Anh vội vàng giấu bản phân tích đáng xấu hổ của mình đi và nói:
- Không có gì, ta đi ngang qua, tiện thể thăm hoàng hậu một chút ấy mà.
- Lúc nãy, nghe hai người nhắc đến “gia trưởng” khá nhiều lần.
- Ta đang thắc mắc, chẳng lẽ hai người không có suy nghĩ đòi lại công bằng cho nữ giới, để phụ nữ cũng có thể làm chủ gia đình sao?
- Chẳng lẽ không muốn nam nữ bình đẳng sao?
Đây là câu hỏi mà Trần Tí bối rối trong lòng khá lâu, tiện thể đưa ra để đánh lạc hướng.
Nguyên nhân bởi Trần Tí tiếp xúc cùng một lúc hai nền văn minh hiện đại và phong kiến, có quan điểm hoàn toàn khác nhau về phụ nữ trong xã hội.
Trong đó ở thời hiện đại, sức lao động của phụ nữ được giải phóng, giúp tăng cường sản xuất, phát triển đất nước.
Trần Tí đương nhiên cũng muốn Đại Việt sớm ngày tận dụng lực lượng lao động nữ cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng cần phải chuẩn bị phương án đầy đủ nhằm cải cách thắng lợi.
Trần Tí im lặng chờ đợi hoàng hậu, người phụ nữ cao quý nhất một quốc gia trả lời để xem thử quan điểm đương thời thế nào.
Anh nghĩ tới hoàng hậu sẽ ủng hộ nữ quyền hoặc sử dụng tứ thư ngũ kinh, tam tòng tứ đức để phản đối.
Nhưng anh không ngờ, cả thái hậu lẫn hoàng hậu đều đột nhiên quỳ xuống cầu xin:
- Bệ hạ, xin người tha cho phụ nữ, chúng thần th·iếp chân yếu tay mềm, thực sự không chịu nổi cực nhọc.
Một lần nữa, trên đầu Trần Tí nổi lên ba dấu hỏi chấm, anh chỉ muốn giúp phụ nữ giành được quyền lợi, vì sao lại bị xem thành như kiểu ăn tươi, nuổi sống nữ giới?
Sau đó, thông qua nói chuyện kỹ càng, Trần Tí mới hiểu ràng “bình đẳng” đối với phụ nữ ở thời đại này đồng nghĩa với t·ự s·át.
Ở thời hiện đại, bởi nữ quyền cực đoan và tư tưởng cuồng tây lộng hành, rất nhiều tri thức, khái niệm bị xuyên tạc.
Trong đó có nguyên nhân hình thành tư tưởng “trọng nam kinh nữ” chúng thường được qua loa bằng “tư tưởng nho gia” hoặc “đàn ông áp bức” vân vân để cổ súy cho việc bài trừ văn hóa Á Đông truyền thống, tiến tới diệt vong nước Việt trên mặt trận văn hóa.
Nhưng sự thực không phải như tuyên truyền sính ngoại nói, bất kể ở phương tây, nơi không tồn tại nho giáo hay những quốc gia xuất hiện nữ hoàng như Nga, Châu Âu, vân vân đều tồn tại và duy trì hệ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.
Vậy nên nếu nói nho gia là nguyên nhân thì Châu âu, Mỹ giải, châu phi giải thích thế nào?
Một vấn đề logic cơ bản như vậy nhưng bị lũ sính ngoại, nữ quyền độc hại lợi dụng, xuyên tạc để xâm lấn văn hóa.
Thậm chí nếu nghiên cứu kỹ học thuyết ban sơ của nho gia cũng chẳng có ai nói phải trọng nam khinh nữ cả.
Các quy định, tư tưởng về trọng nam khinh nữ là do triều đình và dân gian tự đưa ra.
Vậy nên nếu bảo vì nho gia mà “trọng nam khinh nữ” thì quả thật là nỗi oan thế kỷ,
Thuyết học của nho gia là muốn con người lấy lễ nghĩa, đạo đức làm gốc, thứ tạo nên một xã hội văn minh mà cả ngay ở thời hiện đại cũng cố gắng theo đuổi.
Nho gia lạc hậu, trọng nam khinh nữ là nỗi “oan thị kính”.
Nỗi oan thế kỷ thời hiện đại.
Quay trở lại với lý do hoàng hậu và thái hậu cầu xin Trần Tí không thực hiện “bình đẳng giới”.
- Bệ hạ, phụ nữ là lực lượng dễ bị tổn thương, sức lực yếu ớt, không thể thực hiện binh dịch, lao dịch, đóng thuế đầy đủ như nam giới được.
- Hiện tại, những người nữ yếu ớt có thể gả vào nhà khác, đi ở đợ để sống tạm qua ngày, nhưng bắt họ phải chịu thuế đinh, trèo lên núi khiêng tảng đá nặng hàng chục ký hoặc đóng quân nơi biên cương thì khác nào g·iết c·hết họ.
- Dân chúng khó khăn, phụ nữ lại càng khó khăn hơn nữa.
- Xin bệ hạ nghĩ lại!
Nghe thái hậu nói rõ, Trần Tí mới hiểu họ sợ hãi như vậy là nghĩ rằng nghĩa vụ và quyền lợi khi bình đẳng của nam nữ như nhau.
Tức là phụ nữ sẽ phải giống đàn ông thời này, vài năm xuống hầm mỏ đào khoáng, lên núi khiêng đá, cộng thêm binh dịch vác đao kiếm ra chiến trường, xung phong liều c·hết khi c·hiến t·ranh xảy ra.
Không những thế, các loại thuế má thời phong kiến phần lớn vốn chỉ áp dụng cho đàn ông, nếu muốn thực hiện bình đẳng cũng sẽ chuyển sang áp đều cho nữ.
Đây chính là những ngọn núi lớn có thể ép c·hết chín mươi chín phần trăm nữ giới.
Vậy nên, “trọng nam khinh nữ” thời phong kiến ngoài việc tước bỏ quyền lợi thì đồng thời cũng giảm đi những nghĩa vụ tương ứng với xã hội nhằm bảo vệ cho phụ nữ an toàn trưởng thành.
[Về bản chất, tư tưởng trọng nam khinh nữ xuất phát từ hiện thực khách quan là sự hình thành xã hội phụ hệ, khi mà mọi hoạt động xã hội đều phụ thuộc chủ yếu vào sức lao động của nam giới, vấn đề này nếu tìm hiểu kỹ có thể dễ dàng thấy được trong các tài liệu chuyên môn ngành lịch sử - xã hội.
Nó là quy luật tất yếu, cũng giống như khi xã hội tiến bộ, con người ít phụ thuộc vào sức lao động của nam giới hơn thì địa vị phụ nữ tự khắc nâng cao theo vậy.
Vậy nên các giá trị truyền thống của Việt Nam như nho gia không liên quan đến vấn đề này.
Mong rằng mọi người có cái nhìn khách quan hơn về những giá trị truyền thống của nước nhà chứ không đánh đồng tất cả là lạc hậu, phong kiến rồi từ bỏ.]
Trần Tí nhớ lại ở thời hiện đại, phụ nữ cũng được xã hội cho hưởng rất nhiều ưu đãi như miễn nghĩa vụ quân sự bắt buộc, quy tắc lady first, tuổi nghỉ hưu ngắn hơn, các tiêu chuẩn để làm những công việc cần sức khỏe được hạ thấp hơn so với nam giới, vân vân.
Tất cả những điều đó là để giảm bớt ưu thế của nam giới trước phải yếu, tiến tới tiếp cận theo hướng bình đẳng giới.
[Nhiều người nhầm lẫn bình đẳng giới là cào bằng nam nữ, nhưng thực ra bình đẳng giới là giảm bớt chênh lệch giữa phái mạnh và phái yếu, giống như giảm bớt chênh lệch giữa người giàu và người nghèo vậy, nó không công bằng vì mục đích là để ổn định xã hội.]
Trần Tí chợt nhận ra, muốn giải phóng phụ nữ phải đi đầu nâng cấp khoa học kỹ thuật, sau đó thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật để dành thêm ưu đãi cho nữ giới, tiến tới bình đẳng mà không làm xã hội rơi vào bất ổn.
- Mẫu hậu, hoàng hậu đứng dậy đi!
- Ta không phải có ý như vậy, ý của ta là muốn gia tăng quyền lợi cho nữ giới nhưng không khiến họ chịu những gánh nặng quá mức chịu đựng.
- Tất nhiên, đây là vấn đề lâu dài, cần mưu tính kỹ hơn.
Hiểu rõ mọi chuyện từ đầu tới cuối, Trần Tí vội vàng nâng dậy vợ và mẹ vợ.
Nói thật, nếu không nhờ họ thì Trần Tí chưa chắc đã hiểu thấu đáo hết mọi vấn đề trên góc nhìn nữ giới.
- Bệ hạ, người thực sự muốn giúp tăng địa vị của nữ giới ư?
- Đúng vậy, ta thực sự có ý nghĩ đó!
Trần Tí khẳng định thêm lần nữa, Huyền An hoàng hậu dù vui trong lòng nhưng lại hơi lo âu:
- Nếu thì thì thật sự rất tốt!
- Chẳng qua nếu làm như vậy liệu Đại Việt có chịu nổi hay không?
- Lao dịch, binh dịch, thuế đều để mình một đàn ông đóng góp, liệu có bất công hay chăng?