- Nghe nói các vị đại diện cho nước Pháp, nước Anh và Tây Ban Nha để bàn một số việc.
Sau màn dạo đầu, Hoàng Hồng Hải chính thức hỏi thăm mục đích của đối phương.
- Đúng vậy, chúng tôi muốn bàn với các vị về chuyện tự do mậu dịch, buôn bán giữa các quốc gia.
Francos gật đầu, sau đó lấy ra một bức thư đến từ tổng lãnh sự Đông Dương của Pháp.
Lãnh sự Đông Dương là một cơ quan đặc thù mà Pháp lập ra nhằm mục đích tụ tập những người thông hiểu về khu vực châu á để mưu tính sao thu lợi nhiều nhất cho Pháp.
Hoàng Hồng Hải mở ra xem, bên trong lên án việc Đại Việt cấm buôn bán t·huốc p·hiện và rượu cồn công nghiệp, yêu cầu Đại Việt phải mở cửa cảng biển vô điều kiện cho thương nhân Pháp, Anh, Tây Ban Nha tự do buôn bán.
- Xin lỗi, không biết tôi có nhìn nhầm hay không, tại sao ở trong này viết t·huốc p·hiện và rượu cồn thủng ruột là hàng hóa bình thường?
Nhìn thấy nội dung, Hoàng Hồng Hải biết đối phương mang theo ác ý mà đến nên thay đổi sắc mặt.
Rượu cồn thủng ruột là để chỉ các loại rượu công nghiệp được chế tạo trong nhà máy hóa chất, lấy nước pha với cồn, cực kỳ độc hại, uống nhiều gây l·ở l·oét dạ dày và hủy hoại hệ thần kinh.
Người pháp m·ưu đ·ồ phá hủy rượu gạo truyền thống của Đại Việt, sau đó dùng rượu cồn công nghiệp để đầu độc cư dân.
- Chính xác, t·huốc p·hiện và rượu cồn là hàng hóa bình thường, Đại Việt phải vì tự do và dân chủ, không nên độc tài cấm đoán t·huốc p·hiện như vậy.
- Độc tài?
- Vậy tại sao ông không nói hoàng đế nước Pháp độc tài vì cấm t·huốc p·hiện ở bản thổ Pháp.
Ở bản thổ Pháp, người ta đã sớm nhận ra tai hại của loại chất gây nghiện này, kiên quyết cấm người dân sử dụng.
Francos không ngờ Hoàng Hồng Hải biết được việc ở tận trời tây, giật cả mình, nhưng sau đó liền bình tĩnh trở lại:
- Đó là chuyện ở bản thổ Pháp, tôi không biết.
- Ông không thể lấy lý do người khác sống trong độc tài để ngụy biện việc Đại Việt sống trong độc tài được.
Francos quả là quan ngoại giao có tiếng của Pháp, đôi ba câu đã đánh tráo khái niệm, khiến Đại Việt cấm t·huốc p·hiện là độc tài, còn Pháp cấm t·huốc p·hiện là chuyện riêng nội bộ.
Hoàng Hồng Hải cười lạnh:
- Tiêu chuẩn kép chứ gì, lãnh tụ nói không sai, sở trường của những kẻ mặt dày là áp dụng tiêu chuẩn kép.
- Nhưng ông phải nhớ đây là Đại Việt, chuyện của dân việt không đến phiên người ngoài chỉ chỏ lung tung.
- Nếu bên phía các ông còn tiếp tục yêu cầu vô lý như vậy thì tôi chỉ có thể mời ông đi ra ngoài.
Vốn dĩ Francos còn ngại ngùng vì sự mến khách của người Việt, ngay nghe thấy đối phương lại dám thể hiện ngang hàng với đế quốc Pháp vĩ đại, ông ta liền tức giận uy h·iếp:
- Hừ, lũ man di mọi rợ độc tài, đại pháo của q·uân đ·ội hoàng gia ngay ở bên ngoài, ông hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi làm.
- Tiễn Khách!
Đàn ông không nói nhiều, Hoàng Hồng Hải lạnh lùng mở miệng, binh lính lập tức tiến lại ra hiệu mời họ rời đi.
Francos tức giận nhưng cũng không dám nói gì, chỉ bặm môi dẫn thuộc hạ đi về tàu.
Trên thực tế, nếu không phải người tây dương từ trước tới nay không g·iết hại sứ giả thì chưa chắc Francos lành lặn đi ra ngoài được.
Hoàng Hồng Hải hạ lệnh:
- Thông báo cho nhân viên cảng chuẩn bị s·ơ t·án, đề phòng ngộ thương người vô tội.
- Toàn bộ lữ đoàn hải quân số 3 tiến vào trạng thái chuẩn bị chiến đấu.
- Dùng điện tín báo tin cho triều đình, yêu cầu đại sứ quán các nước tây dương cho một câu trả lời rõ ràng.
Bởi vì Trần Tí không thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng nên ở Định Long tồn tại Đại Sứ Quán của nhiều nước, thậm chí hoa kỳ cũng đã có Đại Sứ Quán nơi đây.
Chẳng qua mọi cuộc đàm phán, đối thoại đều không có kết quả gì khi khoảng cách giữa hai bên là quá lớn.
Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra và cả hai bên đều biết việc đó.
Ngay lập tức, cảng Sơn Trà vào trạng thái báo động, mọi hoạt động giao thương bị ngừng lại và cưỡng chế tập trung.
Đặc biệt là người ngoại quốc, binh sĩ Đại Việt thông báo giới nghiêm, đưa vào khu vực an toàn.
Nhưng thực chất là để đề phòng gián điệp báo tin, bất kỳ kẻ nào bén mảng tới khu vực chiến sự đều bị xử tử.
Ở thời điểm này, Đại Việt vẫn là một cường quốc hùng mạnh nên không có nhiều người dám vi phạm.
Đồng thời, q·uân đ·ội xung quanh bán đảo Sơn Trà được điều động khẩn cấp khắp nơi thông qua điện tín.
Mọi công việc đều được chuẩn bị đầy đủ với tốc độ nhanh nhất.
Phía bên kia, liên quân Anh, Pháp, Tây Ban Nha cũng tiến vào trạng thái chiến đấu.
Tàu thuyền xoay nòng phái về phía Đại Việt, dàn trận tản ra hình thành thế bao vây từ xa.
Một tiếng đồng hồ sau đó, bên phía liên quân giặc Pháp bắt đầu nã pháo t·ấn c·ông.
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Đạn pháo của người tây dương nổ liên hoàn như một cơn mưa về phía lãnh thổ Đại Việt, khói bốc mịt mù che kín cả một vùng rộng lớn, thể hiện hỏa lực mạnh mẽ của đối phương.
Đây là điểm khác biệt của chiến hạm tây dương, tuy rằng không quá tiên tiến nhưng sở hữu số lượng áp đảo cùng bố trí rất nhiều đại pháo trên tàu.
Có chiến thuyền lên tới 120 khẩu pháo trong khi toàn bộ Đại Nam của Nguyễn Vương chỉ có vài trăm khẩu Đại Bác.
Ở trên tàu, binh lính Pháp, Anh, Tây Ban Nha thuần thục nhét đạn pháo, chỉnh hướng, khai hỏa giống như đã huấn luyện vô số lần.
Ba bốn người phối hợp làm việc trơn tru không một vết xước.
Thời đại này, chỉ có người tây dương mới thường xuyên phải ra biển chiến đấu, c·ướp b·óc khắp nơi nên lực lượng hải quân của họ có kinh nghiệm chiến đấu vượt trội hơn hẳn.
Nhưng điều này không có nghĩa là phía Đại Việt sẽ chấp nhận thiệt thòi.
- Xoay nòng pháo!
- Căn chỉnh góc!
- Nhắm chuẩn!
Ầm
Ầm
Ầm!
Từ các họng pháo trên tháp, khói thuốc súng nghi ngút bốc lên, vẽ ra những đường parapol tuyệt đẹp dội xuống mặt nước bắn tung tóe bọt trắng.
Vô số cột nước dày đặc bốc lên xung quanh chiến hạm khiến thủy thủ trên thuyền giặc sợ són ra quần.
Sóng thuyền chấn động, đèn bút ngả nghiêng, William bị mất thăng bằng, ngã đập lưng vào vách thuyền, trong lòng chấn động:
- Cái gì thế này?
- Tại sao xứ đông phương lại có nhiều pháo bắn chuẩn như vậy?
- Tại sao?
Không ai giải đáp câu hỏi của William.
Trên thực tế, Đại Việt sản xuất ra rất nhiều pháo bố trí tại những khu vực quan trọng ven biển nhằm bù đắp khoảng cách về hải quân.
Ngay tại bán đảo Sơn Trà, có rất nhiều pháo được phủ lá nấp trong rừng cây, trở thành một bí mật quân sự khó hiểu đối với người tây dương thời bấy giờ.
Những khẩu pháo này được bổ sung thêm bộ ngắm, hơn nữa pháo đặt ở đất liền có điểm tựa cố định, hỏa lực chuẩn xác và mạnh mẽ hơn nhiều so với lênh đênh trên biển.
Đúng vậy, Đại Việt không chế tạo nhiều chiến hạm nhưng bù lại có hệ thống pháo ven biển cực kỳ dồi dào, phong phú.
Đây là sách lược của Trần Tí nhằm đối phó với việc đế quốc tư bản hung hăng ngang ngược bởi vì đầu tư vào hải quân quá tốn kém và không đủ thời gian.
Trong tiểu thuyết hay chém gió để nhân vật chính đóng thuyền, mua tàu rồi đưa quân đi đánh nhau với hải quân phương tây đều không lưu ý tới hai vấn đề chính là hải quân cực kỳ tốn tiền và mất thời gian.
Chưa bàn tới người phương tây ăn ngủ trên biển suốt mấy chục năm, kinh nghiệm dồi dào cùng với các xưởng đóng tàu khổng lồ là những thứ mà châu á khó theo kịp trong thời gian ngắn.
Chỉ riêng công đoạn đóng tàu đã tính theo thời gian nhiều năm, chục năm và tốn số tiền khổng lồ đơn vị trăm ngàn lượng bạc đối với tàu bình thường và hàng triệu lượng đối với t·àu c·hiến cỡ lớn.
Để thử so sánh, tổng ngân sách của Đại Việt trước thời Trần Tí cải cách đâu đó khoảng 2 triệu lượng bạc mỗi năm.
Cho dù toàn quốc nhịn ăn, nhịn uống, chăm chăm đóng tàu cũng chỉ có được vài chiếc rồi ngồi há mồm chờ c·hết vì số tiền duy tu, bảo dưỡng hằng năm.
Vậy nên suy nghĩ tới thời cận đại gấp rút đóng tàu quyết chiến thì chỉ có thể xài hack hoặc là bốc phét.