Tạm Biệt Versailles

Chương 23



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Cuộc đàm phán bắt đầu.

Cuộc đàm phán dài dòng không kém chiến tranh bảy năm, còn nảy sinh vô số vấn đề.

Sau ba tháng giằng co, tháng hai năm 1763, Hiệp ước Hubertusburg [1] được ký kết.

[1] Chiến tranh Bảy năm kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Hubertusburg và Hiệp ước Paris vào tháng 02/1763. Trong Hiệp ước Paris, Pháp mất chủ quyền đối với Canada và phải trao Louisiana cho Tây Ban Nha, trong khi Anh được nhận Florida của Tây Ban Nha, Thượng Canada và nhiều thuộc địa của Pháp ở nước ngoài. Các hiệp ước đảm bảo quyền lực tối cao về thuộc địa và hàng hải của Anh và củng cố 13 thuộc địa tại Mỹ bằng cách loại bỏ các đối thủ châu Âu của họ ở phía bắc và phía nam. Mười lăm năm sau, nỗi hận cay đắng của Pháp khi mất gần như toàn bộ thuộc địa đã góp phần khiến họ can thiệp vào Cách mạng Mỹ, đứng về phía những người Ái quốc (muốn giành độc lập từ Anh).

Phổ ỷ Sa Hoàng Nga phản chiến, chiếm được ưu thế lớn, cắn chặt đàm phán không buông. Song phương miễn cưỡng đạt thành nhất trí.

Phổ giữ lại thuộc địa, nhưng phải hứa hẹn bỏ phiếu cho đại công tước Joseph trong cuộc tuyển cử Hoàng Đế Thánh Chế La Mã.

Từ thế kỷ XIII tới nay, Hoàng Đế Thánh Chế La Mã đều được bỏ phiếu bầu chọn. Ngoại trừ Hoàng Đế Franz hiện tại và Karl VII, tất cả Hoàng Đế đều xuất thân Vương triều Habsburg.

Đối với Áo, tương lai con trai Maria Theresa lên làm Hoàng Đế là chuyện vô cùng quan trọng.

Antonia nhớ lại một chuyện khác.

Thật ra anh Joseph không giữ chức Hoàng Đế Thánh Chế La Mã lâu.

Hai năm sau, phụ thân họ chết vì một cơn đau tim, khi đó anh trai Leopold [2] và công chúa Maria Luisa [3] của Tây Ban Nha mới kết hôn được vài ngày.

Phụ thân hưởng dương 54 tuổi.

Cô không biết ngăn cản căn bệnh cấp tính của phụ thân bằng cách nào, cũng không thể bàn bạc với người khác.

Bỗng chốc cuộc sống theo quy luật chìm trong lo lắng.

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Từng ngày trôi qua, Antonia tiếp tục đọc sách, bắn súng, luyện kiếm, trò chuyện với Isabella, chơi trốn tìm với Sisi chập chững tập đi. Thỉnh thoảng cô sẽ tới thăm nhà giả kim miệng đầy lời nói dối…

Ngoại trừ đống bản thảo nhìn thì lợi hại nhưng kỹ thuật vẽ dở tệ, sáng chế của anh gần như không có tiến triển.

Chiến tranh kết thúc, đàm phán xong xuôi, Áo và Pháp bắt tay thảo luận đề tài mang tính dài lâu – Liên hôn.

Người đầu tiên nghĩ tới chuyện này là Thủ Tướng Wenzel Anton von Kaunitz luôn cập nhật xu hướng nước Pháp.

Joseph và Thủ Tướng bàn bạc, vui vẻ kể lại với vợ và em gái, khả năng cao Nữ Hoàng muốn chọn một cô công chúa lớn tuổi cho Quốc Vương Pháp.

Dù sao tình nhân Pompadour của Quốc Vương triền miên trên giường bệnh, mắt thấy sắp đi gặp Thượng Đế.

“Thôi đi.” Antonia không chút nghĩ ngợi đáp: “Ông ta không thích có một vị Vương Hậu kè kè quản ông ta.”

Joseph và Isabella ngạc nhiên, lúc này Antonia mới phát hiện bản thân lỡ lời.

Cô hắng giọng: “Sao thế? Em nghe trộm chuyện này ở cung điện mùa đông.”

Ngại quá, bệ hạ Ekatarina, ta đành mượn cung điện mùa đông của ngài mấy lần.

Sau khi bàn bạc lại, Joseph phát hiện tin tình báo em gái nghe được ở cung điện mùa đông chuẩn xác tới đáng sợ. Tuy đại thần nước Pháp thuyết phục quân chủ kết hôn với một vị Vương Hậu nước Áo, nhưng Quốc Vương Pháp không hứng thú.

Hiện tại anh ấy không hề ngạc nhiên, chỉ còn hoài nghi. Có lẽ nên phái quan ngoại giao tới Nga thăm dò… Cũng có thể do nơi đó lạnh, các quan ngoại giao say quá chén, bởi vậy bàn bạc nhiều tin đồn cung đình hơn thường ngày?

Quốc Vương Pháp không muốn cưới công chúa Áo, lựa chọn tiếp theo là Thái Tử Pháp cưới công chúa Áo.

Louis XV không cần Vương Hậu, càng không cần con dâu người Áo. Joseph có vợ, đương nhiên không muốn làm con rể của Louis XV.

Quan ngoại giao bàn tới bàn lui, cuối cùng đưa ra lựa chọn – Tuy con trai của Louis XV bệnh nặng, không thích hợp liên hôn, nhưng vài năm sau cháu trai Louis Auguste sẽ tới tuổi kết hôn.

Mọi người đều biết Vương tử mới chín tuổi, nếu gả công chúa nước Áo, vậy tuổi không thể cách xa. Điều đó có nghĩa đối tượng được nhắm đến là những cô công chúa nhỏ.

Từ trước tới nay Vương triều Habsburg vốn rộng rãi, hôn nhân của Hoàng tử công chúa không cần theo thứ tự. Chỉ cần tuổi đôi bên không cách xa nhau, bọn họ lập tức có thể kết hôn.

Hoàng thất có mười sáu đứa nhỏ, lỡ đứa nhỏ nào luẩn quẩn không chịu kết hôn, vậy chẳng phải chậm trễ em trai em gái phía sau?

Bởi vì truyền thống tốt đẹp của Vương triều, Áo kiên quyết liên hôn với Pháp.

Châm ngôn nhà Habsburg là: Mặc xác các nước khác chém giết, Áo liên hôn.

Ai cũng được thần chiến tranh ủng hộ, Áo chỉ cần Aphrodite [4] ban ân.

[4] Vị thần tình yêu, sắc đẹp.

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Hôn sự của Johanna được quan tâm hàng đầu. Cô ấy là nữ đại công tước thứ tám nhà Habsburg, năm nay mười ba tuổi, hai năm sau sẽ gả cho Ferdinand của Napoli và Sicily.

Tầm quan trọng của Napoli kém xa nước Pháp.

Nữ Hoàng đặc biệt coi trọng mối hôn nhân với Pháp.

Đáng tiếc tuy Áo nhiệt tình, Pháp lại tỏ thái độ được chăng hay chớ.

Phải đến tận tháng tư năm 1764, song phương mới nghiêm túc bàn bạc chuyện này.

Trong khoảng thời gian đó, Quốc Vương Ba Lan – Litva băng hà. Sa Hoàng Nga mang quân đội tới Ba Lan, ép quý tộc Ba Lan đưa tình nhân cũ của cô ta – Stanisław August Poniatowski [5] lên ngai vàng.

Joseph được em gái nhắc nhở, lưu ý hướng đi của Nga, phản ứng vô cùng nhanh chóng, nhưng không ngờ Quốc Vương Friedrich nước Phổ đi trước một bước.

Ông ta bắt tay với Ekaterina, Phổ và Nga kết thành đồng minh, ngang nhiên tuyên bố bọn họ nhằm vào Áo và Pháp!

Quốc Vương Pháp đứng ngồi không yên.

...

Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Chiều hôn đó, Antonia mới từ cung Hofburg về Schönbrunn chưa được bao lâu, đang nhàn nhã ngắm cảnh xuân ngoài hoa viên, Carolina hếch cằm đi vào. Cô ấy khoe khoang chuỗi trân châu vô cùng xinh đẹp mình mới tìm được.

“Chưa từng thấy viên trân châu vừa to vừa sáng như này đúng không?” Carolina đắc ý, “Chị gọi nó là ‘Đôi cánh thiên sứ’.”

Trân châu bóng loáng tỏa màu sắc rực rỡ, giống hệt cánh chim thiên sứ.

Hai bên trân châu khoan lỗ nhỏ, xỏ vào một chiếc lắc tay. Tuy nó không xa hoa xinh đẹp như vòng trân châu thời đại này, nhưng bản thân nó cũng rất mỹ lệ.

“Ừ…” Antonia ngẩn ngơ, mỉm cười đáp: “Đẹp lắm.”

Carolina đỏ mặt, kéo tay Antonia, dúi chiếc lắc vào tay cô, “Tặng em.”

Antonia lườm cô ấy, lại thấy Carolina hếch cằm lẩm bẩm, “Chị có nhiều lắm, không hiếm lạ.”

Antonia nhìn chiếc lắc trong tay, mỉm cười, “Cảm ơn chị.”

Vòng qua vòng lại, cuối cùng chiếc lắc vẫn trong tay cô. Kiếp trước Carolina cũng tặng cô, khi đó cô chuẩn bị kết hôn.

Tuy tiếc nuối vì không thể mang chiếc lắc tới Pháp, nhưng sau này cung Schönbrunn mang đồ vật của cô tới Versailles, trong đó cũng có chiếc lắc tay của Carolina.

Antonia đang định đeo lên, đột nhiên bóng dáng nhỏ gầy vọt vào hoa viên, “Antonia!”

Maximilian thở hồng hộc, hô to: “Tiêu rồi tiêu rồi, em nghe nói người Pháp chọn chị!”

Lịch sử thay đổi.

Kiếp trước Áo và Pháp bị Nga và Đức uy hiếp, đôi bên bắt đầu tìm hiểu Vương tử công chúa của nhau. Ban đầu họ nhìn trúng Carolina.

Maximilian còn chưa kịp nói thêm, phu nhân Brands đứng cách đó không xa nói: “Điện hạ, Nữ Hoàng bệ hạ mời người…”

Bà ấy mất tự nhiên hắng giọng: “Bệ hạ không hài lòng việc học của người.”

Antonia rời hoa viên, quay đầu nhìn thoáng qua.

Bụi thủy tiên trong hoa viên tỏa sáng, cành lá xanh mát vây quanh đóa hoa trắng thơm ngát. Hương hoa xuân quanh quẩn khắp cung điện Schönbrunn.

Mùa xuân năm 1764 sắp qua.

... 

“Antonia, con giỏi lắm.”

Nữ Hoàng trừng con gái út, mắng: “Tiếng Đức không sõi, tiếng Pháp không rành, lịch sử và địa lý dốt đặc cán mai, bàn tay đàn dương cầm còn không bằng chiếc búa…”

Nữ Hoàng bận rộn việc nước, ít khi quan tâm các con – nhất là việc giáo dục các công chúa.

Thời điểm việc nước cần các con, bà mới phát hiện công cuộc giáo dục mười năm nay rối tinh rối mù. Các kỹ năng cần nhất đều không có, đương nhiên bà giận không thể át.

Antonia nghe bà mắng, tự hỏi một chút, quyết định giả vờ khiếp đảm sợ hãi.

“Phu nhân Brands, ta thật sự thất vọng về bà!”

Nữ Hoàng nổi giận chỉ trích phu nhân Brands. Vị bá tước phu nhân này nhận nhiệm vụ dạy dỗ Antonia và Carolina.

Kết quả hai con gái đều không được việc.

“Bệ hạ, thần…” Phu nhân Brands xấu hổ.

“Không cần giải thích.” Nữ Hoàng mất kiên nhẫn, “Bà không cần dạy chúng nó nữa, về nhà đi.”

“Ta sẽ bảo phu nhân Lerchenfeld dạy dỗ các con.”

“Tuân lệnh bệ hạ.” Antonia ngoan ngoãn đồng ý.

“Antonia, con phải hiểu, từ giờ trở đi con sẽ được giáo dục để trở thành Vương Hậu một nước.”

Chẳng lẽ trước kia không phải? Antonia thầm oán.

Nữ Hoàng luôn vạch rõ công chúa phải gả cho quân chủ một nước hoặc người thừa kế tương lai. Nếu người đàn ông đó không kế thừa Vương vị, bà tuyệt không quan tâm.

Đột nhiên cửa phòng mở toang.

Amalia tóc tai lộn xộn xông vào, tức tới đỏ mặt, “Mẫu thân! Con không muốn gả cho Ferdinand! Người biết con yêu Karl, trừ chàng ra con quyết không lấy ai!”

Thị nữ cuống quýt chạy vào, “Điện hạ! Đừng…”

Nữ Hoàng đứng dậy, “Amalia! Ai cho phép con xông vào phòng làm việc của ta? Trông con có giống một công chúa không? Đúng là mất mặt Habsburg!”

“Bệ hạ!” Amalia vừa giận vừa tủi, vọt tới trước mặt Nữ Hoàng, “Vì sao Mimi [6] có thể gả cho người chị ấy yêu, con lại gả cho người con không thương?! Không công bằng!”

Mimi tên Maria Christina, năm nay hai mươi hai tuổi, là công chúa thứ tư, đồng thời là con gái mẫu thân thương yêu nhất. Hiện tại cô ấy đang nghị hôn với Thân vương Albert xứ Saxony [7] – Hai người họ vốn yêu nhau.

Trong mắt Amalia mười tám tuổi, sự bất công của mẫu thân khiến cô ấy phát điên.

Mimi và Thân vương Albert xứ Saxony yêu nhau, cô ấy và Vương tử Karl II August Christian [8] yêu nhau. Đều là Vương tử nước nhỏ, không có quyền thừa kế, vì sao chị gái được chấp nhận, cô ấy lại không được?

Nữ Hoàng lại gần, lạnh lùng nhìn cô con gái phản nghịch: “Amalia, con không có tư cách nói công bằng với ta.”

“Ta sinh con ra, thân là công chúa, con phải tuân lệnh ta, gánh vác nghĩa vụ với đất nước này. Ta là quân chủ một nước, ta yêu cầu con phải gả cho công tước xứ Parma! Người đâu!”

Amalia đỏ mắt, hung tợn trừng Nữ Hoàng, nghiến răng nghiến lợi, “Có chết con cũng không kết hôn!”

“Vậy con chết cho ta xem.” Nữ Hoàng giơ tay, cao giọng, “Thị vệ!”

Thị vệ và thị nữ đi vào, vất vả lắm mới kéo công chúa Amalia không màng hình tượng tay đấm chân đá ra. Nữ Hoàng tức giận thở dốc, muốn uống cốc coffe cho nguôi giận.

Vừa quay đầu, bà thấy con gái út ngồi một bên, ánh mắt bình tĩnh, giống như vừa rồi xem diễn.

Nữ Hoàng chợt nhớ ra vừa rồi mình định làm gì, tạm hoãn cơn giận, “Antonia, về phần con… Ta đã sai người tịch thu kiếm và súng của con. Về sau con đừng mơ tưởng chạm vào nó.”

Antonia ngẩng đầu.

“Vừa rồi con cũng nghe những gì ta nói.”

Nữ Hoàng nhìn cô, “Nghĩa vụ của con là gả cho một vị Quốc Vương đất nước hùng mạnh, hạ sinh người thừa kế, trở thành Vương Hậu. Vũ khí nguy hiểm sẽ làm giảm sức quyến rũ của con, đó mới là giá trị con cần!”

Antonia im lặng hồi lâu, hỏi: “Thưa bệ hạ, nếu tương lai con gặp nguy hiểm thì sao?”

“Con sẽ không gặp nguy hiểm.” Nữ Hoàng quyết tuyệt, “Mọi người sẽ bảo vệ con, hơn nữa không ai coi con là mối đe dọa.”

“Thưa bệ hạ, con nói ‘nếu’.” Antonia ngẩng đầu, “Nếu con gặp nguy hiểm liên quan tới tính mạng…”

“Mấy đứa các con muốn ta tức chết đúng không?”

Nữ Hoàng nổi giận quát: “Được rồi, Antonia, ta nói cho con biết, ai cũng phải chết! Nếu đó là vận mệnh của con, vậy con phải chết vì đất nước này!”

Antonia lẳng lặng nhìn Nữ Hoàng.

Hồi lâu sau cô mỉm cười đứng lên, quỳ gối, “Thưa bệ hạ, con hiểu rồi.”

____

Một số bình luận của cư dân mạng Trung:

– Không thể chịu nổi bà mẹ như vậy.

– Ừm… cảm giác khá khó chịu… Hầy…

____

[2] Leopold II: Leopold II, là Hoàng đế La Mã Thần thánh và Vua của Hungary và Bohemia từ năm 1790 đến năm 1792, Đại vương công Áo và Đại công tước xứ Toscana từ 1765 đến 1790. Ông là con trai thứ của hoàng đế Francis I và Hoàng hậu Maria Theresa, anh trai Vương hậu Marie Antoinette.



[3] Maria Luisa: Infanta Maria Luisa của Tây Ban Nha là Hoàng hậu La Mã thần thánh, Nữ hoàng Đức, Nữ hoàng Hungary và Bohemia, Nữ công tước xứ Tuscany, vợ của Leopold II, Hoàng đế La Mã thần thánh.



[5] Stanisław August Poniatowski: Stanisław II Augustus là vị vua cuối cùng của Ba Lan, Đại công tước của Litva và là vị vua cuối cùng của khối Thịnh vượng chung Ba Lan – Litva (1764 – 1795). 



[6] Nữ Đại Công tước Maria Christina của Áo (1742 – 1798):

Bà là con gái thứ 4 của Nữ hoàng Áo quốc Maria Theresa, trong gia đình thường gọi bà là Maria hoặc Mimi. Maria Christina chào đời vào đúng ngày sinh nhật của mẫu hậu, và là đứa con gái mà Maria Theresa cưng chiều nhất. Vừa là con gái cưng của nữ hoàng, lại được thừa hưởng nền giáo dục tốt nhất, Mimi (tức Maria Christina) rất có năng khiếu trong nghệ thuật đặc biệt là hội họa, bà còn tự vẽ cả tranh cho gia đình. Không những thế, trong các môn ngoại ngữ, bà cực giỏi tiếng Pháp và Ý, và nói tốt tiếng Anh. Và trên hết, trong số những người con của Nữ hoàng Maria Theresa, Mimi là đứa con duy nhất được mẫu hậu cho phép chọn đấng lang quân theo ý mình, trong khi những anh chị em khác của bà phải kết hôn theo mệnh lệnh của mẫu hậu.

Vào năm 17 tuổi, Mimi từng cảm nắng một vị công tước gốc Đức, nhưng Nữ hoàng Maria Theresa không tán thành hôn sự vì cho rằng địa vị của đối tượng không xứng tầm với con gái nữ hoàng. Năm 18 tuổi, Thân vương Albert xứ Saxony đến viếng thăm triều đình Áo, tại đây ngài gặp gỡ Mimi và phải lòng nàng, lúc đó Mimi không để tâm và cũng không ngờ đây là sẽ phu quân của mình.

Trước khi kết hôn, Mimi có mối quan hệ vượt trên mức bình thường với Công chúa Isabelle xứ Parma, vợ của người anh trai Joseph của bà. Mặc dù Isabelle được chồng yêu thương chiều chuộng, bà luôn cảm thấy không hạnh phúc, suốt ngày u sầu buồn bã. Giữa chốn cung đình Áo đầy quy tắc, duy chỉ có Isabelle và Mimi hợp tính nhau đến không ngờ, họ có cùng sở thích, trò chuyện với nhau về âm nhạc và hội họa. Cặp đôi chị dâu – em chồng gắn bó với nhau hệt như tri kỉ, họ viết thư từ cho nhau bằng tiếng Pháp với những ngôn từ lãng mạn. Tuy nhiên, Isabelle liên tiếp sảy thai khiến bà trở nên buồn bã để rồi qua đời vào năm 1763 khi sinh non một đứa bé gái, điều đó khiến trái tim Mimi tan vỡ.

Năm 1763, Thân vương Albert đến dự đám tang của Công chúa Isabelle, ngài và Mimi trở nên thân thiết và yêu nhau. Thân vương Albert không ngờ tình yêu của mình được đáp lại, vì vốn dĩ gia thế ngài quá thấp khi so với địa vị của Mimi. Cặp đôi qua lại với nhau nhưng không công khai. Trái lại Mimi ra sức thuyết phục mẫu hậu, vì là con gái cưng của mình nên Nữ hoàng chấp thuận, và bảo đôi trẻ tạm giữ bí mật vì phụ vương Mimi đã có ý chọn chàng rể khác cho Mimi.

Năm 1765, Hoàng đế Francis qua đời. Vốn đứng về phía con gái cưng, Nữ hoàng Maria Theresa để Mimi kết hôn với Albert, bởi vì còn trong thời gian chịu tang nên hôn lễ được tổ chức với màu chủ đạo là màu đen.

Lo lắng con gái lấy chồng xong không đủ sống sung sướng, Nữ Maria Theresa ban cho Mimi rất nhiều của hồi môn và còn cho phép 2 vợ chồng được sống ở Áo. Không những thế, Maria Theresa còn đưa ra những lời khuyên cho Mimi về cách chiều chồng và làm sao giữ cho chồng không phản bội.

Có thể nói, trong số những đứa con của Maria theresa, Mimi là người hạnh phúc và viên mãn nhất. Bởi những đứa khác không có được phúc phần như thế, chẳng hạn Marie Antoinette thì ai ai cũng rõ số phận bà ấy. Một trường hợp khác là maria Amalia, em gái Mimi, cũng yêu một vị vương tôn thuộc gia thế thấp, bị Nữ hoàng phản đối và bắt kết hôn theo ý bà ấy.

Credit: Công chúa xứ hoa – Máu, tình yêu và nước mắt



[7] Thân vương Albert xứ Saxony, công tước Teschen (11/7/1738, Moritzburg, Saxony – 10/2/1822, Vienna), là Thân vương nhà Wettin, sau này cưới Maria Christina của Áo.



[8] Karl II August Christian: Charles II August Christian là Công tước xứ Zweibrücken từ năm 1775 đến năm 1795, thuộc nhà Palatine của Zweibrücken-Birkenfeld, một nhánh của Nhà Wittelsbach.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.