Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 163: Mầm cỏ lau và cây bồ công anh.



Những ký ức tuổi thơ của Trương Yến Bình đã mờ nhạt từ lâu.

Dẫu sao thì anh ta sống ở thành phố đã lâu, thỉnh thoảng mới về quê chơi, cũng chỉ vào dịp nghỉ hè.

Lần này nhìn thấy Kiều Kiều đang thành thạo ngồi xổm cùng bà thím Bảy để nhổ rễ cỏ tranh, anhta không khỏi kinh ngạc:

“Thật sự ăn được à?”

“Được chứ.”

Kiều Kiều đáp một cách rất tự tin, rồi kéo ra một rễ cỏ trắng mập mạp, giơ lên trước mặt anh ta: “Anh ăn thử không? Ngọt lắm đấy.”

Câu nói ấy khiến Trương Yến Bình cũng hơi muốn thử, nhưng cái rễ cỏ đó chỉ vừa mới nhúng qua nước dưới mương...

Thế là anh ta cũng lóng ngóng ngồi xuống, bắt chước nhổ rễ cỏ: “Chúng ta cứ nhổ trước, về nhà rửa sạch rồi ăn.”

Nói rồi, anh ta nhắm ngay một đám cỏ xanh mướt, dùng xẻng nhỏ đào xuống, nhưng lại bị bà thím Bảy ngăn lại:

“Cái thằng ngốc này, chỗ đó có mầm cỏ lau, rễ không ăn được đâu!”

Nói rồi, bà nhẹ nhàng kéo từ những lá cỏ xanh non mảnh dẻ ra một mầm dài, xanh mướt, đầy đặn.

Kiều Kiều lập tức giơ tay nhận lấy. Khi tách lá cỏ ra, bên trong lộ ra một phần màu trắng mềm mại, như được phủ một lớp lông mịn.

Không chút do dự, cậu bé nhét ngay vào miệng, rồi cười toe toét với bà thím Bảy: “Mềm và ngọt lắm!”

Bà thím Bảy cũng bật cười, đôi má hóp lại trở nên đầy sức sống: “Ngon hả? Đầu tháng Tư ăn mầm cỏ lau là đúng mùa nhất đấy.”

“Còn rễ cỏ tranh thì ăn hơi sớm rồi. Mùa này chúng đã nảy mầm, không còn nhiều dinh dưỡng, cũng chẳng ngọt nữa. Phải đợi đến khi lúa chín, hương vị mới ngon hơn.”

“Nào, đừng đào rễ cỏ tranh nữa. Kiều Kiều, con ở đây rút thêm mầm cỏ lau đi. Chỗ này mọc tốt lắm.”

Trương Yến Bình lần đầu được mở mang tầm mắt.

Nhìn Kiều Kiều ăn một cách ngon lành, chắc hẳn hương vị không tệ!

Thế là anh ta cũng cẩn thận chọn một mầm cỏ lau cao to nhất, béo mập nhất, gần như để lộ cả phần lông trắng bên trong, rồi rút mạnh ra!

Sau đó bóc lá cỏ, nhìn thấy một mầm lông trắng xù xì, anh ta nhét thẳng vào miệng.

Nhưng càng nhai, sắc mặt càng kỳ quái, cuối cùng phun ra ngay: “Sao anh thấy như đang ăn lông vậy trời!”

Kiều Kiều đứng bên cạnh cười nghiêng ngả: “Anh ngốc quá! Anh chọn nhầm cái già rồi. Phải chọn loại non thế này này!”

Trong tay cậu đã cầm một nắm nhỏ toàn những mầm non.



Bà thím Bảy cũng không tiếc lời khen ngợi Kiều Kiều: “Đúng rồi, Kiều Kiều nhà mình thông minh ghê, chọn toàn mầm non thôi. Nếu tháng trước tìm được thì còn non và ngon hơn nữa.”

Trương Yến Bình: …

Đúng là thế giới chỉ mình anh ta bị tổn thương.

Nhưng đã nhét lông trắng vào miệng rồi, không ăn thử cái non để biết mùi vị thật sự thì không cam tâm. Anh ta lại ngồi xuống, tiếp tục bới mớ cỏ non.

Ở đầu kia, ông chú Bảy đang ngồi xổm trong đám ruộng hoang, cau có nhìn đám người chỉ lo ăn vặt, chẳng ai chịu tìm rau cho bữa trưa.

Nhìn lại giỏ của mình, ông đã nhổ được hơn chục cây lá bồ công anh non mơn mởn.

Thấy Trương Yến Bình đang hí hửng cầm vài mầm cỏ lau trong tay, ông lập tức lên tiếng nhắc nhở: “Nhanh tìm bồ công anh đi, đừng lấy cái nào đã nở hoa hay còn búp hoa nhé!”

Ông chú Bảy đi lanh quanh khắp nơi, chẳng bao giờ đi không công. Chỗ nào mọc nhiều cây gì, ông nhìn là biết ngay.

Ví dụ như mảnh ruộng hoang bên cạnh, đầy ắp rau tề thái, nhưng chỉ cần nhìn là biết già quá rồi, làm bánh cũng không còn ngon. Không phải mùa.

Còn bên này, bồ công anh mọc lác đác vài bông hoa vàng, nhưng phần lớn vẫn là lá non xanh mướt. Ông không ngần ngại chọn ngay.

Đợi Kiều Kiều đến gần, ông lại theo thói quen giảng giải:

“Cây này gọi là bồ công anh, còn gọi là hoàng hoa địa đinh, hoặc bà bà đinh. Chúng ta thường ăn lá non của nó.”

“Tác dụng của nó là thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm giảm ho, tiêu viêm, mát máu. Nếu con bị đau họng, sưng nướu, viêm dạ dày hay viêm đường tiết niệu, đều có thể ăn.”

Kiều Kiều chỉ lặp lại những gì mình nhớ được:

“Đau bụng, đau họng, đau răng, đau khi đi tiểu đều ăn được, thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm giảm ho.”

Ông chú Bảy nghe xong, gương mặt lộ vẻ bất đắc dĩ:

“Không phải đau bụng nào cũng ăn được đâu... Thôi, mấy cái đó con đừng nhớ, chỉ nhớ phần còn lại là được rồi.”

“Nào,” ông hô lên, “đám mầm cỏ lau kia chưa hái hết à? Mau đào bồ công anh đi.”

Phải nói rằng ông chú Bảy đúng là biết ăn uống.

Một nhóm người đào được mấy giỏ nhỏ rau bồ công anh non, về đến nhà, ông lôi ra một túi đậu xanh còn lông, rửa sạch rồi ngâm nước.

Cả nhà lại bắt đầu nhặt rau bồ công anh, tỉ mỉ loại bỏ cọng già và rễ, rửa sạch lá xanh mơn mởn, chất đầy một rổ lớn.

Nhìn đống rau xanh đầy rổ, ông chú Bảy vừa đắc ý vừa xuýt xoa, tay xoa cằm, thở dài nói:

“Nhìn cái lũ nhà các người mà xem, mới mấy người thôi mà mỗi bữa chỉ riêng rau xanh đã hết một rổ to thế này!”



May là ở quê, rau mọc đầy vườn. Nếu ở thành phố mà ăn thế này thì sớm muộn gì cũng phá sản.

Vừa nói, Tống Đàm và Tống Tam Thành từ trên núi đã trở về.

Mảnh đất đồi kia đã được cày xới từ lâu. Gieo đậu cũng chỉ cần san phẳng đất rồi rải hạt, công việc không nặng nề lắm.

Nhưng Tống Tam Thành rõ ràng không chịu ngồi yên. Vừa về đến nhà, ông đặt cuốc và cào xuống, lập tức cầm xẻng đi lên phía sau núi.

“Cha nghỉ một chút đi ạ!”

“Cha đâu có làm gì đâu, nghỉ ngơi làm gì!” Tống Tam Thành cười vui vẻ, đúng thật ông không làm gì. Trên núi, con gái ông cuốc đất như một nông dân thực thụ, còn ông chỉ đi sau rải hạt đậu, chẳng động tay chân nhiều.

“Chẳng phải chú Trương dạo này chuẩn bị ủ phân sao? Gà, vịt, lợn trên núi nhà mình đều nhiều, ông ấy đi lại bất tiện, để ba giúp chú xúc ra.”

Ở bên này, ông chú Bảy đã bắt đầu dạy Kiều Kiều nấu ăn.

Đầu tiên, ông bảo Kiều Kiều lấy đậu xanh ngâm sẵn ra rửa sạch, sau đó thêm muối ướp khoảng năm phút.

Chỉ riêng việc thêm muối vào đậu xanh đã khiến cả nhà tròn mắt ngạc nhiên.

Sau đó, ông bắc nồi nước sôi, cho rau bồ công anh vào luộc khoảng mười lăm phút, đến khi mềm nhũn. Ông dùng vợt vớt rau ra, chỉ để lại phần nước, rồi cho đậu xanh vào nấu.

Đậu xanh còn lông rất dễ chín, chẳng mấy chốc đã nhừ. Ông thêm muối, bột ngọt, hạt nêm và dầu mè để nêm nếm. Canh vừa có vị mặn mà hơi đắng, lại có độ bùi đặc trưng của đậu xanh.

Hương vị kỳ lạ nhưng khá ngon.

Canh nấu xong, ông múc ra thố, để ngay cạnh bếp giữ ấm.

Tiếp đó, ông chú Bảy lại bận rộn chỉ huy Kiều Kiều làm hết việc này đến việc khác.

Đầu tiên là rửa nồi, vo gạo nấu cơm. Sau đó, ông bảo cậu vớt rau bồ công anh non vừa rửa sạch ra, dùng khăn vải vắt khô nước.

Đập vài quả trứng, trộn cùng bột nếp, bột đậu, thêm gia vị, khuấy đều thành hỗn hợp sệt.

Ông làm nóng chảo, cho muối vào rang đến khi hơi ngả vàng, rồi thêm bột tiêu xay, trộn đều.

Một bát hỗn hợp sệt sệt, thơm lừng đã xong!

Sau đó, ông đun nóng dầu trong chảo. Khi dầu nóng, ông nhúng rau bồ công anh vào hỗn hợp rồi chiên vàng, để ráo dầu và chiên thêm lần nữa cho giòn.

Món bồ công anh chiên muối tiêu, giòn tan, thơm phức đã hoàn thành!

Khi món ăn bày lên, cả sân tràn ngập hương vị thơm cay độc đáo.

(Khúc nấu mấy món ăn tui c.h.é.m tý, nói thiệt, chả hình dung được độ “ngon” của mấy món này, chỉ thấy nguyên liệu và cách xào nấu là không “cảm” được rồi. Chắc do khác văn hóa và vùng miền - lời editor.)

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.