Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 1690: Tôi bảo lưu ý kiến



Liễu Tuấn thản nhiên nói: "Thời gian đó là như ong vỡ tổ, bây giờ vẫn là như ong vỡ tổ, trên bản chất cũng không có bất cứ sự khác biệt nào, vẫn là vì tranh hạng mục, tranh tài chính, tranh chính sách. Rất nhiều địa phương sở dĩ muốn xây khu Khai phá, mục đích căn bản không phải vì phát triển kinh tế mà là vì tranh mấy thứ này. Bởi vì mấy thứ này sau khi tranh tới tay, mỗi hạng mục đều có số liệu rất khả quan, cũng rất dễ làm ra chiến tích, nếu chỉ như vậy cũng không có gì, mà rất nhiều cán bộ thậm chí còn không chỉ ôm mục đích như vậy. Họ yêu cầu xây nhiều khu Khai phá khu kinh tế mới như vậy căn bản là muốn mở rộng đội ngũ cán bộ để mà dễ an bài thân tín của họ thôi."

Uông Quốc Chiêu trầm ngâm, hình như có cái gì không tiện mở miệng.

Liễu Tuấn hơi giương mày lên: "Đồng chí Quốc Chiêu, tất cả mọi người là đồng chí trong một ban, có chuyện thì cứ nói thẳng. Tôi hy vọng mọi người trên vấn đề liên hệ với nhau có thể nói thoải mái."

Uông Quốc Chiêu gật đầu: "Tỉnh trưởng, tôi thừa nhận lời của ngài nói có đạo lý, nhưng mà tình huống hiện thực chính là như vậy, tồn tại chính là hợp lý. Làm cán bộ lãnh đạo chủ chính địa phương thì phải làm ra chiến tích là điều đương nhiên. Dù sao rất nhiều công tác cụ thể đều là do cán bộ của cơ sở họ đi hoàn thành, có đôi khi chúng ta cũng phải chiếu cố một chút cảm nhận của họ."

Những lời này của Uông Quốc Chiêu xem như là nói rất trực tiếp, giọng điệu cũng thành khẩn.

Nước trong quá sẽ không có cá, người để ý quá sẽ không có bạn bè!

Tất cả mọi người đều ở trong cùng một quy tắc, chỉ là địa vị cao thấp khác nhau, nhưng hoàn cảnh sinh tồn là như nhau. Các cán bộ phía dưới muốn làm ra chiến tích là rất bình thường, Liễu Tuấn thân là tỉnh trưởng, còn không phải là cũng muốn làm ra chiến tích hay sao? Liễu Tuấn lại kiên quyết muốn kìm lại những nghị án này, chẳng khác nào "là địch" với toàn bộ cán bộ trung tầng và cơ sở. Hủy chiến tích của người, chặn tài lộ của người là việc khiến người rất hận.

Uông Quốc Chiêu nói ra những lời như vậy rất khó nói là chỉ vì tìm lý do cho nghị án của mình, nếu nói từ ý nghĩa nào đó cũng là đang nhắc nhở Liễu Tuấn, đừng khư khư cố chấp, đối nghịch với đại bộ phận cán bộ toàn tỉnh. Tỉnh A Lúc này, Liễu tỉnh trưởng còn xa mới đạt được quyền uy "giang sơn nhất thống", "nhất ngôn cửu đỉnh", thậm chí trên đầu còn đội cái mũ "thay quyền tỉnh trưởng". Nếu thật sự trêu chọc hết những cán bộ phụ trách chủ chốt của những thành phố này, rồi ai cũng không tới để ý tới anh, tự mình làm việc của mình, lẽ nào Liễu tỉnh trưởng anh còn có thể bỏ đi hết những thị trưởng và bí thư Thành ủy hay sao?

Nếu như Liễu Tuấn thật khinh xuất như vậy, chỉ sợ đến lúc đó người đứng không vững gót chân, ngược lại là Liễu tỉnh trưởng!

Liễu Tuấn không có tức giận mà nghiêm túc nói: "Đồng chí Quốc Chiêu, tuỳ việc mà xét đi, vì sao chúng ta không chỉnh đốn những khu Khai phá và khu kinh tế hiện có để bắt tay tranh thủ làm ra chiến tích? hạng mục và tài chính có thể tranh thủ được thì chúng ta tận lực đi tranh thủ, tôi cho rằng đây mới là con đường hợp lý để phát triển kinh tế. Như đồng chí nói, tỉnh A cơ sở kém, kém hơn mấy tỉnh phát triển vùng duyên hải, vậy thì càng không thể dằn vặt lung tung. Chúng ta phát triển kinh tế thì phải làm đến nơi đến chốn, một bước một vết chân đi về phía trước để thấy được phương thức phát triển, những thứ vô vị không thích hợp thì chỉ lãng phí tài lực và tài nguyên hữu hạn, lưu lại cũng chỉ là khó khăn chồng chất. Làm tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng của tỉnh A, chúng ta phải phụ trách đối với toàn tỉnh, đây là vấn đề nguyên tắc trái phải rõ ràng. Nếu chỉ bởi vì cán bộ phía dưới có nhu cầu này mà chúng ta không để ý tới nguyên tắc, không để ý tới thực tế đi nhân nhượng họ, như vậy chúng ta ngồi ở vị trí này còn có gì cần thiết nữa không?"

Trên khuôn mặt như giếng cổ không gợn sóng của Uông Quốc Chiêu dần hiện ra vẻ kích động, nhưng chợt lóe trôi đi, rất nhanh khôi phục lại hình dạng cũ.

"Tỉnh trưởng, chúng ta có thể nghiêm túc cân nhắc một chút, đối với những khu Khai phá mới nếu quả thực cần thiết và có điều kiện thành lập thì có thể suy nghĩ phê chuẩn, đối với những khu Khai phá quả thực không có điều kiện thì tạm thời hoãn xây!"

Uông Quốc Chiêu đưa ra biện pháp chiết trung.

Có lẽ ở trong lòng hắn cũng tán thành quan điểm của Liễu Tuấn, nhưng hắn lại đang gánh vác "sứ mệnh". Điều này khiến Uông Quốc Chiêu rất mâu thuẫn.

Liễu Tuấn không nóng lòng trả lời vấn đề mà suy nghĩ một lát mới nói: "Đồng chí Quốc Chiêu, thời kì đặc biệt, khu Khai phá mới tạm thời không thể xây. Trước hết chúng ta phải ổn định thế cục, chỉnh đốn các khu Khai phá hiện có, chỉ sau khi chỉnh đốn hoàn tất các khu Khai phá hiện có, nếu như quả thực cần thiết mới có thể suy nghĩ vấn đề xây khu Khai phá mới."

Phải nói, đây là quyết định của Liễu Tuấn.

Cái gọi là thời kì đặc biệt, trong lòng Uông Quốc Chiêu biết rõ. Hiện tại không chỉ mấy tỉnh Đông Nam, rất nhiều tỉnh thị khác cũng đều đưa ra khẩu hiệu xây khu Khai phá, đại kiền khoái thượng. Bên kia đã bắt đầu tiến thêm một bước phát động lực lượng. Tiềm lực của bên kia quả kinh người, lần này phát động, có thể nói là "ứng giả vân tập". Tương đối mà nói, thực lực của Nghiêm Liễu hệ tại mỗi tỉnh thị có vẻ yếu hơn.

Giống như nội bộ của bên kia cũng tồn tại sự chia rẽ, tình hình chia rẽ tại nội bộ của Nghiêm Liễu hệ cũng rất nghiêm trọng. Một số trên truyền thống được cho rằng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nghiêm Liễu hệ vậy mà cũng có bộ phận hưởng ứng lời "kêu gọi" của bên kia. Là đại lão của phe phái mình tại trước đài, mấy ngày nay Nghiêm Ngọc Thành vì điều hòa tiếng nói bất đồng tại nội bộ phe phái mà có thể nói là lo lắng hết lòng.

Nhưng hiệu quả cũng không rõ rệt.

Bất kể là đại phái hệ nào kỳ thực đều là một tổ chức đồng minh rời rạc, lực lượng trung kiên chân chính cũng không phải nhiều lắm, càng nhiều đó là thế lực tự do ở bên ngoài, trên lý niệm chính trị hoặc là trên quan hệ truyền thống nên mới tương đối dựa vào một tập đoàn chính trị nào đó mà thôi. Khi ở trước mặt một ván cờ lớn quyết định đến số phận và tiền đồ, những thế lực ngoại vi này đầu tiên nghĩ đến chính là tự bảo vệ mình.

Mắt thấy quy mô tiến công của bên kia, một bộ phận người đã không có lòng tin quá lớn đối với Nghiêm Liễu hệ có thể thắng lợi hoặc là nói có đủ tự bảo vệ mình hay không. Tại thời gian này, lựa chọn bày tỏ với bên kia cũng là một loại sách lược cầu sinh.

Càng là như vậy, lúc này Liễu Tuấn tại tỉnh A càng không thể nhượng bộ. Nếu như con trai của Liễu Tấn Tài cũng đều thỏa hiệp với Lưu Phi Bằng, cán bộ Nghiêm Liễu hệ khác thì càng có lý do áp dụng "kế sách tạm thích ứng".

Uông Quốc Chiêu cũng chậm rãi nói: "Tỉnh trưởng, tôi bảo lưu ý kiến của tôi!"

Liễu Tuấn không biến sắc, gật đầu.

Y không còn đường thối lui, Uông Quốc Chiêu cũng vậy.

Trong lòng cả hai đều biết rõ.

Dưới loại tình hình này, có nổi giận với Uông Quốc Chiêu cũng vô dụng.

***

Quả nhiên, Uông Quốc Chiêu ở trên hội nghị Thường vụ Chính phủ tỉnh được tổ chức sau đó, lần thứ hai đưa ra những nghị án này. Có điều nghị án mà Uông Quốc Chiêu chính thức đề xuất lại có chút khác biệt với tư liệu Hứa Vân Huy đưa cho Liễu Tuấn. Các loại hạng mục như kiến trúc siêu cao tầng, trung tâm tài chính và quảng trường siêu cấp đã từng bị Liễu Tuấn nghiêm khắc phê bình qua tất cả đều tiêu thất không gặp. Uông Quốc Chiêu tập trung "hỏa lực" ở trên xây khu Khai phá và khu kinh tế mới, tổng cộng đưa ra 17 khu Khai phá, trong đó ba cơ cấu cấp Phó sở, 14 cơ cấu cấp Chính xử, tất cả đều là những khu Khai phá lệ thuộc trực tiếp của thành phố cấp khu.

Khi Uông Quốc Chiêu đề xuất những nghị án này, vài vị phó tỉnh trưởng đều lấy ánh mắt khó hiểu nhìn hắn.

Ông này chẳng lẽ còn không rõ thái độ của Liễu Tuấn sao? Còn muốn đưa lên cửa cho Liễu Tuấn "sửa chữa" một phen? Thời gian Liễu Tuấn vẫn là phó tỉnh trưởng hữu danh vô thực đã ngang nhiên làm Lưu Phi Bằng bẽ mặt tại trận, hôm nay chính vị tỉnh trưởng, Uông Quốc Chiêu lại là trợ thủ của y, thế chủ khách đã hoàn toàn nghịch chuyển, phần thắng của Uông Quốc Chiêu càng không đáng nói đến.

Thích tự ngược đãi bản thân hả?

Tuy nhiên tình hình lần này lại khác hoàn toàn lần đó, Liễu Tuấn còn chưa lên tiếng thì các phó tỉnh trưởng khác đã đều lên tiếng "bác bỏ" Uông Quốc Chiêu.

Loại tình hình này cũng hơi ngoài dự liệu của Uông Quốc Chiêu.

Phó tỉnh trưởng Thường ủy Sài Thiệu Cơ là người đầu tiên nhảy ra phản bác, đây cũng là điều đương nhiên. Dù cho ai cũng biết Sài Thiệu Cơ là đệ nhất tâm phúc của Liễu Tuấn.

Lúc này Sài Thiệu Cơ còn thân kiêm vài chức, vừa phó tỉnh trưởng lại là bí thư Thành ủy Tống Đô. Đương nhiên, công tác hằng ngày của TP.Tống Đô là do thị trưởng Tô Kiệt chủ trì. Liễu Tuấn có ý định muốn Tô Kiệt thay thế Sài Thiệu Cơ đảm nhiệm bí thư Thành ủy, khi liên hệ với Lưu Phi Bằng thì hắn lại từ chối cho ý kiến.

Sau khi Sài Thiệu Cơ đảm nhiệm phó tỉnh trưởng, Lưu Phi Bằng cũng tìm Tô Kiệt nói qua, thể hiện ý mời chào. Nhưng Tô Kiệt không xác thực tỏ thái độ, trước mặt bí thư Tỉnh ủy vâng vâng dạ dạ, cũng không cho thấy ý muốn "dựa vào". Lưu Phi Bằng biết ngay là Tô Kiệt đã xếp lại hàng và ôm lấy bắp đùi của Liễu Tuấn.

Chuyện như vậy là không thể chân trong chân ngoài. Giả sử Tô Kiệt ở trước mặt Liễu Tuấn biểu thị quyết tâm, nhưng lại bởi vì một lần nói chuyện của Lưu Phi Bằng liền lập tức "đầu minh chủ khác", đây coi như là phạm vào điều tối kỵ trên quan trường. Liễu Tuấn vì bảo hộ quyền uy của mình sẽ trăm phương nghìn kế bắt lấy Tô Kiệt.

Quan hệ lợi hại trong đó Tô Kiệt phân tích được rất rõ.

Tiền đồ đi theo Liễu Tuấn không nhất thiết kém hơn tiền đồ đi theo Lưu Phi Bằng.

Không tranh thủ được Tô Kiệt, Lưu Phi Bằng cũng không phải quá tức giận. Dù sao cán bộ cấp bậc như Tô Kiệt vẫn chưa phải rất quan trọng, nhưng Lưu Phi Bằng cũng không muốn để cho Liễu Tuấn quá đắc ý được. Chung quy không thể phàm là cán bộ anh nhìn trúng thì đều có thể quan thăng nhất cấp.

Sự việc tạm thời cứ không mặn không nhạt kéo dài như thế.

Sài Thiệu Cơ đứng ra phản bác, ngôn từ cũng như ý của Liễu Tuấn, chỉ không kịch liệt như Liễu Tuấn thôi, chưa từng trực tiếp khiển trách "hồ đồ".

Điều này thì Uông Quốc Chiêu không bất ngờ.

Ngoài ý muốn chính là mấy vị phó tỉnh trưởng khác cũng đứng ra phản bác nghị án của hắn, bao quát cả nữ phó tỉnh trưởng Hầu Vĩnh Hồng, có ba phó tỉnh trưởng đều minh xác biểu thị ý kiến phản đối.

Cộng thêm Sài Thiệu Cơ đã có bốn phó tỉnh trưởng lựa chọn ủng hộ Liễu Tuấn, vừa vặn đã chiếm một nửa số phó tỉnh trưởng. Trong đó một hai vị Uông Quốc Chiêu vốn tưởng rằng họ sẽ áp dụng thái độ trung lập, không ngờ lại hạ quyết tâm nhanh như vậy.

Vừa nghĩ đến điểm này, ánh mắt của Uông Quốc Chiêu liền lơ đãng đảo qua trên mặt người thanh niên ngồi trên vị trí chủ tịch.

Động tác của Liễu Tuấn thực sự rất nhanh, lại không biết y thế nào thuyết phục được những phó tỉnh trưởng này? Có lẽ là các phó tỉnh trưởng nhận rõ tình thế, một lần nữa xếp lại hàng đội, chủ động dựa vào Liễu Tuấn chăng?

Dưới cục diện hỗn loạn như lúc này thì đây cũng có thể coi là lựa chọn chính xác. Mặc kệ đi theo Lưu Phi Bằng hay là đi theo Liễu Tuấn, then chốt là phải sớm hạ quyết định, bằng không thì rất có thể sẽ bị "ngộ thương" khi song phương hỗn chiến.

Có bốn vị phó tỉnh trưởng công khai phản bác, Liễu Tuấn thì không cần nói, chẳng khác nào như đã biểu quyết.

Uông Quốc Chiêu cũng không tức giận, rất lễ phép hướng Liễu Tuấn gật đầu, vẫn là câu châm ngôn kia: "Tôi bảo lưu ý kiến cá nhân."
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.