Đế Quốc Nhật Bản

Chương 113: Winston Churchill




Công ước của Hội Quốc Liên định nghĩa vũ khí quốc gia là đề cập đến các lực lượng quân sự tổng quát bao gồm nhân sự, thiết bị, công nghệ, v.v. Hội nghị nhằm phân biệt giữa vũ khí tấn công và phòng thủ. Các cuộc đàm phán tập trung chủ yếu vào vũ khí tấn công để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai, thay vì giảm vũ khí phòng thủ của các quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia thường không đồng ý về kỹ thuật của một số loại vũ khí nhất định.

Sir Basil Liddell Hart, một nhà sử học quân sự người Anh, người được biết đến phần lớn với chiến lược của mình xung quanh chiến tranh cơ khí, đã có mặt tại hội nghị. Ông cho rằng xe tăng, một sự phát triển mới từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cả vũ khí tấn công và phòng thủ và do đó không thể được phân loại là một trong hai.

Tuy nhiên, Winston Churchill không đồng ý bằng cách lập luận rằng khả năng tấn công của xe tăng là rất lớn và vượt xa bất kỳ khả năng phòng thủ nào. Sự hỗn loạn và không có khả năng đồng ý đã ngăn chặn sự tiến triển của hội nghị.

Quay trở lại Nhật Bản.

Trong vòng 5 năm, từ năm 1929 - 1934, Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của Machiko và chính phủ của cô đã thành công đưa Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng trở mình thành một cường quốc công nghiệp với GDP hằng năm tăng lên đến 28,7%. Hàng ngàn công việc trong nháy mắt đã được tạo ra trong năm đầu tiên và hàng triệu công việc trong năm thứ 2.

Liên tục có cơ sở hạ tầng từ dưới đất mọc lên, nhiều công trình đường xá và đường sắt liên tục được xây dựng hoàn thành kết nối thành phố này với thành phố khác. Sân bay dân sự và quân sự liên tục được xây dựng trên cả nước hoàn thành bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ khác của Nhật Bản, đang được đưa vào hoạt động và có một số khác thì đang được tiến hành kiểm tra để xem nó có đủ tiêu chuẩn chưa rồi mới được cho hoạt động.

Tuyến phòng thủ hoàng gia là nơi cung cấp nhiều việc làm nhất cũng đang được xây dừng hoàn thành 1 bộ phận. Đặc biệt là khu vực lãnh thổ Nhật bản ở phía Bắc vừa tiếp giáp với Trung Quốc vừa tiếp giáp với Liên Xô nên đều phải xây phòng tuyến cho cả 2 bên. Đây là nơi xây dựng nhộn nhịp nhất thế giới thời bấy giờ. Xây từ sáng đến tối với chế độ 3 ca liên tục và có hàng triệu người liên tục xây dựng. Cục dữ trữ cũng bắt đầu mua vàng để dự trữ.

Cảng Hamburg, Đức

Quán cà phê nào đó

" Đáng khen cho hành động của ngài. Khi mà, ngài đích thân từ nước Anh tới đây gặp ta. Ngài đã liên tục cảnh báo về mối nguy tiềm tàng của Đức sau khi Adolf Hitler lên đài và chuyển lộ ra răng nanh của mình cho chính phủ Anh.

Ngài có biết hiện tại chính phủ của Hitler đã liệt kê ngài vào kẻ nguy hiểm hàng đầu cho đất nước này, chỉ cần sơ suất một cái dể hiện vị trí của mình ở đâu đó trong đất nước này là ngài sẽ bị ám sát ngay lập tức. Bộ ngài không sợ điều đó ư ? "

Hirohito lúc này đang uống cà phê và nói chuyện với người đàn ông trung niên đối diện mình với anh mắt cực kỳ tán thưởng. Người đàn ông trung niên đó không ngoài ai khác chính là Winston Churchill.

Sir Winston Leonard Spencer Churchill là một chính khách, người lính và nhà văn người Anh. Ông từng là Thủ tướng Vương quốc Anh từ năm 1940 đến năm 1945, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và một lần nữa từ năm 1951 đến năm 1955.

Ngoài hai năm từ 1922 đến 1924, ông là thành viên của Quốc hội (MP) từ năm 1900 đến năm 1964 và đại diện cho tổng cộng năm khu vực bầu cử.

Về mặt ý thức hệ là một người tự do kinh tế và đế quốc, trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông là thành viên của Đảng Bảo thủ, mà ông lãnh đạo từ năm 1940 đến năm 1955. Ông là thành viên của Đảng Tự do từ năm 1904 đến năm 1924.

" Bệ hạ, quá khen. Dù sao, ta tới đây là cũng có chuẩn bị kỹ càng. Nếu không, ta cũng không có xuất hiện ở đây để gặp ngài không phải sao. Với lại, ta cũng sẽ không ngại nói cho bệ hạ biết, quán cà phê này chính là của người Anh chúng tui mở ra đâu. "

Hirohito nghe vậy cũng gật đầu. Cục tình báo MI6 của Anh không thể khinh thường. Cơ quan Tình báo Mật ( SIS ), thường được gọi là MI6, là cơ quan tình báo nước ngoài của Vương quốc Anh, được giao nhiệm vụ chủ yếu với việc thu thập và phân tích bí mật ở nước ngoài về tình báo của con người để hỗ trợ an ninh quốc gia của Vương quốc Anh. SIS là một trong những cơ quan tình báo Anh và Giám đốc Cơ quan Tình báo Bí mật ( " C " ) chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Ngoại giao.

" Vậy, ngài tới đây gặp ta là có chuyện gì? Có thể nói thẳng ra đừng ngại, ta cũng sắp tới giờ lên tàu rồi "

Hirohito nói xong lấy ta chỉ vào đồng hồ mà ông mua được từ Thuỵ Sĩ có nghĩa là thời gian của ông rất có hạn để Churchill nói thẳng vào vấn đề chính của cuộc gặp mặt này. Churchill nghe vậy cũng gật đầu nói chuyện vào chủ đề chính

" Ngài cũng biết trong hoà ước Versailles sau khi được ký kết Đức không được sở hữu tuần dương hạng nặng và thiết giáp hạm và không được sở hữu lục quân không được quá 100.000 người. "

" Đúng vậy, hoà ước Versailles có ghi rõ vấn đề này nhưng mà có vấn đề gì không ? Nước Nhật Bản chúng ta luôn tôn trong hoà ước Versailles và không có làm gì vi phạm hoà ước Versaille không phải sao ? "

Churchill nghe vậy cũng nói thêm:

" Đúng vậy, ngài và nước của ngài không có làm gì vi phạm hoà ước Versailles. Mặc dù, đa số người sẽ không biết hành động thực tế của ngài nhưng mà ta lại biết rất là rõ ràng ngài đang làm gì. không biết ngài có được những lợi ích gì từ việc giúp đỡ họ, chúng ta sẽ trả gấp 2 lần để ngài ngừng lại việc hợp tác với Đức. "

" Chắc ngài cũng phải hiểu rõ một số vấn đề là bọn ta trước đó đã tới Anh muốn hợp tác nhưng mà bị thủ tướng của các vị là Ramsay MacDonald dùng một vài lý do để cự tuyệt nhưng thực chất thủ tướng Ramsay MacDonald của các vị là nhìn vào bọn ta với ánh mắt khinh thường khi hợp tác với bọn ta. Ngài thử nói xem với thái độ như vậy bọn ta có nên hợp tác hay không.

Cho dù có thì bọn ta sợ là không hợp tác nổi hoặc là không có tư cách hợp tác với các vị. Mặc dù, bọn ta không muốn hợp tác với Đức nhưng mà người Đức lại là người nhiệt tình hợp tác đòi với chúng ta. Người Đức đã có thành ý như vậy thì tại sao chúng ta không muốn hợp tác và cả Thuỵ Điển cũng vậy. Hiện tại, bọn ta cũng đang hợp tác tốt đây. "

Churchill nghe hiểu lời Hirohito nói. Truyện này là sự thật, Nhật Bản tới muốn hợp tác nhưng mà bị thái độ của Ramsay MacDonald làm cho họ chuyển hướng đến người Đức bên đó. Hành động này của Ramsay MacDonald đã làm cho uy tín của nước Anh giảm xuống, George V sau khi biết việc này đã ngay lập tức triệu hồi Ramsay MacDonald mắng cho một trận.

Churchill hận không thể ngay lập tức chạy tới đấm cho tên đó vài phát. Churchill vẫn không thề từ bỏ để Nhật Bản ngừng hợp tác với người Đức nên ông nói:

" Bệ hạ, những chuyện sai trái từ tên điên đó, tui vô cùng xin lỗi nhưng mà ngài hợp tác với người Đức sẽ không sợ nước Anh chúng tui trả thù sao hoặc là ngài không sợ người Đức sẽ đâm ngài một đao sao. Chắc hẳn ngài cũng biết tính cách của Hitler sau khi tiếp xúc với hắn ta tại Berlin rồi chứ. "

Hirohito không biết nói gì cho phải, vì ngừng hợp tác với người Đức. Churchill nói câu đe doạ cho như vậy và gây mâu thuẫn cho 2 nước Nhật - Đức. Không đúng, có cái gì đó không đúng. Hirohito ngay lập tức nhìn về Churchill thì thấy ông đang cười nhìn mình, Hirohito ngay lập tức là biết mình bị chúng kế nên ông nói:

" Thú vị, ngài không sợ mình sẽ không rời khỏi được nước Đức. "

" Nếu điều đó có lợi cho đất nước thì cớ gì mà không làm, không phải sao ? "

Hirohito nghe vậy cũng không biết nói gì hơn, không thổ là kẻ mang nước Anh từ vũng bùn đến chiến thắng chiến tranh thế giới thứ 2. Ông cũng chịu thua nên ông nói:

" Được rồi, ta chịu thua ngài luôn "

Churchill nghe vậy cũng vui mừng. Hirohito nói tiếp:

" Việc hợp tác giữa Đức và Nhật vẫn sẽ được tiếp tục như bình thường nhưng mà Hitler có đề xuất kế hoạch kết mình giữa 3 nước là Đức - Ý - Nhật Bản, chúng ta sẽ không tham gia . Ngài cũng biết một khi 3 nước kết nước thì nó sẽ không có lợi lắm cho nước Anh. "

Churchill lúc đầu, nghe được Hirohito vẫn hợp tác với người Đức làm cho ông hơi thất vọng nhưng mà cho đến khi ông nge được câu sau lại vô cùng hoảng sợ rồi chuyển biến thành vui mừng.

" Bệ hạ, ngài nói chuyện kết mình là sự thật. "

" Ừm, chuyện đó là sự thật. Hitler mời ta đến Berlin chính là vì chuyện này nhưng mà ta cũng không đồng ý ngày lập tức mà phải suy nghĩ trước khi trả lời cho chính thức. "

Churchill nghe vậy cũng gật đầu. Chỉ cần Nhật Bản không tham gia vào liên minh là được rồi, còn vấn đề hợp tác thì ông không còn quan tâm nữa. Ông biết một khi kết minh thì nó sẽ có ý vị như thế nào đối với nước Anh.

Khi cuộc chiến có mà nổ ra, các thuộc địa của Anh ở Châu Á sẽ có nguy cơ bị mất và Ấn Độ cũng sẽ không ngoại lệ. Đến lúc đó, Anh phải gặp khó khăn khi vừa chia binh lực ra phòng thủ các thuộc địa của Anh ở Châu Á vừa chia binh lực ra phòng thủ bản thổ.







— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.