Buổi chiều Phạm Tu không đi quân doanh mà ở trong phủ xứ để bàn bạc một số việc với Cao Lỗ. Đối với sự vụ xứ An Bang Lữ Gia biểu lộ ý không tham dự, theo lời lão nhân gia nói là ta đến đây chỉ là đi nghỉ ngơi, không muốn ôm thêm chính sự. Tuy Lữ Gia nói vậy nhưng Cao Lỗ vẫn ném một đống sổ sách vào phòng của Lữ Gia, những thứ đó đều ghi rõ những hạng mục xứ An Bang đang thực hiện. Dù sao Lữ Gia cũng là người hoạch địch chiến lược, nắm rõ thông tin về An Bang cũng là điều tốt.
- Ý của Tu huynh là tăng Hải Đông quân lên bốn trăm người sao?
Cao Lỗ hơi nghi vấn kế hoạch của Phạm Tu. Dù sao hiện tại dân cư của cả xứ An Bang bất quá hơn một nghìn, tráng đinh tầm bốn trăm người, Hải Đông quân hiện tại vẫn như lúc đầu ba trăm binh sĩ. Ngoài ra còn có một trăm thủy quân đóng tại cảng biển. Như vậy nếu tập kết chiến đấu cả xứ An Bang có thể triệu tập được tối đa là tám trăm người vũ trang. Phạm Tu nói.
- Bên phía Tây hiện vẫn còn một nơi kháng cự không chịu quy phục chúng ta, thường xuyên tập kích các thôn xóm, Hải Đông quân chỉ ba trăm người thực sự rất khó để vừa canh phòng thành An Bang, vừa bảo đảm an toàn cho cả xứ. Ta muốn tăng quân để đi chinh phạt, nhất cử cầm xuống cả xứ này.
Cao Lỗ nghe vậy trầm ngâm một chút nói.
- Nhưng An Bang nhân lực quá khẩn trương, hiện tại không có dư người, tráng đinh thực sự không thể điều động.
Phạm Tu nghĩ nghĩ nói.
- Hay chúng ta xin người từ bên Giác Long cốc xem, dù sao bây giờ mùa Đông, bên bọn họ hẳn sẽ dư người.
Cao Lỗ lắc đầu.
- Lê Chân nhất định sẽ không chịu nhả người trừ khi có thánh chỉ của Việt vương. Huống chi huynh cũng biết Việt vương rất chú trọng thủy quân, nếu có dư người chắc chắn sẽ bảo Lê Chân huấn luyện thủy quân mà không phải là Hải Đông quân.
Nghe vậy Phạm Tu cũng thở dài, Đại Việt hiện tại còn quá yếu. Bỗng nhiên một binh sĩ bước vào cúi chào hai người nói.
- Bẩm tướng quân, Việt vương đã dẫn theo Trần Thư rời khỏi thủ phủ.
Phạm Tu gật đầu nói.
- Được rồi, ngươi dẫn theo hai mươi người lén lút bảo vệ Việt vương, không được xảy ra sơ xuất.
Binh sĩ vâng lệnh đi ra ngoài. Lúc này Lý Anh Tú và Trần Thư đã ra khỏi phủ xứ đi dạo khắp thành An Bang. Hai người một thân áo bông, bên ngoài khoác một cái áo khoác trùm mũ lên đầu, Lý Anh Tú bên hông đeo một thanh đoản đao, Trần Thư cũng là một thanh đoản đao, sau lưng lại khoác them cung gỗ, rất ra dáng một thợ săn. Mùa Đông này rất nhiều thợ săn đem con mồi vào trong thành bán cho các tiệm thức ăn hai người ngược lại không gây nên chú ý gì. Lý Anh Tú lại chơi rất sướng, đi trên phố ăn vài thứ quà vặt, những thứ đồ ăn vặt này đều là những món ăn dân gian nhưng đến thời hiện đại các làm đa số đều không còn được nguyên vẹn dẫn đến không được ngon cho lắm. Lý Anh Tú dạo một vòng An Bang chợt nhận ra mình cũng là một tay ăn hàng. Nhìn Trần Thư đường đường là đội trưởng Thiên Tử quân giờ phải mang theo một tay nãi toàn là đồ ăn liền biết.
- Bẩm Việt…chủ nhân, phía sau có người theo dõi chúng ta.
Trần Thư đi sát lại bên Lý Anh Tú nói. Hắn hỏi.
- Xác định được là ai không?
- Không thể xác định, nhưng có vẻ là bảo vệ chúng ta mà không có ý đồ xấu.
Nghe Trần Thư nói vậy Lý Anh Tú liền đoán được là người của Cao Lỗ phái đi theo hắn. Lý Anh Tú nói.
- Cắt đuôi bọn họ, chúng ta ra khỏi thành.
Lý Anh Tú cùng Trần Thư giả bộ như không phát hiện ra liên tục đi vào mấy con ngõ nhỏ. Tuy nói Hải Đông quân là tinh binh nhưng thực tế cũng chỉ là người bản xứ cấu thành trong vòng một tháng, độ tinh nhuệ không thể so với Thiên Tử quân chứ đừng nói đến Trần Thư, chẳng mấy chốc những binh sĩ này bị Trần Thư xoay một vòng quanh An Bang liền bị mất dấu.
- Thập trưởng, chúng ta bị mất dấu Việt vương bây giờ phải làm thế nào.
- Các ngươi tiếp tục tìm kiếm, ta phải đi báo lại với phủ xứ đại nhân.
Bên trong phủ xứ nhận được báo cáo Cao Lỗ cùng Phạm Tu cũng kinh hoảng gọi Lữ Gia đến thương nghị. Lữ Gia thở dài nói.
- Không thể trách bọn hắn. Trần Thư là Bách Phu trưởng Thiên Tử quân, bản lĩnh lớn vô cùng, chỉ nghe theo lệnh của Việt vương, dù là ta cũng không để vào mắt. Bọn lính mới này không thể theo dấu Việt vương cũng là đúng.
- Vậy bây giờ chúng ta phải làm thế nào?
Cao Lỗ liền có chút lo lắng, dù sao An Bang cũng không phải quá an toàn. Lữ Gia nói.
- Ta nghĩ Việt vương có lẽ đã ra ngoài thành rồi. Hiện tại phiền Tu huynh triệu tập Hải Đông quân đi ra ngoại thành tìm kiếm. Đừng để lộ ra, cứ lấy cớ là đi tuần tra đi.
- Ta lập tức đi xắp xếp.
Phạm Tu liền quay người chạy đi quân doanh. Lữ Gia thở dài.
- Việt vương thật không để người ta bớt lo.
Lại nói về Lý Anh Tú lúc này hắn đã chạy ra ngoài thành đi về phía Tây. Lý Anh Tú nghe nói vùng phía Tây An Bang chính là nơi trồng trọt cây hương liệu, hắn muốn tự mình đi khảo sát một phen. Đường xá tại An Bang không phải là quá tốt, chỉ có một độc đạo bằng đất mà thôi. May mắn trời đầu Đông mới chỉ có chút mưa, đường không bị lầy lội. Có chút nhàm chán Lý Anh Tú quay sang Trần Thư hỏi.
- Trần Thư, ngươi nghĩ nếu sau này toàn xứ An Bang, không toàn xứ Đại Việt chúng ta mở được những con đường khang trang thì sẽ như thế nào?
Trần Thư nghĩ nghĩ nói.
- Về mặt kinh tế thần thực không biết nhưng nếu thần cưỡi ngựa trên một con đường đất và một con đường sạn đạo thì điều đó thực không thể so sánh. Tiếc là làm sạn đạo chi phí cao lắm. Nếu mặt đất có thể vừa cứng, lại chịu được mưa thì thật tốt.
Lý Anh Tú chợt hỏi.
- Ngươi vừa nói cái gì?
Trần Thư trả lời.
- Thần nói sạn đạo chi phía rất cao.
- Không. Câu sau đó thì sao.
Lý Anh Tú có chút gấp gáp. Trần Thư lại lặp lại.
- Thần nói nếu mặt đất vừa cứng, lại chịu được mưa…
- Đúng, đúng, đúng. Chính là nó, như vậy có thể làm đường dễ dàng rồi.
Lý Anh Tú nhảy cẩn lên vui mừng. Trần Thư hỏi.
- Chủ nhân vừa tìm ra cái gì sao?
Lý Anh Tú vỗ vai hắn nói.
- Nhờ ngươi ta đã tìm cách làm được sạn đạo mà chi phí sẽ không phải cao như vậy. Lần này ghi ngươi một công.
Ý tưởng của Lý Anh Tú chính là làm đường từ gạch nung. Đúng vậy, chính là gạch gốm. Người Việt đã biết làm gốm rất lâu nhưng không hề ứng dụng vào xây dựng, nhiều lắm là cũng chỉ làm ra gạch ngói, trong khi đó các công trình chủ yếu làm bằng gỗ, đất hoặc gạch đá, kinh nghiệm xây dựng không được tổ chức thành hệ thống mãi cho đến khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên nước Việt cùng với chính sách khai thác thuộc địa thì sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm mới ra đời. Lại nói gạch nung chính là thứ rất dễ tạo ra, không cần tạo hình cầu kỳ, mà chỉ là một khối hình hộp. Gốm thời xưa nếu canh quá lửa gốm chuyển sang đỏ thì xem như hỏng, nhưng gạch nung chính là chờ lúc chuyển đỏ nên chế tác hoàn toàn rất dễ dàng. Lý Anh Tú âm thầm ghi nhớ đợi khi nào trở về sẽ bàn lại với các vị đại thần.
Đến chiều tối Lý Anh Tú đã đến được một ngôi làng nhỏ. Tường rào bằng gỗ đơn sơ có thể phòng bị được thú dữ, cách làng không xa là những mảnh ruộng được làm đất rất kỹ, chỉ chờ mùa Đông qua là có thể gieo trồng. Bên cửa làng có thể thấy vài tên nhóc con đang chơi đùa, một vài nông dân vác cuốc từ ngoài đồng trở về, ai ai cũng tràng đầy hạnh phúc, một vẻ đẹp thanh bình.
- Xin chào, ngươi có thể cho ta hỏi chút được không?
Lý Anh Tú chọn một thanh niên người Việt hỏi. Thực ra người Việt rất dễ nhận ra, tuy mùa Đông mọi người mặc áo bông nhưng thanh niên này ở ngoài đồng trở về vẫn mặc áo vải, trên cơ bắp hai tay có đầy hình xăm đại biểu cho người Văn Lang. Thanh niên nghe Lý Anh Tú nói tiếng Việt liền vui vẻ cười nói.
- Không có vấn đề gì.
Lý Anh Tú nói.
- Bọn ta là thợ săn đi từ Cổ Loa đến, muốn đi về phía Tây nhưng giờ tối muộn muốn vào tá túc một đêm có được không?
Thanh niên gật đầu nói.
- Không có vấn đề gì, nhưng ta phải dẫn các ngươi đi gặp Bồ Chính trước.
Người Việt rất cự tuyệt người ngoại lai. Dân từ nơi khác đến ở thì bị gọi là dân ngụ cư, địa vị trong làng rất thấp kém, bị người trong làng khinh thường.