Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1425: Ngô Giới nhập Điền (hai)



Giống như Lưu Hậu Chủ đất Thục Trung, không ôm chí lớn, cam lòng làm con rối, chỉ cần có thể hưởng lạc đúng lúc thì y đã thỏa mãn rồi.

Nhưng Đoàn Chính Nghiêm tuyệt đối không phải Lưu Hậu Chủ, không chỉ như vậy, ông ta còn là một quân chủ vô cùng có khát vọng, chỉ tiếc sinh không gặp thời, từ khi ông ta kế vị tới nay vẫn luôn làm con rối của Cao thị, không chút thực quyền nào, nhưng đây tuyệt đối không phải do ông ta muốn, đáng tiếc thực quyền của ông ta thực sự quá yếu, cũng từng một lần thoái chí nản lòng, có ý muốn thoái vị xuất gia.

Nhưng trong lúc vô cùng tuyệt vọng, Lý Kỳ đột nhiên xuất hiện, còn thay mặt triều đình Tống hứa với ông ta, giúp ông ta đoạt lai quyền lực thuộc về ông ta. Ông ta không có lực chọn, thế là quyết tâm liều chết đánh cược, cho dù thế nào cũng nhất định phải đoạt lại quyền thống trị Đại Lý, ông ta tin mình nhất định có thể làm một minh quân, nhất định có thể tạo phúc cho dân chúng Đại Lý.

Lời tuyên thệ này đối với ông ta mà nói, có thể nói là đập nồi dìm thuyền, cũng có thể nói là hi vọng cuối cùng, không có bất cứ đường lui nào, vì thế ông ta nằm gai nếm mật suốt một năm, bày bố kế hoạch hoàn mỹ này, giúp ông ta chạy thoát khỏi sự khống chế của Cao thị, ông ta cũng thành công rồi.

Khi ông ta chạy ra khỏi phủ Thiện Xiển, cũng tức là Côn Minh ở hậu thế, liền không ngừng vó ngựa mà chạy đến phủ Hội Xuyên, hai vạn quân đội mà ông ta chiêu mộ đồng thời cũng tập kết ở đó.

Vừa đến phủ Hội Xuyên, ông ta lập tức dựng thẳng lá cờ Đoàn thị, thổi tù và tập kết.

Nhưng ông ta không trực tiếp đánh chiếm phủ Hội Xuyên, bởi vì phủ Hội Xuyên quá gần phủ Thiện Xiển, Cao thị lại phái trọng binh canh giữ phủ Thiện Xiển, vị trí địa lý không tốt cho nên ông ta từ lâu đã vạch kế hoạch vòng qua phủ Hội Xuyên, tiến quân phủ Kiến Xương.

Sau khi Cao thị nhận được tin này thì vẻ mặt thật sự rất buồn cười, cả ngày vẫn không ai lấy lại tinh thần được, đợi sau khi hồi phục tinh thần thì lại hoảng sợ không ngừng, lần này thật sự là thả hổ về rừng hậu hoạn vô cùng mà!

Thật ra có muốn trách cũng chỉ có thể trách Cao thị quá sơ suất. Bọn họ cho rằng trải qua kinh doanh nhiều năm như vậy, cho dù là triều đình hay là quân sự thì đều nằm trong tay bọn họ, trừ phi Đoàn thị có thể mời được thiên binh thiên tướng trợ giúp, bằng không thì không thể nào lật ngược tình thế được.

Nhưng bọn họ tuyệt đối không ngờ được, Đoàn thị đã lợi dụng quyền ngoại giao duy nhất mà thật sự mời được một viện quân giúp đỡ.

Thật ra Cao thị cũng không muốn giao lại quyền ngoại giao với Đại Tống cho Đoàn thị, nhưng Đoàn Chính Nghiêm dù sao cũng là chính thống, hơn nữa quan hệ vô cùng tốt với Tống Huy Tông, Cao thị hi vọng một mặt có thể lợi dụng Đoàn Chính Nghiêm để quan hệ tốt với Đại Tống, làm ăn với Đại Tống, thu được lợi ích, mặt khác bọn họ lại lén lút câu kết với Nam Ngô, không ngừng kiềm chế Đại Tống, không thể không nói, bàn tính như ý này của Cao thị thật sự tính rất hay, cũng đã lấy được hiệu quả không tầm thường một lần.

Trong mấy năm Đoàn Chính Nghiêm tại vị, quan hệ với Đại Tống đã đạt được tiến triển mang tính đột phá, đặc biệt là ở phương diện giao thương. Hai nước vẫn luôn duy trì qua lại mật thiết, kinh tế của Đại Lý cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều. Đương nhiên, những lợi ích đoạt được này không chút quan hệ nào tới Đoàn thị, toàn bộ đều bị Cao thị lấy đi.

Cao thị lợi dụng Đoàn Chính Nghiêm để ổn định Đại Tống, bản thân mình lại quan hệ tốt với Nam Ngô, mà đối với những quốc gia nhỏ tây nam tây bắc này lại dùng vũ lực uy hiếp, ví dụ như mấy quốc gia như Miến Điện đều phải tiến cống cho Đại Lý, dẫn đến mấy năm nay, Đại Lý không có chiến sự gì về mặt đối ngoại. Chính sách ngoại gioa này cũng giúp Cao thị có thể toàn tâm toàn ý đối nội, đây cũng là lý do vì sao mười năm gần đây, trong nội bộ Đại Lý không ngừng có phản loạn, nhưng chính quyền của Cao thị vẫn vững như Thái Sơn, mà mấy đợt phản loạn lớn đều không bệnh mà chết.

Nhưng lần này lại khác nha!

Lần này Đoàn Chính Nghiêm phát thệ, tuy Đoàn thị từ lâu đã mất đi thực quyền, nhưng dù sao cũng là chính thống, dù sao cũng là người cầm Ngọc tỷ. Ở thời cổ đại, Hoàng đế là thần trong lòng dân chúng, lần này với tạo phản thông thường có thể nói là hai chuyện khác nhau nha.

Làm không tốt thì bọn họ sẽ trở thành tặc tử phản loạn.


Càng đòi mạng chính là, cho đến khi Đoàn Chính Nghiêm phất cờ, Cao thị mới ỉnh lại từ trong giấc mộng. Trước đó Cao thị hoàn toàn chẳng hay biết gì, nghe được tin tức tiền tuyến truyền đến, không ngờ Đoàn Chính Nghiêm lại có một đội quân hai vạn người, trên dưới triều dã loạn cả lên.

Bởi vì Đoàn Chính Nghiêm đột nhiên khởi binh, lại có được sự ủng hộ của bảy bộ lạc, binh lực nhất thời tăng lên ba vạn người, đánh cho Cao thị trở tay không kịp, sĩ sĩ tăng lên, một hơi đánh lấy bảy huyện mười hai hương ở giao giới phủ Hội Xuyên và phủ Kiến Xương, thế như chẻ tre, mũi kiếm chỉ về phủ Kiến Xương.

Lúc này Tướng quốc Đại Lý là Cao Minh Thuận của Cao thị, Cao Minh Thuận cũng có thể nói đã trở thành Hoàng đế chân chính của Đại Lý. Sau khi Cao Minh Thuận biết được chuyện này thì lập tức triệu tập mọi người trong gia tộc mở hội nghị.

Bởi vì Đoàn Chính Nghiêm hét vang tiến manh, bọn họ cũng không dám chậm trễ, quyết định điều binh ở trến Thành Kỷ tiến lên. Trấn Thành Kỷ này là huyện Vĩnh Thắng ở hậu thế, là một căn cứ địa quan trọng ở phía tây bắc của Cao thị, do vậy thủ lĩnh của trấn Thành Kỷ này từ trước đến nay đều là Cao thị truyền từ đời này sang đời khác. Cao Bình ngày đó gửi một phong thư khẩn đến trấn Đại Kỷ, Cao Bình này là chất nhi của Cao Minh Thuận, bảo y nhanh chóng điều binh chi viện phủ Kiến Xương, phủ Kiến Xương này là kho lương nha, bất luận thế nào cũng không thể để mất.


Mà binh lực của trấn Thành Kỷ này đều sắp xếp ở biên giới, đặc biệt là thành Duật Tê, là trọng địa nhà binh, hơn nữa mấy ngày trước đó, Triệu Ngôn Khâm của Thổ Phiên lại bắt đầu có ý đồ với Sát Tạp Lạc, dẫn đến khi đó Cao Bình đều đóng trọng binh ở thành Duật Tê cả rồi, nào biết phía đông chưa sáng thì phía tây đã sáng rồi.

Quân đội của Triệu Ngôn Khâm tuy rằng đóng tại Mang Khang, nhưng còn chưa tiến lên bước nào thì mặt sau của phủ Kiến Xương đột nhiên báo nguy.

Lúc ấy Cao Bình cũng luống cuống, phủ Kiến Xương mà mất thì trấn Thành Kỷ cũng hoàn toàn lộ ra ngoài, liền vội vàng điều binh từ thành Duật Tê, nhưng y chỉ điều một vạn nhân mã bản bộ, không bảo các bộ lạc quanh thành Duật Tê trợ giúp, mà lệnh cho quân đội của những bộ lạc này giằng co với Triệu Ngôn Khâm, để tránh cho Triệu Ngôn Khâm thừa cơ đánh lén, cướp mất Sát Tạp Lạc.

Bọn họ sắp xếp cũng là có nguyên nhân.

Phủ Kiến Xương vô cùng quan trọng, mà những bộ lạc này luôn bằng mặt không bằng lòng với Cao thị, bởi vì sau khi Cao thị cầm quyền, ba mươi bảy bộ lạc này thỉnh thoảng lại tạo phản, làm cho Cao thị rất căm tức những bộ lạc này, thế là nghĩ hết mọi cách làm suy yếu thế lực của những bộ lạc này, xâm chiếm lãnh thổ của bọn họ, quan hệ hai bên cũng từng đóng băng.
Ngược lại quan hệ giữa những bộ lạc này và Đoàn thị lại vô cùng tốt, bây giờ đã có bảy bộ lạc vừa nghe thấy Đoàn Chính Nghiêm khởi binh thì đã lập tức đầu nhập vào Đoàn Chính Nghiêm, cho nên Cao Bình không thể không đề phòng điểm này. Lỡ như ngươi bảo những bộ lạc này xuất binh cứu viện phủ Kiến Xương, khi đến phủ Kiến Xương, những bộ lạc này lại quay đầu mũi giáo vậy thì chuyện lớn không hay rồi.

Nhưng ngươi bảo những bộ lạc này trông coi thành Duật Tê thì bọn họ nhất định tận tậm tận lực mà canh giữ. Nếu địa khu mỏ muối Sát Tạp Lạc bị Triệu Ngôn Khâm chiếm được thì bọn họ cũng chịu thiệt thòi lớn nha, ải này quan hệ mật thiết đến lợi ích của bọn họ, cho dù ngươi không nói câu nào thì bọn họ cũng sẽ liều mạng trông coi thành Duật Tê.

Từ đó có thể thấy, Cao Bình này cũng không ngu, đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.

Nhưng có một câu nói rất hay, thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân, núi này cao còn có núi khác cao hơn.

Ngô Giới đã sớm tính đươc Cao Bình sẽ làm như vậy, ngay cả chiến thuật đã bố trí xong cả rồi, chỉ đợi Cao Bình ngươi chui vào trong cạm bẫy này thôi. Từ sớm y đã sắp xếp người chú ý chặt chẽ hướng đi của quân đội thành Duật Tê, sau khi biết quân Đại Lý ở thành Duật Tê quay về phòng thủ thì lập tức lệnh cho Trương Hiến dẫn theo đội cảm tử ba ngàn người xuất phát từ sông Kim Hà, thuận theo dòng nước bí mật kia mà đi vào biên cảnh Đại Lý.

Vì thế, Ngô Giới từ lâu đã cho người lén lút đi do thám tình hình của dòng nước này, đồng thời dọn dẹp một số tảng đá, thực sự không dọn được cũng ghi lại ký hiệu cho tốt. Hơn nữa, tuy Lý Kỳ không điều binh đến nhưng đã cho không ít trang bị, đặc biệt là trang bị dưới nước, bởi vì ở Đại Lý sông ngòi nhiều, ngươi có thể không lựa chọn thủy chiến, nhưng ngươi phải có vốn liếng để thủy chiến, trong đó chiến thuyền mới nhất không gì qua được bè lót khí.

Bởi vì tuy sông ngòi ở Đại Lý nhiều, nhưng không có sông lớn số một số hai giống như Hoàng Hà, ngươi điều mấy chiến hạm lớn đến không nhất định sẽ triển khai được, hơn nữa mấy chiếc hàm cực lớn cũng không phải là thuyền cơ giới, cần có rất nhiều nhân lực chống đỡ, thủy sư Phúc Châu còn phải đi đánh Nam Ngô, làm sao có thời gian chạy đến đây chứ.

Cho nên Lý Kỳ cho Ngô Giới đều là một vài chiến thuyền nhỏ, trong đó bè lót khí làm chủ. Bè lót khí này do túi da và bè gỗ, bè trúc hợp thành, có tính linh động và tính co dãn rất cao, thích hợp nhất là đi trong khe núi.

Do Trương Hiến lãnh binh từ cao nguyên tiến quân vào vùng núi, hơn nữa ở đây thường xuyên có mưa, lượng nước trong sông ngòi đầy đủ. Trương Hiến dẫn đội cảm tử ba ngàn người xuôi theo dòng đi thẳng xuống mà không cần lấy tay để chèo, thuyền đi như tên bắn, liên tiếp xuyên qua ba khe núi sâu, lén lút đi vào biên cảnh Đại Lý.

Đương nhiên, trên đường đi cũng xảy ra không ít điều bất ngờ, dù sao thì địa thế của dòng nước này hẹp, dòng nước vừa nhanh lại vừa mạnh, một khi không cẩn thận thì thật sự là lật thuyền trong mương, ước chừng một trăm dũng sĩ vì thế mà ngoài ý muốn rơi xuống nước, sống chết không rõ, nhưng khả năng sống sót vẫn rất cao, bởi vì những binh lính này đều lấy dây thừng trói mình vào mặt trên của bè lót khí, chỉ cần không bị đá trong nước đập chết thì bọn họ có thể dựa vào bè khí lót mà không để cho mình bị chết đuối.

Nhưng Trương Hiến cũng không chờ bọn họ, các ngươi tự mình nghĩ cách làm cho xong đi, y vẫn không ngừng thúc giục đội quân tiến lên.

Chỉ mất mấy ngày, Trương Hiến đã dẫn theo đội cảm tử ba ngàn này rốt cuộc đã đến một nơi tên là Đạo Bá, có lẽ đây chính là biên cảnh huyện Đạo Thành hậu thế, đây cũng chính là đoạn cuối của dòng nước.

Bởi vì đội cảm tử ba ngàn mà Trương Hiến mang theo đều là người Khương, trong biên cảnh Đại Lý cũng có không ít tộc Khương, bọn họ cũng tương đối quen thuộc với nơi này, trước khi đến đây đã xác định hết địa phương mai phục này rồi.

Tuy rằng từ thành Duật Tê đế phủ Kiến Xương có rất nhiều đường, trong tình hình bình thường, ngươi rất khó đoán được quân Đại Lý sẽ đi con đường nào, nhưng bây giờ lại khác, phủ Kiến Xương nguy trong sớm tốt, đội viện quân này chắc chắn sẽ đi đường gần, nhưng dù sao cũng là đội quân hơn một vạn người, chắc chắn sẽ chọn một con đường lớn để hành quân.

Ở Mang Khang còn có người Khương hiến kế, nói quân Đại Lý nhất định sẽ đi qua Đạo Bá, chúng ta có thể mai phục ở đây. Ngô Giới nhìn bản đồ, cũng vô cùng tán thành lời của người Khương kia, thế là cho người Khương kia một chức quan, bảo gả làm phó quan của Trương Hiến, dẫn Trương Hiến đi mai phục.

Khi Trương Hiến đến gẩn Đạo Bá thì trời đã tối, lại lên đường suốt đêm, đợi khi đến được nơi mai phục thì vừa hay là tảng sáng, bởi vì trong biên cảnh Đại Lý đều là vùng núi, phàm là bên đường thì đều là núi cao trùng điệp, mà hai bên con đường này cũng là hai ngọn núi vừa, vừa vặn là một khúc quanh.

Trước tiên Trương Hiến sai người tuần tra xung quanh, nếu có người xâm nhập khu đất này thì bắt lại toàn bộ, thuận tiện tìm hiểu hướng đi của quân địch, lại lệnh cho binh lính vội vàng chuẩn bị.


Rầm rầm rầm!

Chỉ thấy một đám binh lính cầm cuốc đang đào mương, đào động ở giữa đường, người noài không biết sẽ cho rằn đây là một đám trộm mộ.

- Nhanh lên, nhanh lên, kẻ địch sắp đến rồi.

Trương Hiến tay cầm trường thương, ra sức giục binh lính nhanh chóng đào động. Bạn đang đọc truyện tại Web Truyen Onlinez . com


Đợi khi động đã được đào không sai biệt lắm rồi thì lại thấy những binh lính này lại vội vàng cầm một món đồ giống như bình sắt, đặt vào trong từng cái động một, trên "bình sắt" này có một kíp nổ thật dài, chúng binh lính lại đặt kíp nổ vào trong ống trúc nhò, vùi sâu vào trong rãnh nhỏ vừa đào xong, dẫn thẳng vào rừng cây hai bên đường.

Bình sắt này có thể nói là tiền thân của địa lôi, là phát minh vĩ đại bậc nhất của Quân Khí Giám trong thời gian ký kết hiệp ước Vân Tang. Thật ra cách tác chiến chôn hỏa dược ở dưới đất là xuất phát từ triều Tống, có điều trong thời kỳ Nam Tống gọi là pháo hỏa dược. Trước mắt không biết có ai dùng qua ở địa phương chưa, nhưng trước khi Lý Kỳ tiếp quản Quân Khí Giám, pháo hỏa dược này vẫn chưa được xếp vào bảng vũ khí.

Nói trở lại, ý tưởng này thật sự không phải do Lý Kỳ nghĩ ra, mà là do đứa trẻ có suy nghĩ kỳ quái Ngu Doãn Văn nghĩ ra trước tiên, nhưng đây chẳng qua chỉ là một đợt địa lôi sớm nhất, phương thức vẫn là dùng kíp nổ kích nổ, bởi vì công nghệ hiện nay không tạo ra được trang bị tạo áp lực.

Nhưng nếu cần người đứng bên cạnh địa lôi để châm ngòi nổ thì chẳng phải là ném pháo sao, đừng nói là không nổ chết kẻ thù, mà ngược lại đã làm mình nổ chết rồi. Hơn nữa nếu như vậy thì địa lôi liền mất đi tính bí mật, địa lôi mà không có tính bí mật thì chi bằng ngươi ném bom sẽ hữu dụng hơn, chí ít kẻ thù sẽ không ngu xuân đến mức nhìn thấy "pháo" đang đốt mà còn xúm lại để nổ chết.

Lý Kỳ từ phương pháp đi dây ngầm ở hậu thế mà liên tưởng đến dùng ống trúc để giấu ngòi nổ, như vậy thì có thể chôn ngòi nổ dưới lòng đất, phát huy được đặc điểm của địa lôi.

Đòn sát thủ địa lôi này cuối cùng đã bước lên vũ đài lịch sử, thu hoạch ánh sáng rồi.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.