Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 145: . Lên Phố thị



Chương 145. Lên Phố thị

Do thuyền nhỏ lại chở nhiều người lên thuyền đi khá chậm. Sau hai canh giờ mọi người cũng về đến làng của ông lão. Về đến nơi ông lão nhanh nhẹn mời mọi người vào trong nhà nghỉ tạm. Đó là một căn nhà nhỏ lợp mái rạ cũ nát cũng đã thủng lỗ chỗ. Căn bếp cách đó khoảng mười mét, sau khi rót nước cho mọi người, Ông lão vào bếp lấy rá thằng cháu thấy thế nói.

-Ông định nấu cơm à, gạo hết từ hôm qua rồi mà. Ông bảo hôm qua biển động nên hôm nay có nhiều cá. Cố gắng bắt nhiều cá để có tiền mua gạo giờ lại về tay trắng thì hôm nay ăn gì ?

Ông lão mắng cháu

-Cứu người là phúc còn hơn xây bảy tầng tháp đấy, để ông qua nhà hàng xóm vay ít gạo để nấu nồi cháo cho khách. Họ chống chọi cả đêm chắc cũng đói lắm đã giúp người phải giúp cho trót cháu ạ.

Dù hai ông cháu nói chuyện nhỏ trong bếp nhưng căn bếp gần nhà, Mạnh từ khi tập luyện nội công do Trương Tam Phong hướng dẫn thì thính lực khá tốt nên anh nghe khá rõ câu chuyện hai ông cháu. Khi ông lão đi ra gian chính để ra ngoài thì anh chặn lại nói.

-Chúng tôi cũng có một số đồ dự trữ nên không đói, hiện có việc gấp lên muốn lên phố thị gần nhất. Không biết chúng cách đây bao xa.

Ông lão còn chưa kịp trả lời, thằng cháu từ phía sau nói chen vào.

-Phố thị sầm uất lắm, nhiều cửa hàng bán quần áo, đồ chơi, bánh kẹo cháu rất thích. Từ đây lên đó khoảng nửa ngày đường nếu các chú cần cháu dẫn các chú đi.

Mạnh lấy ra ít bạc vụn đưa ông lão.

-Phiền ông thuê giúp chúng tôi hai xe bò để đưa chúng tôi lên phố thị, số tiền thừa ông cứ giữ lấy mà dùng.

Ông lão định từ chối nhưng nghĩ đến chĩnh gạo trong nhà đã hết liền cầm tiền đi thuê xe. Chẳng bao lâu đã có hai chiếc xe bò đi đến trước cửa, làng đánh cá này nghèo không có xe ngựa thuê được xe bò đã là sang lắm rồi. Còn không thì chủ yếu là đi bộ. Mọi người sắp xếp lên hai xe, ông lão và đứa cháu đánh một xe, một người chủ xe bò đánh một cái, hai xe chầm chậm tiến về phố thị.



Đêm hôm qua mọi người đã bàn bạc, sau khi lên bờ phải đi về phố thị để nghỉ ngơi, sau đó người lái thuyền xe thuê ngựa ở dịch trạm tìm nơi có chi nhánh của thương hội gần nhất để báo về cho ông chủ. Từ đó ông chủ thu xếp thuyền nhanh nhất đón mọi người. Việc đưa người lạ vượt biên là t·rọng t·ội nên không có gan và quan hệ không ai dám làm.

Đi nửa ngày cũng lên phố thị, ở đây có mấy dãy phố xây bằng gạch, đường xá rộng rãi có nhiều cửa hàng buôn bán. Nơi này gần biên giới nên ngư xà hỗn tạp, thỉnh thoảng vẫn có những v·ụ đ·ánh n·hau g·ây t·hương t·ích. Quan quân nơi đây cũng lười quản miễn là không x·ảy r·a á·n m·ạng trong phố thị thì coi như mắt nhắm mắt mở cho qua. Đến nơi cũng đã tới giờ Ngọ cảm thấy đói bụng Mạnh liền bảo ông lão đến đại tửu lầu lớn nhất để mọi người dùng bữa. Đứng trước tửu lầu cao ba tầng gỗ to lớn, người ra vào ai cũng ăn mặc sang trọng cậu bé nhìn trầm trồ. Mạnh kéo tay cậu bé và nói với ông lão mọi người cũng vào ăn đi. Lát chở chúng tôi mua ít đồ rồi mới về. Ông lão và người đánh xe ái ngại nhìn nhau rồi cũng bước vào. Nhìn thấy cách ăn mặc của Mạnh và mấy người đi cùng có vẻ là vệ sĩ đóan là nhân vật lớn lên đích thân chủ quán chạy ra mời mọi người. Sợ ông lão ngại bị mọi người nhìn lên Mạnh bảo chủ quán sắp cho một gian phòng riêng để mọi người ăn uống cho thoải mái.

Chủ quán không dám sơ suất mời anh lên căn phòng tầng ba, nhìn ra một hồ lớn khá đẹp mắt. Khi mọi người ăn tọa anh gọi các món ăn ngon nhất mỗi món hai phần để mọi người ăn thoải mái. Chủ quán hỏi

-Quan khách có dùng rượu không, ở đây chúng tôi có rượu nữ nhi hồng đặc biệt ủ đã ba năm. Mỗi bình trị giá hai lạng bạc

Mạnh gật đầu

-Vậy cho ta hai bình

Ông lão nghe xong giật mình, mỗi bình rượu đủ ông tiêu một năm đúng là nhà giàu cách tiêu tiền cũng khác. Rượu được mang lên, Tuất cẩn thận mở ra rót cho Mạnh một chén, anh uống thử thấy rượu có mùi thơm nhẹ độ cồn khoảng ba mươi độ. Rượu này so với rượu của anh còn kém vài phần nhưng cũng tạm được. Sau đó mọi người dùng bữa. Lần đầu tiên có bữa ăn ngon lên cậu bé cũng khó kiềm chế, lấy cả tay cầm đùi gà ăn, ông lão phải liên tục nhắc cháu ăn từ tốn. Mạnh cười nói.

-Cứ để cháu ăn tự nhiên, ta thuê riêng phòng là để mọi người thoải mái không cần phải câu nệ.

Sau bữa ăn mọi người uống chén trà và nghỉ ngơi. Mạnh hỏi ông già về bố mẹ cậu bé được nghe gia cảnh của Cậu anh cũng thấy cảm khái. Ông già nói.

-Bố mẹ mất sớm lão cũng già rồi cũng mong ông trời cho sức khỏe nuôi cháu đến lúc trưởng thành.

Mạnh xin chủ quán tờ giấy ghi mấy chữ rồi đưa cho ông già nói. Khi nào cậu bé đủ mười tám tuổi thì bảo cậu ấy cầm bức thư này đến địa chỉ ghi trên phong bì người ra sẽ nhận cậu vào làm việc. Bây giờ nếu có điều kiện nên cho cậu ấy đi học để sau này làm việc đỡ vất vả, có cái chữ cũng hơn.



Ông lão gật đầu cảm tạ, nhưng trong lòng lo lắng giờ ăn không đủ tiền đâu cho cháu đi học. Sau khi nghỉ ngơi mọi người lại dạo quanh phố huyện, vì mọi người mất hết trang phục nên anh đề nghị mọi người vào hàng vải khá lớn mua cho mỗi người mấy bộ quần áo. Anh cũng tặng ông lão và cậu bé mỗi người hai bộ quần áo. Hiệu vải lớn nên có thợ đến may đo rất nhanh hẹn hai ngày sau đến lấy đồ. Ngay gần cửa hàng vải có hàng bán gạo nên anh cũng vào đó mua mấy bao gạo và muối tặng ông lão.

Sau khi mua sắm xong, Mạnh chọn khách sạn khá lớn để cho mọi người nghỉ ngơi. Khách sạn có tên Cửu Ngư Khách Sạn có hình chín con cá đắp nổi trên biển hiệu. Thấy Mạnh bước vào đoán anh là người có tiền, chủ khách sạn chạy tới chào hỏi.

-Chào mừng quý khách tới khách sạn lớn nhất ở đây. Không biết quý khách muốn ở phòng loại nào, cần bao nhiêu cái.

Mạnh hất hàm hỏi

-Ngươi có khu nào biệt lập cho năm người ở không, chúng ta không thích làm phiền.

Chủ khách sạn niềm nở nói.

-Chúng tôi có một khu riêng phía hậu viện nhìn ra sông phong cảnh rất đẹp. Để tôi dẫn ngài tới xem, thuê cả khu là năm lạng bạc một ngày.

Mạnh gật đầu

-Đưa ta tới đó.

Chủ khách sạn sai tiểu nhị xách đồ còn bản thân dẫn anh đi xem. Phía sau khách sạn có một vườn hoa nhỏ dẫn tới khu biệt viện hai tầng lợp ngói xanh. Lên tầng hai có căn phòng lớn nhất ở chính giữa chủ quán nhanh nhẹn mở cửa phòng. Căn phòng khoảng bốn mươi mét vuông có giường và phòng tắm riêng. Cửa sổ nhìn ra phía sau bờ sông khá mát. Cạnh là phòng nhỏ hơn chắc thường để cho người phục vụ hoặc gia nhân. Mạnh gật đầu

-Ta thuê cả khu này nửa tháng, thuê nhiều có giảm giá chứ.



Chủ khách sạn gật đầu.

-Ngài thuê nhiều tại hạ bớt còn bốn lạng một ngày.

Sau khi chuyển đồ đạc lên Mạnh giữ lại mấy bao gạo và muối trên xe. Anh nói với ông lão.

-Ông có ơn cứu chúng ta có chút quà nhỏ này gọi là lòng thành mong ông nhận cho.

Ông lão gật đầu nói.

-Vậy xin cám ơn ngài.

Anh đưa cho cậu bé tờ ngân phiếu.

-Ta cho cháu số tiền này, cháu chỉ được dùng để học hành, sau này lớn trưởng thành đến chỗ ta dặn. Nhớ báo đáp ân tình ông nuôi dạy cháu thay bố mẹ nhé. Sau này nếu ta biết cháu không nghe lời ông ta sẽ trừng phạt cháu.

Cậu bé vội cám ơn và hứa sẽ chăm sóc ông. Thấy Mạnh đưa tiền cho cậu bé ông lão nói.

-Ngài cho chúng ta gạo muối là đủ rồi, tiền này ông cháu tôi không dám nhận.

Mạnh nói

-Đây là ta cho cháu để cháu học thành tài, thay bố nuôi ông. Số tiền này để học hành không phải để tiêu dùng hàng ngày. Mong sau này cháu nên người nên ông không được từ chối.

Nhìn Mạnh quay vào hai ông cháu cúi người cảm tạ. Sau đó người ông cầm tờ ngân phiếu lên nhìn kỹ. Tờ ngân phiếu trị giá một trăm lạng bạc số tiền này đủ để ông cho nó chỉ việc ăn và học cho đến lúc trưởng thành. Ông lão nhìn lên bầu trời mắt nhòa lệ. Đúng là ông trời có mặt, cháu ông đã có cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.