Đoàn quân nghỉ ngơi chừng một ngày rồi tiếp tục khởi hành. Ba ngày sau, bọn họ đến phủ Thanh Châu.
Phủ nha Thanh Châu đặt ở Ích Đô, năm ngàn binh sĩ Tứ vệ doanh dựng doanh trại tạm thời bên ngoài thành còn Ân Thừa Ngọc được nhóm An Viễn Hầu, Tuần phủ Sơn Đông và tri phủ Thanh Châu cung nghênh vào trong.
Bởi vì Hồng Anh Quân làm phản, rất nhiều dân chúng hưởng ứng lời hiệu triệu tham gia vào quân phản loạn. Bọn họ cướp sạch quan nha và những nhà giàu có cho nên bên trong thành Ích Đô đầy hoang tàn, trên đường không có mấy người.
- Bây giờ Hồng Anh Quân vẫn đang chiếm đóng trên Tạ Thạch Trại sao?
Ân Thừa Ngọc theo đám quan viên đến quan nha, đoạn y hỏi tới tình hình của Hồng Anh Quân.
- Vâng. Quân phản loạn rất ngông cuồng, dân chúng lại ngu muội dễ bị lôi kéo. Hiện giờ dân chúng ở các châu huyện và thôn trấn lân cận đều đã gia nhập vào Hồng Anh Quân. Mỗi khi có quan binh đến gần, bọn họ sẽ đến Tạ Thạch Trại để mật báo.
Nhắc tới Hồng Anh Quân, trên mặt An Viễn Hầu đầy căm phẫn đầy mặt bi phẫn. Gã vỗ vào chân trái bị thương của mình, nói tiếp:
- Cái chân này của thần bị đám ngu dân đánh khi đang dẫn quân tìm kiếm nhị hoàng tử!
Ban nãy Ân Thừa Ngọc đã để ý đến tướng đi khập khiễng của gã, vết thương trông không giống giả vờ. Y cau mày, thế nhưng không hùa theo An Viễn Hầu mà hỏi tới Ân Thừa Chương, trái lại tiếp tục hỏi về Hồng Anh Quân:
- Đám phản loạn Hồng Anh Quân có tài cán gì mà có thể lôi kéo nhiều dân chúng trong thời gian ngắn như thế?
Từ xưa tới nay Đại Yến từng có rất nhiều quân phản loạn, rất nhiều tên thủ lĩnh có thể tập hợp được mấy ngàn người.
Quân phản loạn lôi kéo được hơn hai, ba vạn người trong vòng hai tháng ngắn ngủi như Hồng Anh Quân là rất ít.
Nói đến chuyện này, tri phủ Thanh Châu Đinh Thuận Xương biết vô cùng rõ:
- Thủ lĩnh Hồng Anh Quân xuất thân là một am chủ của một am ni cô ở Bồ Đài, tên là Cao Ấu Văn. Bà ta tự xưng là "Phật Mẫu" hạ phàm, có thể biết được kiếp trước kiếp này. Bà ta sáng lập ra Hồng Liên giáo, trong vòng hai ba năm gần đây đã lôi kéo được rất nhiều tín đồ gia nhập. Nghe nói là chỉ cần tín đồ thành kính phụng thờ Hồng Liên Phật Mẫu ở kiếp này thì kiếp sau sẽ không lâm vào cảnh khổ cực, được đầu thai vào nhà giàu sang. Mấy năm nay Sơn Đông liên tục gặp tai ương, dân chúng lầm than thế nhưng vì cầu mong cho kiếp sau được đầu thai vào nhà có điều kiện, bọn họ bớt ăn bớt mặc, gom tất cả tiền bạc và lương thực dân lên cho giáo phái. Trước khởi nghĩa, Cao Ấu Văn được xưng tụng là tâm sinh cảm ứng, đào được một cái hộp đá bên dưới tượng phật được cung phụng, bên trong đựng một bức thư từ trời và một thanh kiếm. Sau đó, bà ta lấy lấy lý do vâng theo ý chỉ trong thiên thư và thần kiếm trảm tà giương cờ tạo phản. Bởi vì tín đồ Hồng Liên giáo rất đông, cho nên rất nhiều dân chúng đi theo. Thậm chí đến những dân chúng không đi theo quân khởi nghĩa, nhưng giữa quân phản loạn và quan binh, bọn họ nghiêng về phía quân phản loạn hơn, nguyện ý mật báo từ bên ngoài. Chính vì thế, mấy lần Thanh Châu Vệ phái binh đi dẹp loạn đều mất thế thượng phong, vô cùng khó đối phó.
Nghe xong, Ân Thừa Ngọc cau mày.
Thiên tai liên tục xảy ra, dân chúng rơi vào lầm than cho nên dễ bị một số tà giáo dụ dỗ.
Tà giáo dụ dỗ và dân chúng ngu muội tin theo là thật, nhưng suy cho cùng cũng là vì nạn đói ở Sơn Đông quá nghiêm trọng, dân chúng rơi vào đường cùng đành phải gửi gắm hy vọng hão huyền vào kiếp sau.
Nếu như dân chúng đủ ăn đủ mặc thì tại sao lại có nhiều người tin vào lời lừa gạt của Cao Ấu Văn đến thế?
Bất kể là An Viễn Hầu hay là tri phủ Thanh Châu đều ung dung đổ hết chuyện lần này lên đầu dân chúng ngu muội và Hồng Liên giáo song lại chẳng hề xem lại chính bản thân mình.
Ân Thừa Ngọc yên lặng rất lâu, một hồi sau y mới nói:
- Sai người đi nghe ngóng tin tức của Tạ Thạch Trại, biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng.
Nói xong, y quay sang An Viễn Hầu, hỏi đến Ân Thừa Chương:
- Hoàng đệ rơi xuống chỗ nào?
An Viễn Hầu lắc đầu, thở dài:
- Rơi xuống đường núi dưới con dốc. Thần đã phái mấy trăm người đi tìm kiếm xung quanh song vẫn chưa thấy tung tích.
Ân Thừa Ngọc giả vờ bày ra vẻ anh em thân thiết:
- Sai người tiếp tục tìm. Nếu thiếu nhân thủ thì tăng cường thêm người. kế tục hoa, nếu là người thủ thiếu, liền tái tăng phái. Cô tới Ích Đô, ắt phải mang hoàng đệ về, sống phải thấy người, chết phải thấy xác.
An Viễn Hầu cẩn thận quan sát vẻ mặt của y. Thấy không có gì khác thường, ông ta mới yên tâm, chắp tay nhận lệnh.
...
Ân Thừa Ngọc đi đường xa, lúc đến Ích Đô đã chạng vạng. Sau khi nghe mấy quan viên báo cáo lại tình hình hôm nay, y về hành quán nghỉ ngơi.
An Viễn Hầu tiễn y tới cửa, đứng yên nhìn xe ngựa đi xa dần. Đoạn, ông ta quay về phòng, thay quần áo cải trang rồi âm thầm ra khỏi thành Ích Đô, đi đến nhà của một hộ nông dân.
Ân Thừa Chương đang dưỡng thương ở đấy. Thấy gã, hắn ta đen mặt:
- Hôm nay thái tử đến rồi sao?
Tin tức mà An Viễn Hầu báo cáo lên vừa thật vừa giả.
Khi ấy bọn họ mắc bẫy trong lúc đánh lén trên con đường nhỏ lên Tạ Thạch Trại là thật, nhưng trên đường đi, hắn ta đã phát hiện ra điều bất thường cho nên định quay đầu lại. Chẳng qua là quân phản loạn vô cùng ranh mãnh, bọn họ đã chặn đứng đường lui từ sớm rồi. Đằng trước có sói đằng sau có cọp, đoàn quân tiến không được mà lùi cũng không xong, chỉ còn mỗi cách bất chấp phá vòng vây.
Mặc dù không rơi vào bẫy nhưng thực tế là đoàn quân đã thiệt hại hơn một ngàn người.
Có điều là lúc đó Ân Thừa Chương được sắp xếp ở đằng sau, đúng lúc chạm trán với quân phản loạn bao vây. Trong lúc hai bên hỗn chiến, hắn sơ ý bị rơi xuống vách núi.
An Viễn Hầu dẫn người tìm kiếm trong sơn cốc hai ngày mới tìm được người.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trận này quân triều đình thất bại thảm hại. Nếu như báo lên trên, nhẹ thì chịu trách phạt, nặng thì để lại ấn tượng không có tài cán trong lòng hoàng đế và triều thần.
Lần này quý phi Văn tốn hết công sức sắp xếp cho An Viễn Hầu đi theo Ân Thừa Chương dẹp loạn là vì muốn cho hắn ta lập công để cho đám triều thần ủng hộ nhị hoàng tử yên tâm, hơn thế nữa là tích góp vốn liếng để đấu đá với thái tử.
Nhưng mà chẳng ngờ là chưa làm nên chuyện đã gặp nạn, chữa lợn lành thành lợn què.
Lại thêm sau khi giao đấu, An Viễn Hầu nhận ra quân phản loạn lần này không giống những đội quân trước kia, e là còn khó đối phó hơn bọn họ tưởng.
Rút kinh nghiệm từ quan trường, sau khi suy nghĩ một đêm, gã mới tìm ra được một cách: để Ân Thừa Chương giả vờ mất tích, sau đó cố ý phóng đại sức mạnh của quân phản loạn, tính toán để thái tử đích thân đến Sơn Đông dẹp loạn.
Nhị hoàng tử mất tích, Sơn Đông lại gặp phản loạn, không có người nào thích hợp hơn thái tử.
An Viễn Hầu đoán chắc năm phần rằng thái tử sẽ đến.
Chỉ cần thái tử tới, gã sẽ nhân lúc y và quân phản loạn đánh nhau mà cho người ám sát.
Cho dù có thành công hay không, nếu thái tử gặp nạn, chắc chắn lòng quân sẽ tan rã. Đến khi đó, gã để cho Ân Thừa Chương "Chết rồi sống lại" ngăn được cơn sóng thần, nhất định có thể rửa được nhục nhã lúc trước.
Lúc ấy sẽ chẳng còn ai nhớ đến trận đại bại dạo trước của bọn họ, dân chúng chỉ nhớ rõ là nhị hoàng tử ngăn cản được sóng thần ngay lúc nguy cấp nhất, đánh bại được thái tử.
- Đỡ hơn nhiều rồi, đại phu nói nhiều nhất năm ngày là có thể khỏi hẳn.
Lúc ấy khi trượt chân rơi xuống hắn ta may mắn được gốc cây dưới sườn núi cản lại cho nên không ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, chỉ bị vài vết thương ngoài da. Truyện Xuyên Không
An Viễn Hầu nói:
- Tốt quá rồi. Điện hạ cứ ở đây nghỉ ngơi. Hôm nay thái tử đã đến Ích Đô, để đề phòng chuyện bất trắc, sau này thần sẽ không tới nữa. Nếu có tin gì khác, thần sẽ sai người đưa tới cho ngài.
Mặc dù được quý phi Văn bảo bọc đến mức ngang ngược song Ân Thừa Chương lại khá sáng suốt trong những việc quan trọng. Biết được An Viễn Hầu là người được mẫu phí đặc biệt phái tới để trợ giúp mình, chính vì thế hắn ta vô cùng kính trọng gã. Tuy đã chán nản cái việc phải ở lại nơi khỉ ho cò gáy này nhưng hắn ta vẫn cắn răng đồng ý.
*
Ân Thừa Ngọc nghỉ ngơi một đêm ở hành quán, sáng sớm hôm sau, y cho gọi Tuần phủ Bàng Nghĩa và Tri phủ Đinh Xương Thuận đến, dẫn bọn họ đi thị sát tình hình thiên tai ở Thanh Châu.
Dưới sự bảo vệ của thị vệ, ba người cưỡi ngựa đi một vòng Ích Đô.
Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận không giấu giếm tình trạng thảm hại của Sơn Đông, khắp nơi bên ngoài thành Ích Đô đầy rẫy dân chúng ăn mặc rách rưới, trên mặt không có hy vọng. Lúc nhìn thấy đoàn người Ân Thừa Ngọc, bọn họ chẳng có phản ứng gì, ai ai cũng đều cầm rễ cây trong tay để ăn, trong mắt đầy tuyệt vọng.
Thấy Ân Thừa Ngọc nhìn rất lâu, Bàng Nghĩa thở dài, giải thích:
- Toàn bộ những người ở đây đều là người ốm yếu, đành phải ở lại chờ những nhà giàu có rủ lòng thương bố thí cơm cháo. Còn những người khỏe mạnh đều đã đến Tạ Thạch Trại. Bọn họ cho rằng quân phản loạn sẽ cho ăn cho uống, song đâu biết rằng, ở lại Ích Đô thi thoảng còn được nhận một miếng cơm còn đi Tạ Thạch Trại chỉ có chờ chết mà thôi.
Trên khuôn mặt hắn đầy ưu sầu, liên tục thở dài.
Vẻ mặt của Ân Thừa Ngọc không thay đổi, hỏi tiếp:
- Lương thực cứu tế đâu? Tại sao không mở kho lương phân phát?
Ở những nơi có khả năng phát sinh thiên tai cao như Sơn Đông, triều đình đều chuẩn bị lương thực cứu tế. Mỗi khi có thiên tai, quan viên có thể phát lương thực đã được chuẩn bị sẵn.
Bàng Nghĩa đáp:
- Thần đã sớm phát lương thực, chẳng qua lần này phạm vi đại nạn rất rộng, lương thực cứu tế không đủ để phân phát. Thần đang tính toán thu gom lương thực từ những kho lương xung quanh, nhưng chưa kịp phái người đi đã gặp phải quân phản loạn.
Ân Thừa Ngọc suy tư hồi lâu, đoạn nói:
- Cô sẽ viết một bức thủ lệnh, các ngươi đi gom lương thực ở mấy kho lương xung quanh trước đi.
Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận vui mừng, chắp tay cúi đầu:
- Chúng thần thay mặt dân chúng Sơn Đông cảm tạ điện hạ bao dung.
Ân Thừa Ngọc nhìn thoáng qua hai người, trong đáy mắt đầy lạnh nhạt. Y đáp:
- Cô đã biết tình hình thiên tai, chúng ta quay về hành quán thôi.
...
Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận tiễn y về hành quán. Tận mắt thấy Ân Thừa Ngọc bước vào trọng, bọn họ mới nhìn nhau, thúc ngựa về lại nha môn.
Bên trong hành quán.
Ân Thừa Ngọc xuống ngựa, chợt thấy Tiết Thứ vừa trở về từ doanh trại Tứ vệ doanh bên ngoài thành.
Y hất cằm, ra hiệu cho Tiết Thứ đi theo vào thư phòng.
- Phái mấy trinh thám đi nghe ngóng về Cao Ấu Văn và Hồng Liên giáo, càng rõ ràng càng tốt.
Y cầm bút lên viết chữ, vừa viết vừa nói tiếp:
- Phái thêm mấy người âm thầm giám sát ba người Từ Huệ, Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận, không được rút dây động rừng, chỉ ghi lại hành động và việc đi lại của họ là được.
Y cầm trang giấy vừa viết xong lên, thổi cho khô mực rồi ném cho Tiết Thứ:
- Chuyện cuối cùng, lấy thêm một bộ thường phục của ngươi tới đây, Cô muốn cải trang ra ngoài xem thử.
Tiết Thứ nhận lấy, cất đi. Hắn đồng ý với câu nói của Ân Thừa Ngọc:
- Bây giờ địch ở trong tối còn ta lại bên ngoài ánh sáng, nếu điện hạ rời đi mà không tính toán cẩn thận, e là sẽ gặp nguy hiểm.
- Ban nãy Cô theo Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận đi thị sát bên ngoài thành Ích Đô, thấy dân chúng ăn mặc rách rưới bữa đói bữa no, có lẽ ở nơi khác cũng thế. Song Bàng Nghĩa lại nói lương thực cứu tế đã phát hết từ sớm, cho nên Cô muốn tận mắt xem thử bọn họ có nói thật hay không.
Thấy y đã quyết định, Tiết Thứ đành phải đi lấy một bộ thường phục của mình cho y.
Ân Thừa Ngọc ra sau bình phong thay quần áo.
Y mặc quần áo của Tiết Thứ có hơi rộng, che khuất dáng người của y. Áo bào màu xanh khiến y càng thêm nho nhã yếu ớt hơn.
Y bước ra từ sau bình phong, cố ý cúi thấp đầu, nhìn thoáng qua trông khá giống dáng vẻ của một thái giám yếu đuối.
- Thế này có thể che mắt người khác được sao?
Chẳng qua khi ngẩng đầu lên, khuôn mặt không tì vết của y đã xóa tan cái vẻ yếu đuối vừa rồi, khiến cho thường phục y đang mặc cũng có phần cao quý.
Tiết Thứ bình tĩnh nhìn y, một lát sau hắn mới nói:
- Lúc ra ngoài, điện hạ nhớ cúi đầu.
Cái khuôn mặt không tì vết này cho dù có mặc bao tải cũng có người nhận ra.
Ân Thừa Ngọc liếc hắn, âm thầm ghi thù, đoạn cùng hắn ra khỏi cửa.
Tiết Thứ đi đằng trước, Ân Thừa Ngọc bước phía sau hắn, cúi đầu thật thấp. Y còn cố ý thay đổi dáng đi từ ung dung bình tĩnh thường ngày thành bước từng bước nhỏ sợ sệt.
Hai người thuận lợi ra khỏi thành Ích Đô. Xác định không có người nào phát hiện, Ân Thừa Ngọc không giả trang nữa. Y nhìn về phía tây, nói:
- Tới Lâm Cù trước đi.
Phủ Thanh Châu có ba châu và mười sáu huyện, trong đó Lâm Cù, Thọ Quang và Xương Nhạc nằm gần Ích Đô nhất. Lần này Ân Thừa Ngọc tính toán đi cả ba châu huyện này.
Tiết Thứ đã lệnh cho thân tín chuẩn bị ngựa bên ngoài thành từ sớm, hai người lên ngựa, giục ngựa chạy thẳng về hướng Lâm Cù.
Hơn nửa ngày sau, Ân Thừa Ngọc đã nghe ngóng xong ba châu huyện, tình hình thiên tai ở đây cũng gần giống như ở Ích Đô. Song khi Ân Thừa Ngọc và Tiết Thứ hỏi thăm từng nhà ở địa phương về việc quan phủ có phát lương thực cứu tế hay không thì tất cả dân chúng đều lắc đầu.
Điều này hoàn toàn khác với những gì mà đám Bàng Nghĩa đã nói.
Ân Thừa Ngọc để cho Tiết Thứ đi hỏi thăm tên chủ hộ, ghi chép lại số người trong gia đình chờ kiểm tra.
Quy trình phân phát lương thực cứu tế đã có văn bản rõ ràng, trước tiên lý chính đi từng nhà gặp nạn ghi lại số người trưởng thành trong nhà sau đó báo lên cho quan phủ. Sau khi quan phủ kiểm tra, dân chúng có thể nhận lương thực cứu tế. Nếu như không có tên trong danh sách sẽ không được nhận lương thực.
Có bao nhiêu lương thực trong kho lương, bao nhiêu nạn dân được nhận lương thực đều phải ghi vào danh sách.
Ân Thừa Ngọc đi qua ba châu huyện, ghi lại tên tuổi hơn trăm hộ gia đình gặp thiên tai để về kiểm tra có tên trong danh sách hay không là có thể đoán được.
Nhiều dân chúng cùng nói như thế không thể nào là nói dối được, trong lòng Ân Thừa Ngọc đã có quyết định song từ xưa đến nay, phải có chứng cứ rõ ràng y mới xử án được.
Lúc hai người từ Xương Nhạc về tới thành Ích Đô đã là giờ Tuất.
Cửa thành đã đóng lại, Tiết Thứ lấy lệnh bài ra, sau đó dẫn Ân Thừa Ngọc vào thành từ cửa hông.
Ngựa được bỏ lại ngoài thành, Ân Thừa Ngọc tiếp tục giả trang dáng đi của thái giám theo sau Tiết Thứ.
Trong thành chẳng còn người nào trên đường. Ngoại trừ quan binh đi tuần tra, chỉ còn lại đèn lồng đỏ của lầu xanh vẫn còn treo trên cao, tiếng nhạc ồn ào, tiếng cười nói ầm ĩ. Tiếng cười đùa của khách quý vang vọng, không hề ăn nhập với bóng đêm yên ắng xung quanh.
Ân Thừa Ngọc quay đầu nhìn, cảm thán:
- Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.
Tiết Thứ nhìn theo ánh mắt của y. Bỗng hắn ôm lấy Ân Thừa Ngọc, trốn vào bên trong cánh cửa bên cạnh.
Sau khi vào trong, thấy tú bà trang điểm đậm ra chào hỏi, hai người mới nhận ra mình đã vào đâu.
Ân Thừa Ngọc đen mặt, trừng mắt nhìn Tiết Thứ.
Tiết Thứ nhanh chóng làm một khẩu hình: Có người theo dõi.
Ân Thừa Ngọc đã hiểu, không nói thêm gì nữa, đi theo hắn lên lầu.
Tú bà cười tươi mời hai người bọn họ vào phòng, sai người bưng trà lên rồi quay mông đi gọi kỹ nữ.
Mấy ngày nay Ích Đô không được bình yên, việc làm ăn ở lầu xanh của mấy nàng càng ngày càng sa sút, kém hơn rất nhiều so với khi trước. Hôm nay hiếm lắm mới có được hai vị khách quý.
Nhân lúc tú bà ra ngoài, Ân Thừa Ngọc bước tới bên cạnh cửa sổ, mở hé nhìn ra bên ngoài, song chẳng thấy được gì:
- Ai?
Tiết Thứ lắc đầu, khẽ đáp:
- Tối quá, không nhìn rõ dáng người.
- Không phải người của nhị hoàng tử, là quân phản loạn.
Bây giờ chỉ có hai đám người này là có khả năng quan tâm đến hành động của y nhất.
- Người còn ở đó không?
Ân Thừa Ngọc hỏi, ban nãy y không phát hiện ra điều gì.
Tiết Thứ híp mắt nhìn một hồi, đoạn đóng cửa sổ lại, gật đầu:
- Vẫn còn.
Nghe thế, Ân Thừa Ngọc nhướn mày:
- Vậy cứ đuổi theo đi. Ngươi đi phóng tín hiệu, đừng để hắn trốn thoát.