Cẩm Y Vệ

Chương 182: Phân rã thiếc



Trương Tử Huyên có phản ứng nhanh nhất trong mọi người, lập tức đưa ra nghi ngờ:

- Điều này tựa hồ có hơi nói không thông, quả thật thiếc chỉ cần hơi tăng nhiệt sẽ nóng chảy, có thể đổ ra ngoài theo lỗ bài tiết, nhưng khoang chứa bạc trong cũng không có dấu vết lửa khói. Chúng ta không cần biết than củi từ đâu tới, chỉ nói bọn họ đốt lửa trong khoang chứa bạc chỉ có hai cửa sổ thông gió nhỏ như vậy, không sợ đốt chết mình sao?

Tên mập vất vả nắm tóc giật giật, chợt nghĩ đến tình huống trước đây thu thập được trong lúc điều tra, lập tức giải thích nhanh như tên bắn:

- Thì ra là như vậy! Vào đêm quan binh nghe thấy trong khoang thuyền có người ho khan, chính là thỏi thiếc bị khói lửa nung chảy bốc hơi gây ra, thật ra là rượu mạnh Thôi Ty Thương âm thầm chuyển vào trong khoang. Mà lão binh thấy cá nhảy long môn, bởi vì thiếc nóng chảy rót vào đáy sông, cá mới giật mình mà nhảy lên khỏi mặt nước.

Lục mập cảm thấy phân tích của mình vô cùng hợp lý, bèn nở một nụ cười đắc ý:

- Ha ha ha, thì ra ta thông minh như vậy... Tần ca, lần này đệ nói không sai chứ?

Ho khan một cái, Tần Lâm cười sờ sờ đầu tên mập:

- Hài tử, có thể đem suy đoán sai lầm nói ra y như thật, đệ quả là thông minh tuyệt đĩnh! Cẩn thận suy nghĩ một chút, phải có bao nhiêu hồ lô đựng rượu như vậy mới có thể đốt cho năm mươi vạn thỏi thiếc nóng chảy? Ngoài ra số thiếc nóng chảy này vừa xuống lòng sông đã lập tức kết tinh trở lại, vì sao không vớt được mà lại tan vào trong bùn?

Tên mập co rụt cổ lại, cười khan hai tiếng hắc hắc, biết phương hướng suy đoán của mình sai lầm rồi.

- Phân rã thiếc (Tích dịch), Tần huynh, nhất định là phân rã thiếc phải không?

Đôi mắt Trương Tử Huyên bắn ra ánh sáng chói lọi nhìn Tần Lâm, không biết là vì gió Bắc thổi hay vì hưng phấn bởi vì tìm được câu trả lời, trên mặt nàng hiện ra hai vầng mây đỏ hây hây hết sức mê người.

Tần Lâm gật đầu một cái, đây mới là đáp án chính xác. Thiếc biến mất trong khoang thuyền cũng không phải là bởi vì nhiệt độ gia tăng, mà có liên quan mật thiết với hiện tượng tiết trời Dương Châu gần đây giá rét hiếm thấy.

Nguyên tố thiếc có ba loại thiếc trắng, thiếc xám, thiếc giòn cùng bản chất mà khác hình thể. Trong hoàn cảnh bất đồng, thiếc có thể có trạng thái kết tinh bất đồng. Dưới điều kiện nhiệt độ trong phòng và cao hơn, hình thái ổn định nhất là thiếc trắng, thiếc trắng là một kim loại màu trắng, có thể dát mỏng, thường được người ta dùng chế đồ thiếc, bầu rượu, bình trà… Tích trượng chín vòng của Đường Tăng cũng là thiếc. (Tích: thiếc).

Khi nhiệt độ giảm thấp tới 13 độ C, điểm kết tinh của thiếc sẽ giảm xuống một lần nữa, khe hở giữa cấu trúc nguyên tử sẽ gia tăng, tạo thành một hình thức kết tinh mới gọi là thiếc xám. Bởi vì khác biệt giữa nhiệt độ kết tinh, chỗ tiếp xúc phát sinh lực nội ứng khiến cho thiếc xám vỡ vụn thành bột thiếc. Nguồn tại http://TruyệnFULL.vn

Các dụng cụ bằng thiếc sáng óng ánh dưới nhiệt độ thấp mất đi vẻ sáng loáng, hóa thành màu xám tro, vỡ vụn trở thành bột, loại thiếc "Ôn dịch" này sẽ còn lây bệnh cho những đồ thiếc khí "Khỏe mạnh" khác. Một thỏi thiếc biến thành bột thiếc, bột thiếc dính vào thỏi thiếc còn nguyên, rất nhanh tất cả đều biến thành bột thiếc, giống như lây bệnh dịch vậy. Mọi người quan sát được hiện tượng này, bèn gọi là "Tích dịch".

Phân rã thiếc rất thường gặp ở những địa phương phía Bắc giá rét. Nhưng Dương Châu vốn thuộc khu vực ấm áp, mọi người rất ít khi thấy được, cho nên không ai nghĩ về phương diện này, không ngờ rằng kết quả lại ra ngoài dự liệu của mọi người như vậy.

(Tuy tiết trời Dương Châu ôn hòa ấm áp, nhưng cũng có kỷ lục -20 độ C vào năm 1918, lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ sinh ra hiện tượng phân rã thiếc 13 độ C)

Người phương Nam có mặt tại trường vẫn chưa minh bạch, người sống ở phương Bắc có kinh nghiệm trải qua giá rét lập tức hiểu ra. Hoàng công công chắc lưỡi than thở:

- Đúng là như thế, năm xưa chúng ta làm việc ở Ngự Dụng giám (quản lý đồ dùng của vua), thấy lúc chế tạo vật dụng bằng thiếc trong cung đều phải thêm đồng hay chì vào, vẫn không rõ vì sao như vậy. Hiện tại mới nghĩ ra nhất định là tránh dùng thiếc ròng vào mùa Đông, sẽ sinh ra hiện tượng phân rã thiếc.

Trương Tử Huyên vẫn còn có chỗ chưa hiểu, nàng đoán chừng Tần Lâm nhất định biết đầu đuôi gốc ngọn, cho nên chỉ hỏi hắn:

- Với tiết trời Dương Châu, phân rã thiếc sẽ phát sinh không quá nhanh, làm sao có thể trong một đêm làm cho hết thảy năm mươi vạn thỏi thiếc biến thành bột thiếc?

Tần Lâm cười không đáp, cho Ngưu Đại Lực dùng đũa gỗ kẹp vào khối thiếc vừa mới nung ra khi nãy, đứng tránh sang bên, lại bỏ Lục mập pha muối đỏ vào trong rượu mạnh, tưới lên khối thiếc.

Chỉ chốc lát sau, chỉ thấy khối thiếc kia dần dần ngả thành màu xám, mất đi vẻ sáng bóng của kim loại, thình lình trở nên nát bấy. Ngưu Đại Lực không gắp được nữa, rơi trên mặt đất thành một đống bột thiếc.

Đến lúc này mọi người mới hiểu được, thì ra hỗn hợp muối đỏ cùng rượu mạnh có thể làm cho phân rã thiếc xảy ra nhanh hơn so với bình thời.

Tần Lâm cười cười, muối đỏ, rượu mạnh pha lẫn vào nhau sẽ trở thành chất xúc tác thúc giục quá trình phân rã thiếc nhanh hơn.

Bây giờ nhiệt độ không có thấp đến 13 độ C phát sinh phân rã thiếc, nhưng rượu cồn bốc hơi sẽ lấy đi nhiệt lượng, khiến cho nhiệt độ vật thể giảm xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Ngưu Đại Lực đang kẹp khối thiếc đứng ở đầu gió, tưới rượu cồn hạ nhiệt, lại có xúc tác thôi thúc, phân rã thiếc không phát sinh mới lạ.

Trở lại đêm mất "bạc", nhiệt độ cực thấp, đạt tới điều kiện khiến cho phân rã thiếc phát sinh, Thi Bả Tổng chỉ huy thân binh tưới rượu mạnh pha lẫn muối đỏ làm xúc tác thôi thúc, khiến cho khối thiếc hóa thành bột thiếc lây dính sang từng thỏi trong rương. Vì vậy không cần quá nhiều thời gian, tất cả thiếc đều biến thành bột thiếc, có thể dễ dàng tống xuống sông theo lỗ bài tiết.

Cứ như vậy, tất cả hiện tượng kỳ quái đều có lời giải thích hoàn mỹ, trong khoang thuyền có người ho khan, là bởi vì không cẩn thận hít vào bột thiếc. Mà cá nhảy long môn là do bột thiếc bị đổ xuống sông, nước sông bị ô nhiễm, mang cá không thể hô hấp cho nên đau đớn nhảy vọt lên trên mặt nước.

Tại sao những lần trước cào dưới đáy sông lại không phát hiện điểm khác thường?

Nếu là thỏi thiếc hay thỏi bạc đã sớm bị vớt lên, nhưng thỏi thiếc hóa thành bột thiếc màu xám, trộn lẫn trong lớp bùn dưới đáy Đại Vận Hà, ai có thể nhìn ra? Nếu không nhờ Tần Lâm thông qua điều tra tìm được nguyên nhân, cố ý móc bùn dưới sông lên nung luyện, cho dù là năm trăm năm sau mọi người cũng sẽ không phát giác bột thiếc chìm dưới đáy sông.

Vụ án này Bạch Liên giáo thi hành kín kẽ như áo trời, nhưng đúng như lời Tần Lâm, từ trước tới nay trên thế giới này không tồn tại tội phạm hoàn mỹ, sơ hở duy nhất bọn họ lưu lại nằm trong lớp bùn dưới đáy sông.

Tỷ trọng thiếc xám là 5,85g/cm3, nặng gấp hơn năm lần nước sông, cho nên sau khi bột thiếc xuống sông cũng không bị xua tan đi, mà là chìm xuống lớp bùn dưới đáy sông. Chỉ cần người có lòng khám phá gian kế, móc bùn dưới đáy sông lên nung nóng, nhất thời chân tướng rõ ràng.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.