
Nguyên Thú đế: "Nói hết đi."
Triệu Bạch Ngư: "Là thần, thần không cho rằng Hoắc Kinh Đường có thể là một hoàng đế tốt. Là vợ, ta không muốn chàng trở thành Hoàng đế."
Nguyên Thú đế: "Tử Uyên trong lòng ngươi bất trị như vậy sao?"
"Hoàn toàn ngược lại." Triệu Bạch Ngư đưa ra nghi vấn: "Bệ hạ, người cảm thấy Đại Cảnh hiện tại như thế nào? Dân chúng như thế nào?"
"Quốc thái dân an, trời yên biển lặng, thiên hạ thái bình."
"Bệ hạ, người cảm thấy gây dựng sự nghiệp khó hay là giữ vững sự nghiệp khó?"
Nguyên Thú đế nghe vậy liền biết nông sâu, bấy giờ mới quay đầu sang nhìn Triệu Bạch Ngư: "Gây dựng sự nghiệp khó, giữ vững sự nghiệp càng khó hơn."
"Thần lại cho rằng việc phục hưng mới khó. Thứ cho thần nói thẳng, thánh tổ chính là vị vua gây dựng toàn bộ sự nghiệp và để lại nó, tự thực hiện tiết kiệm, mà bệ hạ chính là vị vua phục hưng, chịu nhiều khổ cực, cứu nước khỏi sóng dữ, lấy lại vinh quang cho quốc gia, đều là thế hệ tài trí mưu lược kiệt xuất, tân quân tiếp bước, ngày nay khắp nơi đều đã ổn định, phồn vinh hưng thịnh, đúng là lúc cần có một vị vua nhân từ gìn giữ cơ nghiệp trước, duy trì sự ổn định thái bình này. Bệ hạ, người cảm thấy Hoắc Kinh Đường thích hợp trở thành một vị vua giữ gìn cái đã có sao?"
Không ai hiểu con bằng cha.
Hoắc Kinh Đường có thể trở thành vị vua lập đô phục hưng, hắn chỉ không thể trở thành vị vua gìn giữ cơ nghiệp trước, trên người hắn phủ đầy huyết tính lệ khí, chính trực quyết đoán, không thể làm vị vua nhân tự trị quốc như vậy được.
Cả triều văn võ, bao gồm cả Thái hậu đều đã khuyên nhủ, nhưng không có một ai trực tiếp đâm chọc uy hiếp Nguyên Thú đế như Triệu Bạch Ngư cả, cũng là một người yêu thương Hoắc Kinh Đường, y mới có thể nhìn thấu được bản chất của hắn, về công về tư đều hiểu rõ Hoắc Kinh Đường không thích hợp làm hoàng đế.
"Coi như ta đã hiểu được vì sao Tử Uyên lại chung tình với một mình ngươi rồi." Nguyên Thú đế giật mạnh cần câu lên, con cá nhảy trên không trung hai lần, nuốt được mồi câu rồi bèn giãy giụa. nhảy ngược lại xuống hồ, "Ngươi có hận trẫm không?"
"Không dám."
"Là không dám, không phải không có."
Triệu Bạch Ngư im lặng một lát, thản nhiên nói: "Thật là là không hề hận, người không làm gì có lỗi với ta cả."
Y chưa bao giờ yêu cầu xa vời rằng Nguyên Thú đế phải đối xử đặc biệt với mình, cho nên không cảm thấy tất cả những hành động xuất phát từ lợi ích, vì tình riêng của ông có chỗ nào có lỗi với y cả, không rõ bổn phận mà lại đòi hỏi đúng sai với đế vương, đúng là tự làm khó bản thân mình.
"Biết thói đời mà lại không sành đời, khéo đưa đẩy nhưng lại quá ngây thơ. Triệu Bạch Ngư, ngươi cứ như thế đi, đừng thay đổi. Trẫm lại muốn xem các ngươi có thể đi được bao lâu, Tử Uyên có hối hận với sự lựa chọn của nó hôm nay hay không, trẫm còn muốn nhìn thêm chút nữa..."
Triệu Bạch Ngư chờ một hồi lâu sau, nhưng Nguyên Thú đế chỉ phất phất tay cho y lui ra ngoài.
"Nghịch tử kia sợ ngươi chết ở trong thâm cung này, lén lút đi theo sau ngươi vào đây, đang chờ ở bên ngoài hồ Long Đình đấy, nếu không thả ngươi ra, sợ là nó sẽ xông vào đây, làm trẫm cụt hứng mất."
Triệu Bạch Ngư ho nhẹ hai tiếng: "Thần cáo lui."
Đợi y vừa đi, Nguyên Thú đế đã tiếp tục nhìn chằm chằm vào mặt hồ tĩnh lặng, rất lâu sau mới nhẹ giọng rầm rì một câu: "Trẫm và Như nương không thể chết già, cho nên muốn xem các ngươi có thể hạnh phúc đến cùng, bên nhau tới bạc đầu hay không."
***
Triệu Bạch Ngư thật sự nhìn thấy đại thái giám thấy chết không sờn đang đứng trước mặt Hoắc Kinh Đường, y vừa đến gần, Hoắc Kinh Đường cũng vừa nhấc mắt lên gọi y đến.
"Tiểu lang."
Đại thái giám xoay người, lập tức thở hắt ra: "Lão nô tham kiến Triệu đại nhân."
Triệu Bạch Ngư cười cười, "Đi thôi."
Hai người kề vai sát cánh xuất cung.
Hoắc Kinh Đường: "Ông ấy không gây khó dễ cho em chứ?"
Triệu Bạch Ngư: "Hỏi ta vài lời thôi, đã buông bỏ ý định lập chàng làm Thái tử rồi, hồi ở Tây Giao chàng đã làm những gì vậy?"
Hoắc Kinh Đường bèn thuật lại đơn giản dư tình của dân gian, lời khuyên can của triều thần và thái hậu một lần: "Ta tỏ thái độ trước, sau đó đến ý kiến và thái độ của dân chúng, có điều chúng không thể dao động bệ hạ. Lúc này đến lượt các triều thần phản đối, sức nặng của bọn họ cũng chưa đủ, nhưng tài ăn nói của Thập thúc, mấy vị tể tướng và Trần thái sư rất cao minh, tư duy nhanh nhẹn, có thể nói có sách, mách có chứng lay động bệ hạ, cho ông ấy biết rằng khắp thiên hạ này ngoại trừ ông ấy ra, không ai đồng ý để ta trở thành Thái tử cả. Cuối cùng mới cầu xin đại Phật ra tay."
"Thái hậu ư?"
"Đêm tiệc nhà, em nói cho ta biết thái độ của thái hậu, ta đã biết bà ấy sẽ đi khuyên bệ hạ, cũng chỉ có bà ấy mới có thể thật sự khuyên được bệ hạ thôi."
"Nếu như bệ hạ vẫn quyết giữ ý mình, ai nói cũng không nghe, vậy thì chàng phải làm sao bây giờ?"
"Còn có thể làm sao nữa? Dắt em đi trốn thôi."
Triệu Bạch Ngư nở nụ cười, lắc người huých Hoắc Kinh Đường một cái: "Không đứng đắn."
"... Thành thật đi, chàng chưa từng nghĩ đến chuyện có con nối dõi sao?"
"Nếu như ta có chấp niệm với con nối dõi, thì đã phải để lại hạt giống từ lúc cổ độc vẫn chưa xâm nhập vào xương cốt tứ chi rồi."
"Ta muốn ăn heo sữa quay và rượu ngâm tuyết quá."
"Em đánh trống lảng cũng nhanh đấy nhỉ... Trời vẫn còn sớm, giờ này đi có thể ngồi ở trên lầu đấy."
"Vậy thì tranh thủ thời gian đi thôi. Nói thật, lúc được mời vào cung ta đã chuẩn bị tâm lý rồi, cứ sợ là sẽ bị ban cho một ly rượu độc..."
"Xem truyện ít thôi tiểu Triệu đại nhân của ta à, trí óc tỉnh táo thông minh của em đã sắp hỏng đến nơi rồi."
"Đây là chuyện hoàn toàn có khả năng xảy ra mà, đừng có việc gì cũng đổ lỗi cho thoại bản nữa... Ta còn chưa nhắc đến chuyện chàng lén lút đọc bí hí đồ đây, đừng nghĩ ta không biết chàng là khách quen của mấy tiệm sách kia, mỗi tháng có hàng mới chàng đều mua rất bạo tay nha, ta còn thắc mắc vì sao chàng lại biết đủ trò như vậy... Hoắc Kinh Đường, chàng đừng có im lặng, ê, đi chậm thôi!"
Trên cung đạo, chủ đề trò chuyện của Triệu đại nhân và Lâm An quận vương dần chuyển thành chuyện không thể nói được, cũng may trái phải không có người, bằng không thì sắp tới phủ Kinh Đô sẽ lại có một vở kịch tình yêu mới mà thôi.
Sau khi nghĩ sâu tính kỹ, cuối cùng Nguyên Thú đế cũng hủy bỏ lập trữ, nhưng đại điển truy phong Thôi Thanh Như làm hoàng hậu vẫn diễn ra như cũ, thân phận Đại hoàng tử của Hoắc Kinh Đường cũng được khôi phục, ông không thể tiếp tục khoan nhượng để tên của con trai mình treo trên gia phủ nhà Tĩnh vương nữa.
Ngũ hoàng tử vẫn còn ở lại Hộ bộ phủ Kinh Đô làm việc, Lục hoàng tử xin đất phong ở Định Châu, sau tết trùng cửu là lên đường, nếu không có chuyện gì ngoài ý muốn, e là hắn sẽ không trở về kinh nữa.
Trước khi lên đường, hắn ta đến điện Văn Đức cầu ý chỉ, chỉ có những người thân thiết gần gũi mới biết hắn ta đến cầu Nguyên Thú đế khai ân, đừng chôn cất di thể của quý phi vào phi lăng.
Mặc dù theo lý là không hợp, nhưng xuất phát từ lòng áy náy, Nguyên Thú đế vẫn đồng ý với yêu cầu của hắn ta.
Cứ thế, mọi chuyện đều đã kết thúc, chỉ là vẫn còn phải tổ chức nghị sự để chọn Thái tử, Nguyên Thú đế quyết định sẽ chọn từ những hoàng tử nhỏ tuổi để dạy dỗ, lần này ông tính để cho tam công cửu khanh đến dạy.
Tất cả các hoàng tử đều được đối xử như nhau, đến lúc đó chọn ra một người thích hợp nhất trong số đó để lập trữ.
Chủ ý đã định, không ai phản đối, Nguyên Thú đế tự thiết kế ý định của mình, chỉ định Triệu Bạch Ngư làm Thiếu sư của hoàng tử, ngày sau lập trữ sẽ trở thành Thái sư của Thái tử, phò tá Thái tử đến khi đăng cơ mới thôi.
Trong đám hoàng tử, đứa nhỏ tuổi nhất vẫn còn chưa được mười tuổi, Nguyên Thú đế còn có thể tại vị ít nhất là mười năm nữa, đến khi Thái tử đăng cơ, Triệu Bạch Ngư với tư cách là Thái sư của Thái tử nhất định còn cần phải hỗ trợ cho đến khi triều cục ổn định, mà hoàng đế chắc chắn sẽ không tha người, chẳng lẽ phải đợi đến tận hai mươi năm nữa mới được từ quan hay sao?
Hoắc Kinh Đường đuổi thái giám đến truyền chỉ ra khỏi phủ quận vương, cho rằng Nguyên Thú đế cố tình cản bước hắn, có điều mới vừa rồi hắn đã ép Nguyên Thú đế cúi đầu lui một bước lớn, bây giờ không có lý do gì để vào cung quậy một trận nữa, chỉ khổ cho tiểu Bồ Tát của hắn thôi.
Thế là hắn rầu rĩ không vui, tự tức tối một mình, từ sáng sớm đã ra sân khua đao múa thương, chưa trút được lửa giận lại chạy vào Phật đường gõ mõ hết nửa canh giờ, chép kinh Phật một canh giờ, giữ chừng đột nhiên chạy đến trước mặt Triệu Bạch Ngư, nhìn y chằm chằm.
Triệu Bạch Ngư bình tĩnh như thường, tiếp lục làm việc đang làm.
Nghiên Băng đến hỏi bài thấy thế thì sợ hãi từ tận đáy lòng, cậu thấy Hoắc Kinh Đường ngồi đó một lát rồi chẳng nói chẳng rằng đứng lên bước đi thẳng, không khỏi ôm bụng nghi ngờ: "Ngũ lang, quận vương bị cái gì đả kích vậy ạ?"
"Ăn chút bực bội, tự tức giận với mình ấy mà." Triệu Bạch Ngư vui vẻ cười rộ lên, giải đáp mấy câu ngắn ngọn cho vấn đề mà Nghiên Băng đang thắc mắc, đợi cậu hiểu rồi mới cầm thoại bản lên tiếp tục đọc, vừa khéo đọc tới lời bình của nhân vật chính trong sách, thuận miệng nói ra: "Đời này thong dong trời đừng hỏi, xưa nay mọi sự chảy về đông."
Ánh mặt trời xuyên qua khung cửa chiếu vào trong nhà, chùm hoa lăng tiêu nghiêng mình trên mái nhà rũ xuống bên ngoài cửa sổ, chiếc chuông màu cam xinh xắn hồn nhiên đong đưa theo gió tựa như bông hoa nhỏ, rung rinh tràn ngập sự sống.
Triệu Bạch Ngư duỗi eo duỗi cổ, có hương hoa, có mùi nắng, cũng có mùi nước mực thư hương chưa khô thoang thoảng qua cánh mũi, hít một hơi vào phổi mà lòng sáng dạ thông, mặt mày không khỏi nheo lại, y thở dài:
"Một phen xuân rồi đến thu, thế sự biết bao ưu phiền, tận hưởng thú vui trước mắt thôi chứ nhỉ."