Không thể tin được vào tai mình, Mai Anh run giọng hỏi.
Cô là một người hiện đại bình thường, không thể hiểu được vì sao có thể thoải mái bịa đặt, vu oan người khác như vậy?
- Thế em nghĩ v·ũ k·hí của phụ nữ là cái gì?
- Em nghĩ rằng phụ nữ cầm đao, cầm kiếm ra đánh nhau với đàn ông sức dài vai rộng?
- Chị xin thưa với em là những đứa làm như vậy bị đám giang hồ quăng xuống sông nuôi cá hết rồi.
- Lợi thế lớn nhất của phụ nữ là tâm lý n·ạn n·hân, là việc dễ cảm thông của xã hội.
- Không cần bất kỳ chứng cứ gì cả, chỉ cần chị bò lăn ra đất, khóc lóc ỷ ôi, kêu trời kêu đất, giả vờ khổ sở là hàng chục đại ca giang hồ bị tống vào tù mà không thể kêu oan.
- Vị tiểu thư quyền quý kia sẽ không nghe bất kỳ lời giải thích nào của đàn ông.
- Quan sai càng không dám vì mấy tên côn đồ cắc ké chống lại con em quý tộc.
- Thậm chí nếu muốn, chị có thể ngụy tạo thêm tội trạng, đẩy họ vào chỗ c·hết dễ dàng.
Nghe những lời tràn ngập sát khí của Trịnh Uyên, Mai Anh bỗng thấy lạnh run cả người, đôi mắt nhìn về phía cô gái trước mắt với vẻ sợ hãi.
Cô đã nhầm, không, phải nói là toàn bộ phụ nữ hiện đại đã nhầm, phụ nữ cổ đại không hề cam chịu chút nào, một khi đã quyết tâm thì còn thủ đoạn, lạnh lùng, cấp tiến hơn cả thời hiện đại cả trăm lần.
Ít nhất, phụ nữ hiện đại đa phần chỉ dừng lại ở nói ngoài miệng chứ ít ai đủ can đảm xuyên tạc luật pháp, vu oan, đẩy kẻ khác vào chỗ c·hết như vậy.
Nhưng đột nhiên Trịnh Uyên cúi đầu:
- Nhưng tất cả chứng minh chị chỉ là một con ngốc ngu xuẩn.
- Sau khi những người đàn ông b·ị b·ắt, vợ con của họ mất đi người bảo vệ, nhanh chóng bị đuổi ra đường.
- Cuối cùng, một nửa trong số họ bị nhét vào trong kỹ viện.
- Chị hại bọn họ.
Mai Anh đột nhiên cảm thấy có thứ gì đó nặng trịch đè trong lòng.
Rõ ràng là muốn làm việc tốt nhưng tại sao kết quả lại như vậy.
- Sau đó, chị dần dần nhận ra trên thế giới này không tồn tại kẻ ngu, mọi thứ đều có cách vận hành và lý do riêng của nó.
- Không hiểu rõ vấn đề mà tùy tiện làm bậy chỉ mang lại bất hạnh cho tất cả mọi người.
- Chị đã luyện tập rất nhiều, trở hoa khôi đất Hải Phòng, con nuôi của cựu châu trưởng Hải Phòng, đi nhiều nơi, biết nhiều hơn, gặp gỡ quý tộc, tiểu thư.
- Càng biết nhiều, chị càng cảm thấy ngày xưa của mình ngây thơ thế nào.
Mai Anh hiểu ý ngầm của Trịnh Uyên, cô ta muốn rằng Mai Anh rất ngây thơ, non nớt.
Cô muốn phản bác nhưng không thể nghĩ ra bất kỳ lý lẽ gì để vặn lại.
Ngay lúc này, Trần Tí bước vào:
- Đừng có bị Trịnh Uyên tẩy não dễ dàng như thế.
Nghe thấy giọng Trần Tí, cả Trịnh Uyên lẫn Mai Anh đều vội vã đứng dậy cúi chào.
Mặc dù Mai Anh vẫn chưa biết Trần Tí là ai nhưng tối thiểu cũng là quan to trong chính phủ thì mới có thể cứu bố mẹ cô dễ dàng.
Tuy vẫn còn một sự thù địch nhất địch với đàn ông thời phong kiến nhưng riêng người có ơn thì Mai Anh vẫn đủ tỉnh táo để ghi nhớ trong lòng.
Trịnh Uyên khỏi cần nói, cô từng gặp mặt và biết Trần Tí là hoàng đế kiêm lãnh tụ tối cao của Đại Việt theo hiến pháp mới.
- Về sự ưu đãi của xã hội đối với phụ nữ, nguyên nhân nằm ở chỗ phụ nữ là phái yếu, tự bản thân họ không có đủ năng lực để bảo vệ và tự đấu tranh cho mình nên mới cần tập trung lại, tranh thủ sự đồng tình từ cả nam giới.
- Đám giang hồ ấy b·ị b·ắt không cần tra hỏi là vì trong hồ sơ của Đại Việt đã lưu trữ nhiều tội ác và theo dõi từ trước.
- Những cô gái làm “phải” làm kỹ nữ trên thực tế là tự nguyện, họ quen sống xa hoa nhờ tiền của đại ca rồi mới vậy chứ chẳng phải do ai bắt ép cả.
Nói đoạn, Trần Tí dùng quạt gõ lên đầu của Trịnh Uyên:
- Bảo hai người trao đổi, hỗ trợ cho nhau cùng tiến bộ chứ không bảo cô tẩy não, thao túng người ta.
Tới lúc này, Mai Anh mới hoàn hồn và chợt nhận ra mình suýt nữa bị Trịnh Uyên đánh bại.
Trần Tí không để ý nhiều như vậy, tiếp tục giảng giải:
- Quay lại vấn đề tranh cãi, việc có để ý đến quá khứ khi chọn vợ hay không là quyền tự do của một người đàn ông, mục tiêu đấu tranh chủ yếu là muốn giảm bớt định kiến xã hội với quá khứ phụ nữ, đặc biệt là các n·ạn n·hân bị hại do nhiều hoàn cảnh bất khả kháng chứ không phải tước bỏ quyền tự do lựa chọn của một người đàn ông cụ thể.
- Nữ có quyền truy tìm một người chồng có tương lai rạng rỡ thì đàn ông cũng có quyền đạt được người phụ nữ trong sạch về quá khứ.
Trịnh Uyên đi đầu đáp lời:
- Ngài quả nhiên trí tuệ sáng suốt, tiểu nữ xin thụ giáo!
- Đừng xưng tiểu nữ nữa, đang cải cách văn hóa rồi, nói chuyện thoải mái như người Việt đi.
- Vâng, mình xin rút kinh nghiệm!
- Đấy, phải vậy chứ!
Trần Tí cười ngồi xuống uống trà, đây là trụ sở mầm mống nuôi dưỡng “bình đẳng giới” do chính tay Trần Tí lập ra.
Ban đầu chỉ có Mai Anh và một số thành viên tuổi trẻ cấp tiến nhưng Trần Tí cảm thấy họ quá nóng vội, trong đầu mộng mơ lý tưởng, thiếu thực tế nên mời thêm Trịnh Uyên tới.
Trịnh Uyên vốn là con nuôi của cựu châu trưởng Hải Phòng, được đào tạo để làm công cụ thông gia nên rất sỏi đời, thông minh.
Đáng tiếc, có lẽ là hồng nhan bạc phận nên sau khi thất bại ở game show tình yêu mà Trần Tí tổ chức thì cô bị đẩy ra ngoài vì lớn tuổi.
Trần Tí biết được, bí mật mời cô trở về đồng mưu với Mai Anh, bù đắp lại phần kinh nghiệm và điềm tĩnh mà Mai Anh thiếu.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, anh bắt đầu bàn việc:
- Thế nào, đã chuẩn bị đầy đủ cho phong trào bình đẳng giới chưa mà ở đây tranh luận nảy lửa thế này?
- Thời cơ sắp tới rồi, đừng để tới lúc nước đến chân mới nhảy.
Đúng vậy, Trần Tí chuẩn bị khởi động phong trào bình đẳng giới sau khi đã đạt được nhiều bước tiến công nghiệp, khoa học kỹ thuật.
Nghe có vẻ vô lý khi đàn ông lại đi thúc đẩy bình đẳng giới nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật, những người đàn ông cầm quyền mới là lực lượng thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho bình đẳng giới.
Hiện tại, các nhà xưởng có nhu cầu lao động ngày càng tăng và không thiếu các vị trí phù hợp nữ giới hơn như đóng gói, may mặc, in bao bì, vân vân.
Bắt đầu giải phóng lao động nữ, đẩy mạnh phát triển đất nước là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch của Trần Tí.
Trong năm năm này, Trần Tí đã liên tục giảm bớt thuế đinh, binh dịch và lao dịch, đồng thời mở rộng một số quyền lợi như giáo dục bắt buộc, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, vân vân.
Tuy nhiên, anh muốn đẩy mạnh hơn nữa bằng cách miễn trừ lao dịch, thuế má đặc thù, những trách nhiệm nặng nề đối với đàn ông để đổi lại bình đẳng giới toàn diện cho phụ nữ.
Nghe có vẻ hai chuyện này không liên quan nhưng thực tế lại ẩn chứa sự cân bằng giữa quyền lợi – nghĩa vụ.
Nếu thúc đẩy bình đẳng giới trong khi gánh nặng thuế má, lao dịch, binh dịch đè nặng lên đàn ông thì xã hội sẽ chuyển sang trọng nữ khinh nam, cực kỳ mất cân đối và tạo ra bất ổn xã hội.
Quyền và nghĩa vụ luôn luôn phải song hành với nhau để đảm bảo ổn định.
Quay trở lại vấn đề phát động Bình Đẳng Giới trong xã hội Đại Việt, Mai Anh là người đầu tiên hứng khởi đề nghị:
- Em nghĩ chúng ta có thể tổ chức vận động phụ nữ, xuống tận những nơi nông thôn xa xôi để vận động quần chúng.
- Bọn họ bị tư tưởng phong kiến áp bức, ắt hẳn sẽ hưởng ứng phong trào nữ quyền một cách nhiệt tình.
- Sau khi tập hợp được một lực lượng khổng lồ sẽ đi b·iểu t·ình rầm rộ, hù dọa đám người phong kiến cổ hủ.
Trịnh Uyên lại khác, cô mỉm cười đề nghị:
- Cách này có phần mạo hiểm và dễ gây ra thiệt hại không đáng có.
- Chúng ta có thể truy tìm một vài vụ b·ạo h·ành, bất công với phụ nữ, sau đó gia công cho thật cảm động rồi đưa lên ca kịch, lưu truyền rộng rãi.
- Sau đó, tận dụng lúc quần chúng đang xúc động với những đau khổ mà phụ nữ phải chịu, kết hợp với phụ nữ sở hữu địa vị cao, giàu có để tạo thành làn sóng bình đẳng giới.
- Chính phủ sẽ đứng ra lắng nghe, điều đình, ban bố chính sách mới về bình đẳng giới theo “lòng dân”.