Cuộc Sống Hạnh Phúc Ở Nông Trường

Chương 10: Lều Tranh Không Vách



Mạc Lệ Quyên khẳng định: "Chúng cháu chắc chắn ạ."

Thật ra về vấn đề này, bọn cô đã bàn bạc với nhau từ trước. Số ruộng đất không thể đăng kí quá nhiều bởi vì bọn họ còn phải bận chăm sóc không gian, nhưng cũng không thể quá ít vì nhà đông dân cư, nếu có quá ít ruộng mà còn ăn no mặc ấm thì sẽ bị nghi ngờ.

Đúng vậy, kiếp này Mạc Lệ Quyên muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt cho cả nhà, đền bù tiếc nuối cho kiếp trước nên chuyện ăn no mặc ấm là điều không thể thiếu.

Thấy Mạc Lệ Quyên khăng khăng như thế, tuy có hơi sầu lo nhưng Trần Thái Học vẫn chưa ngăn cản.

Ông nghĩ thầm sau này sẽ thỉnh thoảng ghé qua thăm bọn họ, một nửa là để chỉ dạy, nửa còn lại xem như coi chừng, đề phòng bọn nhỏ quá nhỏ mà đạp hư đồng ruộng.

Trần Thái Học sửa sang lại hồ sơ, rồi dẫn cả nhà Mạc Lệ Quyên ra khỏi văn phòng.

Ông nhanh chóng dắt một chiếc xe bò gần đó đi ra, bảo mọi người lên xe rồi thẳng tiến đến mục đích.

Giữa tháng bảy, hoa màu ngoài ruộng đã trưởng thành rất nhiều và chuẩn bị trổ bông.

Trần Thái Học vừa đánh xe vừa ra hiệu cho mọi người nhìn về phía cánh đồng, giới thiệu: " Ở đây vì thời tiết khắc nghiệt nên mỗi năm chỉ trồng được duy nhất một mùa, đa số mọi người đều trồng lúa nước. Loại lúa nước này cũng khác hơn ở nơi khác, chu kì sinh trưởng đến tận sáu tháng nhưng cho hạt chắc và to hơn giống lúa thông thường."

Cả nhà Mạc Lệ Quyên nhìn ra theo, cả cánh đồng xanh mượt một màu xanh của lúa nước, thỉnh thoảng họ còn có thể thấy được một vài con cá đang bơi lội tung tăng trong ruộng lúa.

Xa xa, từng hộ dân đang chia nhau trừ cỏ và côn trùng trên thân cây lúa.

Lúc này đang vào giữa trưa, mọi người ai cũng đội nón, quấn khăn, mồ hôi nhễ nhại. Nhưng không khó nhìn ra sự hân hoan vui vẻ trên mặt bọn họ. Chứng tỏ rằng môi trường và điều kiện ở nơi đây rất tốt.

Cả gia đình họ Mạc đều thầm thở phào nhẹ nhõm trong lòng.

Nói thật, ngoài trừ Mạc Lệ San còn bé tí chưa hiểu chuyện thì những người còn lại đều cực kỳ thấp thỏm. Mặc dù bị Mạc Lệ Quyên thuyết phục nhưng chưa tận mắt nhìn thấy, vì vậy mà khó có thể an tâm.

Kể cả Mạc Lệ Quyên cũng không tránh hồi hộp trong lòng.

Bây giờ thì có thể yên tâm rồi. Cả đám không hẹn mà cùng thả lỏng cơ thể.

Chiếc xe bò chạy chậm qua con đường rộng chừng hai mét, lắc lư không ngừng.

Không hổ danh là nơi xa trung tâm nhất, bọn họ phải mất hai mươi phút mới đến được mục đích.

Trần Thái Học cố ý đánh xe chạy ra sát bìa rừng, nơi có một cái lều tranh nằm sẵn.

Gọi là lều vậy thôi chứ thứ này bốn phía trống không, chỉ có mỗi cái nóc là được lót một lớp rơm rạ, có lẽ là dùng che tạm mưa nắng.

Trong lều nằm gọn lỏn một chiếc giường đất rất lớn, tầm khoảng mười hai mười ba mét vuông.

Cạnh đó là một ít củi gỗ còn sót lại, có dấu vết nấu nướng.

Trần Thái Học giúp mọi người dỡ hành lí xuống rồi giới thiệu: "Các cháu đêm nay ở tạm chỗ này, ngày mai bác sẽ kêu người lại giúp xây nhà, tiền công các cháu sẽ phải trả cho họ."

Mạc Lệ Quyên cẩn thận, hỏi: "Tiền công được tính như thế nào ạ?"

Trần Thái Học đáp trong niềm tự hào: "Ở đây xây nhà mỗi người ba mao một ngày, không cần bao cơm, cháu yên tâm, nguyên vật liệu đều có sẵn, xây nhà bằng đất sét chỉ hai ba ngày là xong rồi."

Lý Cường thấy Mạc Lệ Quyên trầm tư liền hỏi: "Ở đây, nước sinh hoạt thì lấy ở đâu ạ?"

Trần Thái Học nghe hỏi liền xoay người sang trái theo góc một trăm tám mươi độ, ông chỉ tay qua đàng xa: "Con sông nằm ở đó, các cháu có thể mua thùng gỗ rồi gánh nước về."

Sẵn tiện, ông chỉ tay vào con mương khô nước gần đó: "Nhưng như vậy thì tương đối xa, này, các cháu thấy chỗ đó không? Đây là con mương dẫn nước vào ruộng, lúc trước vì đào cạn quá nên không dẫn nước vào được, các cháu hãy tranh thủ đào sâu hơn để dẫn nước vào, vừa có nước tưới ruộng lại có thể lấy nước dùng cho sinh hoạt."

Mạc Lệ Quyên vẫn không hài lòng lắm: "Bác ơi, chúng cháu có thể thuê người đào giếng nước không ạ?"

Trần Thái Học nghe vậy liền ngạc nhiên, phải biết phí đào giếng không thấp, ở đây đa số người đều luyến tiếc số tiền ấy, thà rằng gánh nước từ sông hoặc mương về.

Cô bé này quyết đoán nha.

Trong lòng thầm khen, nhưng ông vẫn nhắc nhở: "Đào giếng cũng được, hai mươi đồng tiền cho một cái giếng."

Hai mươi đồng đối với người nông dân bình thường là cả một năm thu hoạch, nhưng đối với bọn trẻ con thành phố như gia đình Mạc Lệ Quyên thì không phải là số tiền rất lớn.

Vậy nên tất cả đều tán đồng.

Tới tận lúc này, Trần Thái Học đã xem như hiểu được, trong cái nhà này thì người làm chủ chính là Mạc Lệ Quyên.

Ông có phần tò mò quét mắt sang Lý Cường và Mạc Đình Sơn, nhưng cũng không nói nhiều mà dặn dò chuyện khác: "Đào giếng tốt lắm, không cần phải mất thời gian gánh nước, mà còn có thể trồng một vườn rau nhỏ gần đấy, nước thải sẽ không lãng phí."
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.