Cho Má Em Thêm Hồng

Chương 24: 24




 
Ánh trăng cao vời vơi, chiếu sáng cả màn đêm tĩnh mịch.
 
Xe máy chạy ngang qua làm bãi cỏ rung rinh thành sóng, đưa linh hồn tự do chạy tới phương xa.
 
Tối hôm đó họ đã hàn huyên rất nhiều, ví dụ như cuộc sống mà Ôn Từ tò mò nhất: "Hình như anh rất quen với cuộc sống dã ngoại, cũng không quá xét nét." "Đây mà cũng gọi là dã ngoại?" Thịnh Kinh Lan chỉ thấy đây là món điểm tâm, "Trước đây anh đi khảo cổ còn đến những nơi hẻo lánh hơn như này nhiều, điều kiện cung cấp rất có hạn, tự nhiên cũng thành quen."
 
"Bọn anh hay đi khảo cổ tận nơi lắm à?"
 
"Có một thời gian đi khá thường xuyên!
 
Hồi nhỏ từng đi cùng ông ngoại, sau đó đi học anh cũng từng đi thực tập.
 
"Hoàn cảnh tồi tệ lắm sao?" "Còn phải xem, một số di chỉ khảo cổ có đội đào thường trú, ngày nào cũng phải dậy sớm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gió thổi nắng chiếu cũng rất bình thường."
 
Anh nói chuyện với giọng điệu bình thường thế này rất khác với tác phong mọi khi.
 
"Sao mà chắc chắn được trong đó có gì, thăm dò bằng máy móc à?"
 
"Đúng là có dùng một số dụng cụ để thăm dò, nhưng sau khi chia đôi ra dò tìm thì còn phải dùng đến xẻng." Thịnh Kinh Lan trả lời từng câu hỏi của cô như đang giảng bài, lại như một quyển bách khoa toàn thư.
 
"Xẻng?" Ôn Từ nhớ đến mấy cái xẻng bé bé trong trí nhớ, hoặc là mấy cái cuốc nhà nông dùng khi thu hoạch, chi lớn có bằng đó thì đào đến bao giờ? Mà cũng không phải chỗ nào đào xuống cũng có thu hoạch.
 
"Lấy đất theo phương thẳng đứng, phân biệt các lớp đất theo chất lượng, màu sắc và cấu trúc…" Đây là những tri thức dính dáng đến địa chất học.

Những câu chuyện tự mình trải nghiệm có nội dung phong phú hơn những con chữ trong sách giáo khoa nhiều, lúc lắng nghe, Ôn Từ trộm nhìn sang anh.
 
Thịnh Kinh Lan hệt như một người thầy đang giảng bài, trông sinh động và thú vị đến lạ, đến ánh trăng lạnh lùng cũng phải thiên vị anh phần nào.
 
Thế nên khi Ôn Từ quay lại thành Nam, cô vẫn luôn nghĩ đến buổi tối thú vị và đặc biệt đó.
 
Sau khi quay về thành Nam, Ôn Từ lén nói những chuyện mình nhìn thấy và nghe thấy ở thành phố Dung cho bà ngoại, giấu giếm những chuyện về Thịnh Kinh Lan nhưng lại kể chuyện mình lại chơi xe máy một lần nữa.
 
Tống Lan Chi nghe vậy thì vỗ lên tay cô: "Lần này cháu ra ngoài chơi vui nhỉ."
 
"Vâng ạ." Lâu rồi chưa từng vui về đến vậy, đặc biệt là gió đêm và ánh trăng hôm đó, khiến lòng người khó quên.
 
"Người trẻ tuổi, nên ra ngoài nhiều một chút." Tống Lan Chi nhớ tới chuyện mình thành danh từ sớm, bị tên tuổi trói buộc, quay đầu nhìn lại thì năm tháng của bà đều quanh quẩn bên những đồ vật liên quan đến nghề thêu.
 
Tuy bà chưa từng hối hận nhưng cũng không khỏi có chút tiếc nuối, cháu gái bà còn trẻ, đúng là cái tuổi được hưởng thụ.
 
Ôn Từ hàn huyên với bà ngoại hồi lâu, lại mang quà kỷ niệm mua ở thành phố Dung về tăng đến tận tay cho mọi người, chỉ có phần của mẹ là cô bỏ vào luôn.
 
Quay về căn phòng quen thuộc, Ôn Từ mở ngăn kéo ra, tìm cái hộp đựng vòng mỹ nhân ra rồi lại lần nữa đeo chiếc vòng tay xanh biếc kia vào cổ tay.
 
Những ngày còn lại của tháng Sáu, cô và Thịnh Kinh Lan bận chuyện riêng ở những thành phố riêng biệt.
 
Trung tuần tháng Bảy, buổi triển lãm đồ sử được viện bảo tàng của thành phố Dung và sở Liên hiệp Khảo cổ đồng tổ chức đã tiến hành thuận lợi, công việc sửa chữa của Thịnh Kinh Lan cũng hoàn thành viên mãn.

Thịnh Kinh Lan bay thẳng từ thành phố Dung về thành phố Cảnh, Dụ Dương tự mình đi đón ở sân bay.
 
Không vì gì cả, chỉ sợ lơ là một tí là vị thiếu gia làm việc không theo lẽ thường này lại chạy qua chỗ khác.

 
"Viện bảo tàng bên thành phố Ninh mới gửi một bức tranh cổ tới, hôm trước vừa đến phòng làm việc." Dụ Dương lái xe lại đây, lúc đón Thịnh Kinh Lan ở sân bay, anh ta đã bắt đầu "sắp xếp" công việc tiếp theo cho anh.
 
Thịnh Kinh Lan giơ tay đè trán lại, chỉ thấy thái dương nảy lên thình thịch, nói chuyện cũng không khách sáo: "Chế tôi nhàn quả đúng không?"
 
"Cũng chẳng biết ai trì hoãn ở thành Nam mất ba tháng." Dụ Dương đã quen với cái mồm mép không tha cho ái của Thịnh Kinh Lan, "Lần này qua thành phố Dung không quen mấy em à?"
 
Thịnh Kinh Lan lườm anh ta một cái.
 
Không thấy anh phản bác, Dụ Dương kinh ngạc bật cười thành tiếng: "Cậu từ nước ngoài về ăn chay thành hòa thượng thật đấy à?"
 
Mấy năm trước, Thịnh Kinh Lan cãi nhau một trận với người trong nhà, người nhà còn chờ anh nhận sai, ai ngờ tên này bay luôn ra nước ngoài, ở đó một mạch hai ba năm.
 
Một năm trở lại đây bà cụ trong nhà cứ nhắc mãi, vừa hay việc học của Thịnh Kinh Lan cũng kết thức nên anh mới về nước mở phòng làm việc.
 
Anh không tuyên truyền nhiều bên ngoài, người trong nhà cũng không rõ lắm, bình thường có Dụ Dương hỗ trợ xử lý, cũng được chia không ít tiền hoa hồng.
 
Thịnh Kinh Lan không tốn tâm trí cho việc vận hành hay quản lý, anh chỉ thích sưu tầm một vài món đồ cổ quý giá, nhưng anh cũng không "yêu thật" mà chỉ để tâm đến giá trị của mấy món đồ đó.

Ví dụ như năm trước, có một bức tranh cổ không được đánh giá cao trong buổi đấu giá rơi vào tay Thịnh Kinh Lan, qua tay anh đã được trả lại thân phận thực sự, khiến các nhà sưu tầm truy tìm.
 
Thậm chí, anh còn có thể ảnh hưởng đến giá trị của một vật phẩm.
 
Du Dương lấy được hành lý ký gửi rồi tự giác kéo lên xe giúp anh, lúc chuẩn bị khởi hành mới hỏi: "Cậu định đi đầu?"
 
Thịnh Kinh Lan không cần nghĩ ngợi đáp: "Về nhà tổ đi."
 
Dụ Dương giơ tay nói: "Ok."
 
Nhà họ Thịnh vừa giàu có vừa có thế lực, trường tồn lâu đời, từ thời ông nội Thịnh Kinh Lan đến Thịnh Phỉ Phỉ đã là đời thứ tư.

Ông cụ Thịnh từng có hai đời vợ, hồi còn trẻ đã có con trai cả Thịnh Thế với người vợ đầu, sau này chính là ông nội của Thịnh Phỉ Phỉ.
 
Sau đó vợ cả qua đời, năm bốn mươi tuổi, ông cụ Thịnh cưới người vợ hai năm ấy hai mươi bảy tuổi, cũng chính là bà nội Thịnh Kinh Lan.
 
Bấy giờ ông cụ Thịnh đã qua đời hơn mười năm, bà cụ Thịnh cũng đã gần tám mươi.
 
Thịnh Kinh Lan về nhà không báo ai cả, chỉ có bảo về giữ cửa mở cửa đón chào anh.

Con đường lát đá xanh được nạm đá cuội ở giữa, đi qua cổng vòm là nghe được tiếng nước chảy trong veo.

Đá xếp chồng lên nhau để chặn nước, rất nổi bật trong sân vườn, được xây dựng như một tiểu cảnh trong nhà, có thể thấy chủ nhà vừa có tiền vừa có thẩm mỹ.
 
Bước lên bậc tam cấp xây bằng đá, Thịnh Kinh Lan đi vào viên tự nơi bà cụ Thịnh sinh sống, chung quanh im ắng, nửa cánh cửa mở ra.
 
Lúc Thịnh Kinh Lan bước vào, bà cụ nhàn nhã thoải mái đang nửa ngồi trên ghế dựa, ngón tay đặt trên ghế cũng gõ nhịp theo tiếng nhạc phát ra từ máy phát nhạc cổ điển.
 
Thịnh Kinh Lan đứng bên cạnh một lát, thấy bà cụ không có vẻ gì là phát hiện ra anh, cuối cùng không nhịn được lên tiếng: "Bà nội."
 
Bà cụ Thịnh đang đắm chìm trong tiếng nhạc dần mở mắt ra, thị lực suy giảm khiến bà nhìn không rõ lắm, đôi tay phủ đầy nếp nhăn cũng chậm rì rì nhấc lên, đeo cặp kính để bên cạnh lên mắt.
 
"Kinh Lan." Bà cụ Thịnh nhẹ nhàng gọi tên cháu trai, dường như không dám tin, "Cháu về rồi đấy à?"
 

"Cháu về thăm bà." Thịnh Kinh Lan cúi người định rót một ly trả cho bà cụ.
 
Cũng không biết bà cụ lấy đầu ra một cây gậy chống, gõ lên chân anh hai cái.
 
Thịnh Kinh Lan lập tức tránh ra, nhe răng nói: "Bà, mới hai tháng không gặp, đâu cần phải ghét cháu đến thế?"
 
"Cháu còn biết đường về à?" Nhiều năm qua bà cụ cũng rất biết giữ gìn, lúc dạy dỗ người khác nghe không hề già nua chút nào, "Hồi năm mới bả mắng cháu một cấu phá của, cháu chạy ngay ra ngoài trốn cho yên ổn, cháu nói xem, năm nay về nhà được mấy bận?"
 
"Cháu phải tự giác một tí, để bà đỡ nhìn cháu nhiều lại phiền lòng."
 
Bà cụ chậc một tiếng, cố ý nhắc đến những chuyện hoang đường của anh: "Nếu cháu muốn bà hài lòng thật thì tranh thử cái mạng giả này vẫn còn mà kết hôn nhanh lên." Biết bà đang tính toán gì trong lòng, Thịnh Kinh Lan cũng không hùa theo mà chỉ nhéo nhéo ngón tay, thờ ơ nói: "Có thời gian nghĩ chuyện này, chẳng bảng đi quan tâm cháu cả của bà đi."
 
"Quan tâm cháu cả đầu có nghĩa là lơ là cháu út." Bà cụ buông cây gậy xuống rồi nói.
 
Hồi đi học nghe anh vô cùng đào hoa, người nhà tức gần chết, sau khi tốt nghiệp mong anh nhanh chóng hồi tâm chuyên ý, thế mà bao nhiêu năm rồi không mang về được một ai.

Bà cụ Thịnh vẫn nhớ bộ dạng lưu manh của thằng cháu mình hồi trước, trên mặt vẫn nở nụ cười, trong mắt cũng là về trêu đùa: "Đưa mấy đứa nó về chắc đủ cả một đội bóng nhỉ?"
 
Rất tồi tệ, đến bố mẹ cũng không quản được.
 
Bà nhìn cháu trai như vậy lại lập tức đau lòng, nếu không tại lỗi lầm của bố mẹ, có lẽ Thịnh Kinh Lan sẽ không thay đổi thành bộ dạng như hôm nay.
 
Bà cụ thầm thở dài trong lòng, lại nói: "Cháu mới về, tốt nhất nên đi thăm mẹ một lát.

Chốc nữa bà gọi điện bảo anh cả cháu về nữa, tối đến cùng nhau ăn một bữa cơm."
 
"À." Anh với Thịnh Cảnh Ngôn Từ nhỏ đến lớn đều không vừa mắt nhau, cũng chỉ có bà cụ trong nhà một lòng một dạ khuyên hai anh em hòa thuận.
 
Cháu út khó lắm mới về được một chuyến, bà cụ không chịu buông tha, một hai đòi anh phải ở lại nhà mấy ngày.

Thịnh Kinh Lan cũng không thấy có vấn đề gì, bà cụ cũng gần tám mươi rồi, làm cháu ngoan một lần cũng được, nên anh không đi nữa.

Bước ra khỏi sân của bà cu, Thịnh Kinh Lan lấy điện thoại ra, nhìn tin nhắn mới trong đó.
 
Ôn Khanh Khanh: [Tác phẩm của em đã hoàn thành hai phần ba rồi.]
 
S: [Anh xem nào?]
 
Ôn Khanh Khanh: [Đợi thêu xong thì cho anh xem.]
 
S: [Được.]
 
Thịnh Kinh Lan tạm thời được nghỉ ngơi, bên Ôn Từ lại bận đến sứt đầu mẻ trán.

Dưới sự phản đối kịch liệt của Ôn Từ, kế hoạch thêu máy của Linh Lung Các tạm thời bị hoãn lại, bên cổ đông lại ngo ngoe rục rịch.
 
Buổi chiều hôm đó, ban quản lý của Linh Lung Các mở một cuộc họp: "Trước mắt, thêu máy đã dần dần xâm chiếm thị trường, những sản phẩm thêu mà người tiêu dùng sử dụng thường ngày đều có thể hoàn thành bằng thêu máy.

Như vậy không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm phí nhân công, tại sao lại không làm?"
 

"Từ lúc được thành lập, Linh Lung Các đã kiên trì với biển hiệu thêu thủ công, nếu cải tiến thành thêu máy, không bao lâu sau, nơi này sẽ biến thành một xưởng thêu máy." Ôn Từ dường như có thể tưởng tượng, một khi cải tiến thành thêu máy, càng ngày sẽ càng có nhiều đơn đặt hàng thêu công nghiệp, những thứ này sẽ dần dần bao trùm nơi đây.
 
Nếu đã thu được lợi từ điều đó thì sẽ như thị trường đại chúng vậy, có mấy ai muốn quay lại nữa.
 
"Cô muốn kiên trì với mong muốn ban đầu cũng không sai, nhưng chúng ta là người làm ăn, người làm ăn thì phải suy xét đến lợi ích đầu tiên.

Thêu thủ công chỉ hợp để thưởng thức và sưu tầm, cô phải nhận thấy rõ tình thế chứ?
 
Từ khi từ nước ngoài về, Đường Lâm Lãng vẫn chủ trương phát triển thêu máy.
 
Không phải ai cũng kiên trì được với ước nguyện ban đầu, hai chữ "lợi ích" chính là trở ngại lớn nhất để Ôn Từ thuyết phục mấy người họ.
 
Đối với người theo đuổi nghệ thuật, một tác phẩm đẹp là thứ họ theo đuổi suốt đời, nhưng đối với những người chỉ muốn trục lợi thì tiền tài mới là phép tắc tối cao.
 
"Tạch…
 
Ôn Như Ngọc ngồi chính giữa bấm bút xuống bản, tuyên bố kết thức đề tài: "Được rồi, buổi hỌp hôm nay chỉ đến đây thôi." Ôn Như Ngọc năm giữ nhiều cổ phần của Linh Lung Các nhất, quyết định của bà ấy cũng là quan trọng nhất, nhưng tạm thời trước mắt, bà ấy vẫn chưa thể hiện thái độ gì trước mặt mọi người.

Người tranh luận vấn đề này kịch liệt nhất là Ôn Từ và Đường Lâm Lãng, một người là con gái ruột của bà, một người là cô con gái nuôi bà dốc lòng bồi dưỡng.

Nhất thời, mọi người cũng không đoán ra tâm tư của bà.

Bước ra khỏi phòng hỌp, Ôn Từ chạy chậm hai bước đuổi theo, gọi một tiếng: "Mẹ."
 
Ôn Như Ngọc không hề dừng bước, Ôn Từ đi theo bà vào văn phòng.
 
Ôn Từ đóng cửa lại, nói chuyện với bà ấy nghiêm tức đến lạ: "Mẹ, con vẫn mong me suy xét thận trong một chút, Linh Lung Các không thể giống những cửa hàng khác được."
 
"Ôn Từ, con vẫn luôn ngây thơ như vậy." Ôn Như Ngọc đứng trước bàn làm việc, mở báo cáo ra, thuận miệng hỏi: "Con có biết trong nửa năm vừa rồi có bao nhiêu thợ thêu từ chức không?"
 
"Ba người." Ôn Từ nhớ rõ con số nhỏ này, "Nhưng con tim được thợ thêu mới nhanh mà, người tới phỏng vấn cũng không ít, họ cũng có thể nhanh chóng vào việc chính thức, chuyện này thì có vấn đề gì ạ?" "Mấy người mới tuyến đó kỹ thuật không bằng người cũ, thành ra chất lượng tốt xấu lẫn lộn, mà những người thợ có tên có tuổi thì sao?" Ôn Như Ngọc tự hỏi tự đáp: "Được người khác mời về tiệm như làm linh vật vậy, hoặc có lối đi khác."
 
"Người học thêu tay ngày càng ít, muốn đạt được thành tựu trong nghề này rất khó, phần lớn những người có tay nghề thêu không tệ cũng chỉ có thể vào một tiệm nào đó, cầm tiền lương cứng bằng những đường kim mũi chỉ kia." Ôn Như Ngọc buông bản báo cáo xuống, ngẩng đầu nhìn con gái, hỏi: "Ví dụ như, con thích sáng tạo, vậy những thợ thêu trong Linh Lung Các Có thích không?"
 
Ôn Từ do dự một chút rồi đáp: "Sáng tạo là lựa chọn của mỗi người.
 
Ôn Như Ngọc bật cười một tiếng: "Nhưng có những người trời sinh đã không sống vì nghệ thuật cao thượng, họ kiếm được chút tay nghề chỉ để mưu sinh kiếm sống thôi."
 
Khi họ chỉ muốn kiếm chén cơm, có lẽ sẽ thấy công việc này không tệ.

Nhưng khi họ có đủ kinh nghiệm phong phủ mà lại ngày ngày làm đi làm lại một công việc, họ sẽ thấy buồn tẻ, muốn trốn thoát.
 
"Người cũ rời đi sẽ có người mới truyền thừa, ai mà chẳng bắt đầu từ người mới, đến khi họ thuần thục rồi, dù có thấy buồn chán thì cũng sẽ xuất hiện người mới kế thừa." Từ nhỏ Ôn Từ đã tiếp xúc với nghề thêu, là được bà ngoại ảnh hướng.

Sau này mỗi khi cầm lấy kim chỉ cô đều rất vui về, cũng rất hưởng thụ cảm giác chờ đợi tác phẩm của mình ra đời.
 
"Nhưng mà Ôn Từ, con có nghĩ đến chuyện, khi đồ dùng sinh hoạt của họ bị thêu máy chiếm lĩnh hết, nào có ai muốn thử thêu thủ công này nữa?"
 
Thêu thủ công quá đắt đó, người thường không mua nổi, hoặc là không muốn bỏ giá cao để mua một món đồ thoạt nhìn không khác gì lắm.

Chưa chắc họ đã là người không biết thưởng thức cái đẹp, chỉ là với họ, đồ vật chỉ cần đủ dùng là được, không cần phải yêu cầu hoàn mỹ và tinh tế.

Ôn Từ khô cá miệng, câu phản bác lại như cần dũng khí cực lớn: "Nhưng ít nhất bây giờ vẫn có người cần cơ mà? Có người cần nó, tức là nó vẫn còn ý nghĩa tồn tại."
 
"Được rồi, không cần nói nữa." Ôn Như Ngọc duỗi tay chặn lời cô lại, "Mẹ đã cho con thời gian tiếp thu, con là người lớn rồi, đừng hành động theo cảm tính nữa."
 
"Tại sao ý nghĩ của con lại là hành động theo cảm tính? Mọi người làm vậy sẽ hủy hoại Linh Lung Các, chắc chắn con sẽ không đồng ý!"
 
"Ôn Từ!" Sự phản kháng kịch liệt của cô lại lần nữa khiêu khích uy tín của Ôn Như Ngọc.

Bà đưa tay bóp trán, hình ảnh khác khẩu mấy tháng trước lại hiện lên trong đầu, bà cố gắng khống chế cảm xúc của mình, không trực tiếp nổi giận với con gái.

 
"Từ nhỏ con đã sống suôn sẻ, kiên trì với chủ nghĩa lý tưởng, mẹ không trách con." Ôn Như Ngọc lảng sang chuyện khác: "Nhưng A Từ, đừng quên ai mới là chủ nhân thật sự của Linh Lung Các."
 
Rầm...
 
Lời mẹ nói truyền vào tai cô, làm trong đầu cô như có thứ gì vỡ toạc ra.

Ôn Từ cắn môi, sắc mặt trắng bệch.
 
Mẹ cô đang cao cao tại thượng nhắc cô nhớ rõ thân phận của mình, dường như những chuyện cô hao hết tâm huyết làm cho Linh Lung Các đều là dư thừa.

"Cốc cốc.." Đường Lâm Lãng đứng ngoài cửa gõ hai tiếng rồi bước vào, cô ta cầm đồ đứng bên cạnh Ôn Như Ngọc, Ôn Từ nhìn khi chất hai người tương tự nhau, giống như hai người mới là hai mẹ con vậy.
 
"Thì ra là thế…" Ôn Từ nở một nụ cười khổ, bóp lòng bàn tay mình, cố gắng không để lộ bộ dạng chật vật, "Vậy chúc mẹ và Đường Lâm Lãng muốn gì được nấy, ăn nên làm ra."
 
Ôn Từ không biết mình ra khỏi Linh Lung Các thế nào, đến tận khi hạt mưa rơi lộp bộp lên người, cô mới mờ mịt ngẩng đầu nhìn lên bầu trời rộng lớn, không biết nơi nào mới thuộc về mình.

Bỗng nhiên, đỉnh đầu không còn giọt mưa nào.
 
Ôn Từ chớp chớp mắt, thấy một chiếc ô màu xanh biển bỗng xuất hiện trong tầm nhìn, to lớn, rắn chắc, chặn lại hết mưa gió giúp cô, tựa như Thịnh Kinh Lan xuất hiện mỗi khi cô buồn bã vậy.
 
Ôn Từ ôm một hi vọng không thể xảy ra, cô quay đầu lại, nhìn thấy một khuôn mặt xa lạ có chút quen thuộc.
 
Ôn Từ chắc chắn mình chưa từng thấy anh ta, nhưng khuôn mặt người đàn ông này...!có vài phần giống Thịnh Kinh Lan.
 
"Sao thế không biết, cháu vừa về là anh cả nhà cháu lại đi rồi." Bà cụ Thịnh liên lạc với cháu trai cả, muốn gọi anh ta về ăn bữa cơm, người này lại nói mình vừa rời khỏi thành phố Cảnh hôm nay, thật sự không về được.
 
Bà cụ cứ lải nhải cả một buổi trưa, Thịnh Kinh Lan nghe đến tai bọc kén, tự giễu: "Chắc anh ta thấy cháu thì khó chịu đó." "Nói linh tinh cái gì thế!" Bà cụ làm bộ giơ gậy chống lên, nhưng cuối cùng lại không nỡ đánh: "Anh cả cháu bận chuyện công việc thôi, mấy tháng trước ra nước ngoài mở rộng nghiệp vụ, về đến nhà cũng bận rộn miết." "À." Tốt nhất là Thịnh Cảnh Ngôn không đến được, nếu không hai người họ ai cũng khó chịu.
 
Cháu trai cả cũng không về, bà cụ chế trong nhà không đủ náo nhiệt nên dứt khoát gọi thêm cả Thịnh Phỉ Phỉ về nhà tổ.
 
Tuy Thịnh Phỉ Phỉ không có quan hệ huyết thống với bà, nhưng đứa chắt này lớn lên bên bà từ nhỏ, miệng còn ngọt, bà cụ rất thích.
 
Bà cụ nói vào điện thoại: "Khó lắm chứ út của cháu mới về được một chuyến, cháu cũng tới ăn một bữa đi."
 
"Được luôn ạ." Chỉ cần rảnh rỗi, gọi lúc nào Thịnh Phỉ Phỉ cũng đến ngay, đồng ý xong cô ấy mới nhớ ra, "Cháu đã hẹn anh Dụ Dương với Chu Hạ Lâm đi ăn tối với nhau, hay là cháu gọi hai người họ tới luôn?"
 
"Tới cả đi, đông người thì càng náo nhiệt thôi mà." Được nhìn thấy một đám tiếu bối, dù không phải con cháu nhà mình thì bà cụ cũng rất hoan nghênh.
 
Buổi chiều, ba người cũng tới nhà họ Thịnh.
 
Bốn người chơi thân với nhau, ở một chỗ cũng rất thoải mái, bà cụ thấy vậy, đôi mắt cũng ánh lên nét vui vẻ.

Bà thích hình ảnh người trẻ tuổi vui vẻ náo nhiệt với nhau, chỉ là không hiểu sao cậu cháu cả tính cách ôn hòa lại không hợp với cậu cháu út tính tình ngang ngược này.
 
Trong lúc nói chuyện, điện thoại Thịnh Kinh Lan lại đổ chuông.

"Cháu đi nghe điện thoại." Anh đứng dậy rời đi luôn.
 
Thịnh Phỉ Phỉ nhìn bóng lưng anh rồi bĩu môi, quay lại lặng lẽ nói với Du Dương và Chu Hạ Lâm: "Tôi nhớ tiếng chuông này, hình như cải riêng cho chị Ôn Từ." Chu Hạ Lâm vỗ tay bẹp bẹp, Dụ Dương lại tò mò hỏi: "Ôn Từ mà cô nói chính là người Kinh Lan theo đuổi ở thành Nam ấy à?" Thịnh Phỉ Phỉ liếc mắt: "Đúng vậy."
 
Phải nói trong mấy tháng Thịnh Kinh Lan ở thành Nam, người vất vả nhất chính là Dụ Dương, anh ta thật sự rất tò mò: "Rốt cuộc là mỹ nhân như nào, có ảnh chụp không?"
 
"Cho anh nhìn lén một cái đấy nhé." Thịnh Phỉ Phỉ lật album rất lâu, cuối cùng tìm được một tấm ảnh của Ôn Từ.

Ảnh chụp một cô gái mặc sườn xám màu xanh tím nhạt, phong tư yếu điệu, dáng dấp cũng tuyệt vời, chỉ nhìn ảnh chụp đã thấy khi chất rất tinh tế.
 
Du Dương còn tò mò về gương mặt ấy hơn, anh ta phóng to màn hình lên nhìn, lập tức ngạc nhiên: "Sao lại là cô ấy..."
------oOo------
 


— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.