PS: chương này thuần túy là lý luận giữa vai chính và chủ tịch Hà, đọc hơi nhức đầu, nhưng tác đã cố viết đơn giản nhất có thể, nếu không quen có thể bỏ qua...
-----
- Vậy nếu phát nhiều lương như thế thì sẽ phát sinh vấn đề gì?
Chủ tịch Hà: - Trước giờ các cán bộ công chức quen trong môi trường q·uân đ·ội, kháng chiến gian khổ... Nếu giờ có tiền nhiều bất ngờ, ta sợ... mọi người dễ bị tha hóa, bắt đầu ăn chơi hưởng thụ, sinh hoạt xa xỉ...
Giang Bình An nghe vậy liền thấy sự khác biệt khá lớn trong tư tưởng của hắn và chủ tịch Hà.
- Ngài và chính phủ luôn nói muốn dân giàu và nước mạnh, vậy đây là lời nói thật chứ?
Chủ tịch Hà hít một hơi thuốc mạnh rồi dụi ngay điếu thuốc, ông biết giờ có lẽ là lần đầu tiên v·a c·hạm tư tưởng giữa hai người, ông cẩn thận suy nghĩ rồi từ tốn trả lời:
- Dĩ nhiên câu nói muốn dân giàu và nước mạnh là nói thật! Đây là quyết tâm, là mục tiêu của cả chính phủ.
- Vậy sao bây giờ không cho cán bộ công chức lãnh lương nhiều để họ giàu có lên? Ta thiết nghĩ cán bộ công chức về bản chất cũng là người dân, lại làm những công việc rất quan trọng, cần phải có những đãi ngộ tương xứng.
- Ơ... nhưng chúng ta đã xác định, cán bộ công chức là công bộc phục vụ cho nhân dân, việc làm nhiều, hưởng lương bình dân là rất đúng mà, như vậy mới nêu tấm gương tốt cho nhân dân phấn đấu làm việc, cống hiến chứ!
- Đúng là nêu tấm gương... nhưng chưa chắc là gương tốt.
Câu chuyện nói đến đây thì tạm dừng giây lát, chủ tịch Hà hai mày nhíu lại thật sâu, ông lẩm bẩm trong đầu:
"Gương tốt hay gương không tốt? Cống hiến cho nhân dân mà không tốt ư? Nếu là người bình thường thì lời nói này là tào lao! Nhưng đây lại là lời nói của Giang thủ tướng, không thể coi nhẹ được!"
May mắn tài phép tạo nên uy tín khiến chủ tịch Hà coi trọng lời nói của Giang Bình An:
- Giang thủ tướng, vì sao nó lại là gương không tốt?
- Chủ tịch Hà, mọi việc trên đời đều nên gắn liền với hai chữ công bằng thì mới phát triển bình thường được. Các cán bộ công chức làm việc nhiều, làm việc quan trọng nếu không được lãnh lương cao, người dân nhìn vào sẽ đánh giá:
"Đấy, làm nhiều cho lắm, có lãnh được bao nhiêu tiền lương đâu, còn không đủ sống nữa là. Chúng ta mà cố gắng làm việc thì cũng vậy thôi..."
Như vậy tấm gương này là xấu, nó sinh ra tính chây lì trong dân chúng chứ không cổ vũ sự cống hiến.
- Thế nhưng thời chiến mọi người luôn noi gương cống hiến hết mình mà!
- Phải, nhưng đó là thời chiến, mọi người không tiếc máu xương để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho nên tiền bạc chả là gì! Tính mạng của mình, của con cháu mình còn không tiếc thì tiếc gì tiền bạc vật chất.
Còn bây giờ là hoà bình, chúng ta phải thay đổi tư duy cho thích hợp. Hòa bình rồi, quan trọng ở hai chữ công bằng và xứng đáng.
Một người làm nhiều, làm giỏi phải hưởng được nhiều hơn, như vậy mới khuyến khích mọi người phấn đấu phát huy, không thể cứ mãi kêu gọi mọi người cống hiến khi không thật sự cần thiết nữa, đặc biệt là trong tình hình ngân sách nhà nước khấm khá như hiện nay.
Giữa đêm khuya giao thừa, trời hơi se se lạnh, tư tưởng hai bên v·a c·hạm trực tiếp làm chủ tịch Hà trên trán đã lấm tấm mồ hôi, một bên là cống hiến vô tư, một bên là công bằng xứng đáng.
Cái nào đúng, cái nào sai?
Tư tưởng của chủ tịch Hà là đại biểu cho thời đại 1961, là thời đại của cách mạng, của cộng sản, của lý tưởng, của cống hiến...
Còn tư tưởng của Giang Bình An lại đại biểu cho thời đại 60 năm sau, nhờ có được tầm nhìn đi trước vài chục năm nên hắn mới biết được những nhược điểm trong thời đại này, chứ không phải là Giang Bình An giỏi giang đến nỗi có tư tưởng riêng.
Chủ tịch Hà nghe trong lời Giang thủ tướng nói ra hơi giống như tư tưởng tư bản, ông truy vấn:
- Công bằng cũng là một tiêu chí của chính phủ ta. Nhưng nếu gạt bỏ đi cống hiến đi, có phải là quá giống tư bản hay không?
- Công bằng, làm nhiều, làm giỏi thì hưởng nhiều nó khác với tư bản ở một điểm quan trọng nhất, đó chính là không có bốc lột.
Phía tư bản, tuy làm nhiều hưởng nhiều, nhưng khi chia tiền lãi, đáng lẽ người lao động hưởng được 100 đồng thì chúng bốc lột hết 90-95 đồng, nên người lao động mãi mãi nghèo đói.
Còn công bằng ở đây là làm nhiều hưởng nhiều, 100 đồng hưởng đủ 100 đồng. Người lao động được thực sự giàu có lên,
do đó không thể nào là tư bản được.
- Nhưng nếu phát ra hết 100 đồng thì chính phủ sẽ rất nặng gánh về ngân sách.
- Ha ha ha... Chuyện ngân sách đã có ta lo, thiếu thốn ta bù, cứ để người dân giàu có trước đã.
- Giang thủ tướng, ngài tài phép thông thiên, nhưng nếu chỉ chi ra mãi không có thu vào thì miệng ăn núi lở, không phải kế lâu dài.
- Đúng vậy, không phải kế lâu dài, hay nói một cách khác là nó không phát triển bền vững được. Nhưng vấn đề ngân sách ta đã có hướng giải quyết rồi.
Đó là từ dự án về y tế của ta trong S quốc. Chỉ cần thành công đưa ra các loại thuốc đặc trị bệnh n·an y·, thì tiền tài từ khắp nơi trên thế giới sẽ rót rất nhiều vào S quốc, lúc đó tha hồ mà sử dụng.
Chủ tịch Hà nghe nhắc đến dự án y tế, ông vui cười híp mắt, ngân sách dư thừa luôn luôn là giấc mộng của mọi quốc gia. Nhưng chỉ có tiền nhiều thì vẫn không ổn, vẫn sẽ có rắc rối phát sinh, vì vậy chủ tịch Hà nhắc nhở:
- Giang thủ tướng, ngân sách hiện giờ thật ra là cũng đang dư thừa. Có thể trả lương cho cán bộ công chức gấp 10 vẫn ổn. Nhưng sẽ có hai vấn đề nảy sinh rất khó kiểm soát nếu tăng lương nhiều như vậy.
Vấn đề thứ nhất là bệnh xa xỉ. Nếu các cán bộ công chức nhiều tiền quá họ sẽ xa xỉ, tiêu xài hoang phí.
Vấn đề thứ hai là xứng đáng. Nếu chính phủ tăng lương gấp 10 lần cho tất cả các cán bộ công chức, thì đâu phải ai cũng xứng đáng được hưởng lương cao như vậy, và từ đó dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước.
Giang Bình An nãy giờ cố gắng thuyết phục chủ tịch Hà, giờ đi được đến bước này thì hắn đã rất mừng. Hắn cười tủm tỉm pha thêm trà mới mời chủ tịch Hà, và thủng thỉnh trả lời:
- Về hai vấn đề này, ta xin phép được trả lời như sau:
Về vấn đề xứng đáng là một vấn đề quan trọng và cốt lõi. Nếu giả thuyết chính phủ tăng lương cao gấp 10 lần.
Sau đó toàn bộ hệ thống tình báo, điều tra, theo dõi của quốc gia đều tập trung vào để đánh giá, rà soát... Sau 1-2 tháng chính phủ đã có thể rút ra được báo cáo chi tiết.
Sau đó dựa vào báo cáo này nếu cán bộ công chức nào làm tốt thì chính phủ cho tiếp tục làm, cán bộ công chức nào làm không tốt thì thuyên chuyển qua chức vụ khác phù hợp hơn, hoặc thậm chí cách chức, nhượng hiền cho nhân tài khác.
Điều quan trọng là mức lương có cao như vậy thì mọi người mới an tâm làm việc hết mình khi có đủ tiền để lo cho gia đình.
Chủ tịch Hà, ngài thấy sao?
- Rất ổn, chuyện điều tra, rà soát cán bộ công chức luôn là một mục tiêu quan trọng, cần phải làm thường xuyên để trong sạch và vững mạnh bộ máy.
- Chúng ta có thể đánh giá một năm hai lần về năng lực cán bộ và về hiệu suất khi công tác. Nếu chủ tịch Hà đã đồng ý vấn đề này vậy thì ta xin phép nói về vấn đề thứ hai nhé.
- Vâng, Giang thủ tướng cứ nói.
- Vấn đề thứ hai là về xa xỉ, tiêu xài hoang phí. Thực ra ở thời chiến, ta biết mọi người từ trên xuống dưới, ai cũng phải tiết kiệm để có tiền đánh giặc, kháng chiến, vì c·hiến t·ranh luôn luôn đồng nghĩa với thiêu tiền.
Thiêu càng nhiều, thiêu càng hiệu quả thì càng mau thắng lợi.
Nhưng giờ đã là hoà bình. Giả sử, một người cán bộ sau khi được tăng lương gấp 10 lần. Người này bình thường chi tiêu chỉ có 10 đồng, giờ có tiếng liền chi tiêu 70-80 đồng. Chủ tịch nói là xa xỉ, hoang phí, nhưng ta xin hỏi:
70-80 đồng tiền tiêu phí này sẽ chạy đi đâu?
- Ơ thì...
- Chúng sẽ chạy vào dân gian. Nếu mua gạo thì người bán gạo và nông dân có tiền, nếu mua quần áo đẹp thì người bán áo và người thợ may sẽ có tiền, nếu đi xem hát thì ông bầu và người nghệ sĩ sẽ có tiền...
Rồi đến lượt những người có tiền này lại xài tiền, tiền đó lại tiếp tục chui vào túi người khác...
Tạo ra thu nhập, tạo ra công ăn việc làm, để kinh tế phát triển, dân giàu và nước mạnh...
Giang Bình An ngừng nói dành thời gian cho chủ tịch Hà suy nghĩ, điếu thuốc đã tàn trên tay mà chủ tịch vẫn chưa hay.
Ông lẩm bẩm suy tính:
- Tiền chạy vào trong dân gian, làm kinh tế phát triển, dân mới giàu, nước mới mạnh sao?
Chợt ông quay qua nêu ra thắc mắc:
- Giang thủ tướng, không lẽ chính sách tiết kiệm, cống hiến là sai?
- Chính sách là không sai, nhưng đã không còn phù hợp ở thời đại mới này, đây là thời đại hoà bình, phát triển kinh tế.
- Nhưng ta nghe cứ như là phía tư bản sao sao ấy!
- Tư bản hay không tạm thời không tính, ta nghĩ chỉ cần dân giàu nước mạnh, không có hiện tượng bốc lột làm dân chúng lầm than đói khổ... như vậy còn không phải là mục tiêu của chúng ta sao?
Sơ tâm của chúng ta là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nếu đạt được hết rồi thì có gì không ổn?
Lúc trước chúng ta làm cách mạng là vì lật đổ tư bản, để người dân lao động không bị bốc lột. Giờ chúng ta phát triển kinh tế, người dân không bị bốc lột, trở nên giàu có, vậy là ổn rồi mà!
- Vậy là... giờ chúng ta phải tăng thêm lương nhiều như vậy sao?
Giang Bình An biết chủ tịch Hà luôn luôn tiết kiệm, hắn cười to trả lời:
- Vâng, chủ tịch! Chính phủ cứ tăng lương, phải làm cho đất nước ta xuất hiện người khá giả, người giàu có... Những người này sẽ tiêu phí nhiều thì mới làm xuất hiện những người giàu có khác. Cái này gọi là cú huých, tạo ra đầu tàu để kéo cả con tàu lao nhanh về phía trước.
- Nhưng tăng 10 lần nhiều quá không?
- Không nhiều đâu, đầu tàu càng mạnh thì cả đoàn tàu chạy càng nhanh. Đất nước ta bị c·hiến t·ranh tàn phá quá rồi, đã tụt hậu rất nhiều, giờ cần lao nhanh để vượt qua thiên hạ.
Thậm chí ta còn muốn qua Tết năm sau, từ mức lương 10 lần này, sẽ tiếp tục tăng gấp đôi nữa kìa, như vậy mới sướng!