Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà

Chương 1



ĐẦU XUÂN NĂM 1974, Tĩnh Thu đang học trung học phổthông thì được nhà trường chọn tham gia biên soạn tài liệu giáo khoa, về vùngTây Thôn Bình, ở trong một gia đình trung nông lớp dưới, đi sâu thăm hỏi và controng thôn, sau đấy viết lịch sử của Tây Thôn Bình để làm tài liệu giảng dạycung cấp cho học sinh của Trường trung học số Tám thành phố K sử dụng.

Mục đích của lãnh đạo nhà trường không chỉ có thế, nếutài liệu giáo khoa được viết tốt, có thể cả hệ thống giáo dục thành phố K sửdụng. Chưa biết chừng đấy là một phát đại bác nổ vang, cả tỉnh L, thậm chí bậctrung học cơ sở và trung học phổ thông cả nước cùng sử dụng. Đến lúc ấy, “sángtạo vĩ đại” sẽ có ý nghĩa lịch sử và được ghi vào lịch sử giáo dục Trung Quốc.

Ngày nay nhìn lại, chuyện thật không thể tưởng tượngnổi! “Sáng kiến” lúc bấy giờ cũng vì “giáo dục phải cải cách”! Sách giáo khoatrước Cách mạng văn hóa đều là của phong kiến, xét lại và tư sản, đúng như MaoChủ tịch, lãnh tụ vĩ đại đã sáng suốt chỉ ra: “Suốt một thời kỳ dài bị đám tàitử giai nhân, đế vương tướng lĩnh thống trị”. Cách mạng văn hóa bắt đầu, tuysách giáo khoa được viết lại nhưng vẫn không theo kịp sự biến đổi của tìnhhình. Hôm nay sách vừa mới viết “Lâm Bưu đại chiến Bình Hình quan”, ca ngợitinh thần dũng cảm thiện chiến của Phó Chủ tịch Lâm Bưu, chí ít hôm sau có tinLâm Bưu phản bội, bỏ trốn, máy bay bị rơi ở Mông Cổ, vậy là sách giáo khoa kialại phải thay đổi.

Học sinh biên soạn sách giáo khoa là một tiêu chí cáchmạng giáo dục. Từ quần chúng mà ra, lại về với quần chúng: người cao quý là kẻngu xuẩn nhất, kẻ đê tiện là người thông minh nhất. Tóm lại, quý ở chỗ sáng tạonên cái mới.

Cùng được chọn với Tĩnh Thu còn có hai cô và một cậu,đều là học sinh tương đối giỏi văn. Nhóm này được gọi là “tiểu tổ cải cách giáodục của trường trung học số Tám thành phố K”, dẫn đầu là Lí, một công nhântrong đội tuyên truyền công nhân, chừng ba mươi tuổi, hoạt bát, biết hát, biếtkéo nhị, nghe đâu vì sức khỏe kém, không làm được trong nhà máy nên được cử đếntrường làm đội viên tuyên truyền.

Thầy Trần, hiệu phó nhà trường làm tổ phó, thêm vàođấy là thầy La dạy ngữ văn, bảy người xuất phát về Tây Thôn Bình vào một ngàyrét muộn của mùa xuân.

Từ thành phố K về Tây Thôn Bình phải ngồi xe kháchđường dài đến huyện lị huyện K. Tuy chỉ ba chục dặm nhưng ô tô phải chạy mấtmột tiếng đồng hồ vì phải vòng qua vòng lại đón khách. Từ huyện lị huyện K vềTây Thôn Bình còn tám, chín dặm, đoạn đường này phải đi bộ.

Nhóm của Tĩnh Thu đến huyện K thì gặp ngay ông Trương,trưởng thôn Tây Thôn Bình lên đón. Ông là một nhân vật hiển hách, nổi tiếngkhắp huyện, vì Tây Thôn Bình của ông ta là thôn tiên tiến “nông nghiệp học ĐạiTrại”, lại có lịch sử chống Nhật huy hoàng, cho nên cái tên ông trưởng thôn nàynổi như cồn.

Nhưng trong con mắt Thu, đây là một người đàn ôngtrung niên không cao, rất gầy, tóc rụng khá nhiều, lưng hơi gù, dáng vẻ bình thường,không giống với những nhân vật anh hùng được miêu tả thời đó: người cao lớn,khuôn mặt đỏ au, mắt to, lông mày rậm. Tĩnh Thu bắt đầu lo lắng, một con ngườinhư vậy thì làm thế nào để khắc họa được hình ảnh anh hùng “cao lớn, toàndiện”? Xem ra, phải dựa vào đây để biên soạn thành sách giáo khoa.

Lại nói về nhóm bảy người. Hành lí của từng người đềubuộc gọn như ba lô của lính, dây buộc hành lí cũng theo đúng tiêu chuẩn “bangang đè hai dọc”, trên tay mỗi người đều cầm theo chậu rửa mặt và những đồdùng khác như bàn chải đánh răng, khăn mặt…

Ông trưởng thôn nói:

- Chúng ta băng qua núi chỉ năm dặm, nếu đi theo đườngbờ kênh phải gấp đôi. Xem ra mọi người không ai khỏe, lại có mấy chị, sợ rằng…

Bảy vị hảo hán đồng thanh trả lời:

- Không sợ, không sợ, chúng tôi về đây để rèn luyện,gian khổ thế nào cũng chịu được.

Ông Trương nói:

- Leo núi cũng là rèn luyện, đi theo bờ kênh phải lội,tôi sợ có mấy chị…

Mấy cô gái nghe nói mấy “chị” lập tức cảm thấy khôngtự nhiên, vì theo tiếng địa phương “chị” là những người đã có chồng. Nhưngngười thuộc thành phần trung nông lớp dưới nói như vậy, mấy “chị” không dámphản ứng, ngược lại trong lòng tự kiểm điểm mình không nhận thức sâu sắc đốivới lời lẽ nôm na của tầng lớp trung nông lớp dưới, phải nỗ lực cải tạo tưtưởng giai cấp tiểu tư sản của bản thân để hòa chung một khối với tầng lớptrung nông lớp dưới.

Ông Trương cõng đồ giúp mấy “chị”, mấy “chị” khăngkhăng từ chối: ai lại làm thế! Về nông thôn để rèn luyện, đâu có chuyện mới bắtđầu đã phải nhờ người giúp đỡ? Ông Trương cũng không ép, chỉ nói:

- Lúc nào đi không nổi, gọi tôi nhé.

Ra khỏi phố huyện là leo núi ngay. Núi không cao lắm,nhưng vì lưng cõng ba lô tay xách đồ, mồ hôi vã ra ướt cả lưng, vậy là đồ trongtay ông Trương mỗi lúc một nhiều, cuối cùng lưng ông cũng không còn chỗ trống.Ba “chị” có hai cái ba lô không còn thấy đau, trên tay chỉ cầm chậu rửa mặt vàmấy thứ nhỏ, vậy mà vẫn thở phì phà phì phò.

Tĩnh Thu là cô gái khỏe nhất, tuy mệt muốn chết nhưngvẫn kiên trì cõng đồ của mình. Đối với cô, chịu cực khổ, vất vả là tiêu chuẩnlàm người, vì bố mẹ của Thu trong Cách mạng văn hóa đều bị đấu tố: bố là “concái địa chủ”, mẹ là “con gái gia đình có lịch sử phản cách mạng”. Tĩnh Thu làmột người “có thể giáo dục”, được hưởng đãi ngộ “có thành phần, không vì thànhphần” vì Thu biểu hiện không sợ khổ, không sợ chết, không chịu lạc hậu.

Ông Trương thấy mọi người đang cố “kéo dài sức kiệt”thì luôn động viên: - Gần rồi, gần đến nơi rồi, đến chỗ cây sơn tra kia ta nghỉmột lúc.

Lúc này cây sơn tra giống như trái mơ trong câu chuyệnNhìntrái mơ cho đỡ khát nước cổ vũ mọi người kiên trìđi tới.

Nghe nói đến cây sơn tra, trong đầu Tĩnh Thu khônghình dung đấy là cái cây, mà là một bài hát có tên Câysơn tra từ rất lâu Thu đã nghe một cô giáo khoa tiếng Ngatrường đại học L về thực tập ở trường trung học số Tám hát.

Cô nữ sinh hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi được phânvề thực tập ở lớp Tĩnh Thu tên An Lê, người cao lớn khỏe mạnh, trắng trẻo, sốngmũi vừa thẳng vừa cao, nếu cặp mắt sâu hơn một chút sẽ giống như người nướcngoài. Tuy mắt An ê không trũng sâu, nhưng to, không phải là mắt hai mí khiếnmọi người phải chú ý, nhưng là ba bốn tầng, khiến các cô nữ sinh mắt hai mítrong lớp phải nể phục.

Nghe nói bố của An Lê là ông gì đó ở Bộ Tư Lệnh bộ độitên lửa, bị liên lụy vì sự kiện Mười ba tháng chín [1] cho nênAn Lê phải trải qua những ngày bất hạnh, nhưng về sau bố được giải oan, vậy làđưa cô từ nông thôn về lại thành phố, vào đại học sư phạm L. Nhưng tại sao AnLê vào khoa tiếng Nga thì chỉ có trời mới biết, bởi tiếng Nga lúc bấy giờ khôngcòn được trọng dụng.

Nghe nói, những ngày đầu giải phóng, học tiếng Nga trởthành cao trào, rất nhiều thầy dạy tiếng Anh chuyển sang dạy tiếng Nga. Về sauquan hệ Trung – Xô xấu đi, Liên Xô bị coi là “chủ nghĩa xét lại”, vì họ dám“xét lại” chủ nghĩa Mắc - Lê nin. Những thầy giáo hồi xưa dạy tiếng Nga chuyểnsang dạy tiếng Anh.

Tĩnh Thu học trường Trung học số Tám cách thành phốmột con sông, qua lại không tiện. Không rõ Hội đồng giáo dục thành phố suy nghĩthế nào, điều mấy thầy dạy tiếng Nga về, trường trung học số Tám trở thànhtrường duy nhất của thành phố K còn dạy tiếng Nga, chừng như năm nào khoa tiếngNga của đại học sư phạm L cũng có sinh viên về đây thực tập, vì ngoài trường sốTám ra, chỉ có mấy huyện nữa còn dạy tiếng Nga.

An Lê nhờ có quan hệ của bố, cho nên không phải vềtrường huyện. An Lê rất thích Thu, những lúc rỗi rãi đều tìm Thu chơi, dạy côhát bài hát tiếng Nga, Cây sơn tra là mộttrong những bài hát đó. Hồi ấy, dạy bài hát tiếng Nga chỉ có thể làm lén lút,vì những gì của Liên Xô đều bị cấm ở Trung Quốc, hơn nữa, trong Cách mạng vănhóa những gì dính chút tình yêu đều bị coi là đồi trụy, sản phẩm của giai cấptư sản, bị cấm triệt.

Theo quan điểm thời đó, bài hát Câysơn tra bị coi là “nhạc vàng”, “tác phong không đứng đắn”, catừ đại ý hai thanh niên yêu một cô gái, cô gái này cũng cảm thấy cả hai đềuđáng yêu, không biết chọn ai, vậy là đi hỏi cây sơn tra. Lời ca cuối cùng:

Sơntra đáng yêu, hoa nở trắng cành,

Sơntra thân yêu, mi sao buồn thế?

Dũngcảm nhất, đáng yêu nhất là ai?

Sơntra thân yêu, hãy bảo cho ta hay…>

Giọng hát của An Lê rất hay, đầy chất “Tây”, tự nhậnlà “hát theo phong cách Ý”, thích hợp với những ca khúc loại này. Cứ mỗi Chủnhật, An Lê lại đến nhà Tĩnh Thu, bảo Thu kéo đàn accordéon, đệmcho hai người cùng hát. An Lê thích nhất bài hát Câysơn tra vì bài hát rất hay, và vì cô cũng yêu hai người nhưngkhông biết chọn ai…

Nghe ông Trương nói đến cây sơn tra, Thu bất chợt giậtmình, nghĩ rằng ông cũng biết bài hát đó. Nhưng rồi cô hiểu ra ngay, có một câysơn tra thật, hơn nữa lúc này trở thành “mục tiêu phấn đấu” của họ.

Ba lô đè nặng trên lưng, vừa nặng vừa nóng, Tĩnh Thucảm thấy lưng mình ướt đẫm mồ hôi, quai xách túi lưới đựng đồ lặt vặt tưởngchừng như hằn sâu vào lòng bàn tay, tay trái chuyền sang tay phải, tay phải lạichuyền sang tay trái.

Vào lúc Thu cảm thấy không cố nổi, chợt nghe thấy ôngTrương nói:

- Đến cây sơn tra rồi, chúng ta ngồi nghỉ một lúc.

Tất cả cùng nghe thấy, giống như đám tử tù nhận đượclệnh đại xá, thở phào, ngồi vật xuống, không kịp trút bỏ ba lô.

Nghỉ một lúc mọi người mới carmt hấy tỉnh táo. Anh cánbộ Lí hỏi:

- Cây sơn tra đâu?

Ông Trương chỉ tay ra phía xa:

- Nó kia.

Tĩnh Thu nhìn theo tay ông Trương, trông thấy một cáicây cao chừng sáu, bảy mét, không có gì đặc biệt, có thể vì trời còn lạnh,không những cây không có hoa trắng, ngay cả lá cũng không xanh tốt. Thu có phầnthất vọng, hình ảnh cây sơn tra trong bài hát mà Thu hình dung rất đẹp, rấtgiàu chất thơ. Mỗi lần cô nghe thấy bài hát ấy, trước mắt như hiện lên bứctranh: có hai chàng trai tuấn tú đứng dưới gốc cây chờ người yêu. Cô gái kia từtrong sương mù chạy tới. Nhưng khi đến gần, cô bỗng đứng lại, trốn vào một chỗkhông để hai chàng trai trông thấy, buồn thương hỏi cây sơn tra nên yêu ngườinào?

Tĩnh Thu hiếu kỳ hỏi ông Trương:

- Bác ơi, cây kia có>

Câu hỏi như chạm đúng mạch của ông Trương, ông thao thaobất tuyệt:

- Cây này vốn nở hoa trắng, nhưng trong thời kỳ chiếntranh chống Nhật, rất nhiều chiến sỹ yêu nước của ta bị quân Nhật bắn tại đây,máu họ thấm xuống đất. Từ khi người anh hùng chống Nhật đầu tiên bị sát hại tạiđây, hoa màu trắng của cây này chuyển dần sang màu đỏ, càng ngày càng đỏ, cuốicùng nó nở toàn hoa đỏ.

Mấy người nghe mắt tròn xoe, mồm há hốc. Anh cán bộ Línhắc nhở học sinh:

- Không ghi lại à?

Mấy cô cậu như bừng tỉnh, việc thâm nhập thực tế đãbắt đầu, vậy là họ lấy giấy bút ra ghi chép.

Xem ra ông Trương là người từng trải, hình như ông đãquen với cách nói chuyện để bốn năm cây bút ghi chép lại, ông tiếp tục bài diễnthuyết. Đến khi ông kể xong câu chuyện cái cây anh hùng chứng kiến lịch sửkháng Nhật của nhân dân Tây Thôn Bình đã mất đứt nửa tiếng đồng hồ, mọi ngườilại lên đường.

Đi một quãng rất xa, Thu còn quay lại nhìn, cô loángthoáng trông thấy có một người đang đứng bên gốc cây, nhưng không phải là liệtsĩ bị quân Nhật tử hình như ông Trương miêu tả, mà là một thanh niên đẹp trai.Thu thầm kịch liệt phê phán cái tư tưởng tiểu tư sản của mình, quyết tâm họctập trung nông lớp dưới, viết thật tốt tài liệu giáo khoa.

Chắc chắn Thu sẽ viết câu chuyện về loài cây này vàotài liệu giáo khoa, nhưng sẽ lấy đầu đề gì? Có thể gọi là Câysơn tra nhuộm máu chăng? Viết như thế có vẻ đẫm máuquá, hay là Cây sơn tra nở hoa đỏ? Haylà Cây sơn tra đỏ?

Nghỉ một lúc, vai lại cõng ba lô tay xách túi lưới,cảm giác của Thu không nhẹ nhàng thanh thản mà càng mệt mỏi hơn. Có thể cõnghay không cõng ba lô trở thành sự so sánh rõ rệt, trước dễ chịu sau khổ, càngvề sau càng khổ, nhưng không ai dám kêu khổ, sợ khổ sợ vất vả là những thứ củagiai cấp tư sản, Thu sợ mọi người quy cho cô là giai cấp tư sản. Thành phần xuấtthân vốn đã không tốt, lại không dựa vào giai cấp vô sản, như vậy đúng là tựđoạn tuyệt với nhân dân. Đường lối của Đảng xưa nay là “xuất thân không tựmình, đường đi có thể tự chọn”, ấy là nói Thu phải hơn cả những người xuất thântừ những thành phần tốt khác, chú ý không được có những lời lẽ của giai cấp tưsản>

Nhưng khổ và mệt không thể không nói mà không tồn tại,lúc này Tĩnh Thu bực một nỗi thần kinh trên người mình sao không chết đi, nhưvậy sẽ không cảm thấy trĩu nặng trên lưng và đau đớn trên tay. Thu chỉ có thểđưa cái tuyệt chiêu suy nghĩ lung tung đã được rèn luyện nhiều năm để giúp mìnhquên đi cái khổ cực trên cơ thể. Những lúc say sưa suy nghĩ, Thu có cảm giácthân xác ở đây mà linh hồn đã lìa xa, trở thành nhân vật trong tưởng tượng, sốnghoàn toàn khác. Không hiểu sao Thu cứ nghĩ đến cây sơn tra thì cảnh tượng nhữngngười yêu nước bị giặc Nhật trói chặt và hình ảnh chàng trai Liên Xô tuấn túmặc áo trắng lại chập chờn xuất hiện trong đầu óc. Nhưng bản thân Thu, lúc làngười yêu nước bị giặc Nhật tử hình, lúc là cô gái Nga đau khổ không biết chọnyêu ai, khiến cô không biết mình đang đến gần với chủ nghĩa cộng sản hay chủnghĩa xét lại?

Cuối cùng thì cũng đi hết con đường núi, ông Trươngđứng lại, chỉ xuống chân núi, nói:

- Kia là Tây Thôn Bình.

Mấy người tranh nhau chạy đến bên vách núi để ngắmnhìn, chỉ thấy một dòng sông nhỏ xanh như dải lụa uốn lượn dưới chân núi, chảyvòng quanh thôn. Thôn Tây Thôn Bình tắm mình trong nắng đầu xuân đẹp hơn mấycái bản miền núi mà trước đây Thu đã từng về để rèn luyện, nơi này coi như sơnthanh thủy tú. Đứng trên núi ngắm nhìn Tây Thôn Bình, cả thôn nằm gọn trong tầmmắt. Ruộng vườn từng đám, xanh có, nâu có, trải khắp nơi, những mái nhà rải rácđó đây, có một chỗ nhiều nhà lại có một khoảng sân rộng, ông Trương giới thiệuđấy là trụ sở của đại đội sản xuất. Các cuộc hội họp, các buổi tối liên hoanđều diễn ra ở đấy.

Ông Trương giải thích, theo biên chế của huyện, mỗithôn là một đại đội tự sản xuất, trưởng thôn thực tế là bí thư chi bộ Đảng,nhưng bà con trong thôn vẫn quen gọi ông là trưởng thôn.

Mọi người cùng xuống núi, trước tiên về nhà ôngTrương, nhà ông ở bên bờ sông, đứng trên núi có thể trông thấy. Chỉ có vợ ôngđang ở nhà, bà bảo mọi người gọi bà là mẹ. Gia đình người ra đồng, người đihọc.

Sau khi nghỉ ngơi, ăn cơm, ông Trương sắp xếp chỗ ởcho từng người. Anh Lí, thầy Trần và cậu học sinh Lí Kiện Khang ở trong một giađình, thầy La chỉ ở ít ngày để chỉ đạo viết lách, sau đấy phải về trường, chonên ở tạm đâu đó cũng được.

Tiếc là, ba cô học sinh không được ở một chỗ. Tuy cógia đìnhý dành hẳn cho các cô một gian nhà, nhưng chỉ ở được hai người, ôngTrương đành nói:

- Một cô ở nhà tôi, nhưng nhà tôi không thừa gian nào,chỉ có thể nằm chung với con gái thứ hai của tôi.

___________________________________________

[1]NgàyLâm Bưu, Nguyên soái, Phó Chủ tịch Đáng CSTQ cùng vợ và con trai bỏ trốn khỏiTrung Quốc, máy bay rơi ở Mông Cổ. ND
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.