Thái Ninh Đế là một minh quân. Sau khi lên ngôi, chủ yếu là dựa theo các quốc sách mà Vương Đạo đặt ra trước đây để cai trị đất nước, nhân đức khoan dung, quan tâm dân chúng.
Vương Đạo là người rộng lượng, nói giao quyền là giao quyền, không giống như trước đây kiềm hãm chân tiên đế cản trở hoàng quyền. Một năm này căn bản ở trạng thái thoái ẩn, không quan tâm triều chính. Chỉ có mùng một và mười lăm là đến Đông Cung ở Đài Thành giảng dạy cho Thái tử.
Thái tử năm tuổi có thể nghe hiểu được gì? Chỉ cần một vài kiến thức nhập môn. Vương Đạo hạ bút thành văn là đủ để dạy rồi.
Một năm này Vương Đạo trải qua hết sức yên ổn, được thái giám từ Đông Cung mời đến điện Tử Quang. Nhìn thấy Thái Ninh Đế yếu ớt nằm trên giường bệnh, Vương Đạo cũng bị dọa sợ. Dữu hoàng hậu ở bên cạnh, Vương Đạo cũng không dám hỏi. Trước đó nghe nói sức khỏe của hoàng thượng không tốt, mấy lần lên triều đều không đi mà hủy bỏ. Chúng đại thần chỉ nghĩ là bệnh đau đầu, không để ý. Dù sao thì Thái Ninh Đế chỉ mới hai mươi bảy, dáng người cao to, đang trong thời kỳ tráng niên.
Thái Ninh Đế tràn đầy ý xin lỗi nói với Vương Đạo: "Xin lỗi, lại phải làm phiền đến nhi tử và nhi tức của Vương tư đồ rồi. Cơ thể của trẫm sắp không xong rồi. Bây giờ trẫm cần bọn họ trở lại, ổn định triều cục, để tránh xuất hiện hỗn loạn. Đại Tấn không thể lại chiến tranh được nữa."
Dữu hoàng hậu ngồi bên cạnh rơi nước mắt: "Thật sự không có cách nào cả. Bệnh tình của Hoàng thượng đến quá nhanh, gần đây bản cung đã cố gắng hết sức để giấu giếm, nhưng hoàng thượng thường xuyên không thượng triều, nhất định lòng người sẽ bàng hoàng. Thái tử chỉ mới năm tuổi, các đường thúc trong hoàng tộc đang rục rịch. Huyết thống và bối phận của công chúa Thanh Hà ở đây, phò mã đô úy Tào Thống là Tông chính của hoàng tộc, cần người có đức có tài trở về ổn định cục diện."
Vương Đạo cả kinh, Thái tử mới năm tuổi có thể làm được gì? Chỉ vừa mới biết viết có mấy chữ, làm sao có thể đấu lại mấy phiên vương phe cánh to lớn kia được?
Nếu những phiên vương này ức hiếp xong cô nhi và góa phụ, thì chiến tranh sẽ nối tiếp chiến tranh. Chẳng phải là sẽ diễn ra một loạn bát vương khác nữa hay sao!
Vương Đạo an ủi hoàng thượng mấy lời người hiền tất có thiên tướng, rồi vội vàng quay trở về ngõ Ô Y thương lượng với Tào Thục, gọi con trai và con dâu quay về.
Thào Thục vẫn chưa thoát khỏi kinh hãi khi nghe tin tức đại nạn buông xuống Thái Ninh Đế: "Sao lại vậy? Là mắc phải bệnh gì?"
Vương Đạo suy nghĩ: "Nghe nói hoàng thượng sủng ái Tống phi, chẳng lẽ sa vào mỹ sắc? Năm đó A Hắc (Vương Đôn) chính là bị nữ tử này ép khô."
“Hừ!” Thào Thục chửi vào mặt trượng phu: “Nam tử không quản được bản thân, còn đi trách nữ tử? Cho dù Tống Huy là máy ép, vậy cũng phải là nam tử cam tâm tình nguyện tiến vào cái động kia mới có thể thành công được. Tống Huy chỉ là một nữ tử nhảy múa thổi sáo. Còn thể cầm dao ép bức những nam nhân kia sao?"
Vương Đạo vội vàng nói: "Phu nhân dạy phải, là ta nghe tin đồn nhảm."
Tào Thục lo lắng thay cho Tống Huy: "Tống Huy mang danh yêu phi họa quốc. Nếu như hoàng thượng thật sự ra đi, những người này sẽ không xé xác nàng ấy chứ?"
Vương Đạo nói: "Nhanh gọi Vương Duyệt và Thanh Hà trở về, có bọn họ ở đây, Tống Huy sẽ không sao đâu."
Tào Thục gật đầu.
Sau khi Thanh Hà Vương Duyệt thành thân đã đi ngao du thiên hạ, hành tung bất định, ai cũng không biết bọn họ đang ở đâu. Nhưng có một nơi có thể nhanh chóng tìm thấy bọn họ - Đó chính là vùng Giang Nam trải rộng. Một năm này thậm chí còn mở hai tiệm bánh Vương Ký ở nước Triệu.
Vương Duyệt đã bắt chước Vương Nhung keo kiệt xây nhà kho, mua lương thực lúc giá thấp, chờ giá cao thì bán ra. Không những có thể kiếm được tiền mà còn có thể điều chỉnh giá lương thực. Tiệm bánh Vương Ký năm đó là điều kiện thuận lợi tìm thấy công chúa mất tích trong dân gian. Sau đó Vương Duyệt phát hiện nó có thể kiếm ra tiền, có thể thu thập thông tin tình báo. Cho nên đã khai chi tán diệp cửa hàng. Mỗi thành phố, thậm chí là mỗi thị trấn giàu có đều có cửa hàng bánh Vương Ký. Các cửa hàng đều có cấp độ bình thường và trang trí mặt tiền giống như cổng vòm vàng hiện đại và đồ ăn khai phong.
Thanh Hà và Vương Duyệt giao hẹn với cha mẹ, nếu muốn truyền tin tức thì đưa tin đến tổng bộ tiệm bánh Vương Ký ở Kiến Khang. Sau đó tổng bộ sẽ truyền tin đến từng cửa hàng nhỏ khác. Tất cả các cửa hàng đều sẽ treo một tờ giấy đỏ thông báo ngay trong đêm: "Cửa hàng chúng tôi tri ân khách hàng, bắt đầu từ hôm nay, trong vòng ba ngày sẽ giảm giá 50% toàn bộ cửa hàng!"
Tiệm bánh Vương Ký sử dụng rất nhiều nguyên liệu, mùi vị ngon, bình thường đã có một hàng dài người xếp hàng. Nay giảm giá 50%, người xếp hàng dài từ đầu phố đến cuối phố, chỉ trong vòng một ngày không ai không biết.
Đây chính là sức mạnh của những tín đồ ăn uống. Cho dù Thanh Hà và Vương Duyệt ở đâu, vừa nghe thấy tin tức này, bọn họ sẽ biết trong nhà đang gấp gáp tìm bọn họ. Đến tiệm bánh Vương Ký nào, báo ám hiệu với chưỡng quỹ, chưỡng quỹ sẽ đưa tờ giấy được viết bằng ám ngữ cho bọn họ.
Hai người đi ngược sông Trường Giang, đi du ngoạn vùng Giang Nam, đến đất Thục, lúc này đang ở thành Bạch Đế, nơi này cũng có tiệm bánh Vương Ký.
Vương Duyệt và Thanh Hà đang dạo chơi ở cung điện mà nghe nói là nơi năm đó Lưu Bị gửi gắm con cái, giao phó đứa con thơ Lưu Thiền cho Thừa tướng Gia Cát Lượng thì nghe người qua đường nói tin tức tiệm bánh Hồ Vương Ký giảm giá một nửa trong ba ngày, nhanh đi xếp hàng.
Hai người nhìn nhau: Mới có một năm, đã xảy ra chuyện gì?
Đi đến tiệm bánh Vương Ký, nhận mật thư, mới biết Thái Ninh Đế bệnh không nhẹ, chuẩn bị phó thác giống như Lưu Bị năm đó.
Tính tuổi tác, Thái tử chỉ mới năm tuổi, mà người nhà Lưu Bị năm đó đã mười bảy tuổi!
Sự việc gấp gáp, hai người mua thuyền xuôi về phía nam, ngày đêm đi gấp, bởi vì đường xá xa xôi, cho nên phải mười lăm ngày sau mới đến được Kiến Khang.
Sau khi xuống tàu, còn chưa kịp sửa sang, cả hai đã đi đến Đài Thành.
Mà Tư Mã Thiệu sắp không xong rồi. Hắn triệu tập Tây Dương Vương Tư Mã Dương, Tư đồ Vương Đạo, Thượng thư lệnh Biện Hồ, Xa kỵ tướng quân Si Giám, Hồ tướng quân Dữu Lượng, Lĩnh quân tướng quân Lục Diệp, Đoan Dương Doãn Ôn Kiều, cùng với lễ bộ thượng thư Nguyễn Phù. Tổng cộng có tám vị đại thần phụ trợ chính vào cung.
Người khác ủy thác thường chỉ ủy thác một người, nhiều nhất là hai người, nhưng Thái Ninh Đế Tư Mã Thiệu vì duy trì sự ổn định cân bằng chính trị sau này, mà tìm một lèo tám vị cố mệnh đại thần, hơn nữa thân phận của mỗi người đều không giống nhau.
Tư Mã Dương là người trong hoàng tộc.
Vương Đạo và Nguyễn Phù đều là sĩ tộc đứng đầu Đại Tấn. Si Giám là tướng quân xuất thân từ thống lĩnh dân chạy nạn, một năm nay đóng quân ở Giang Bắc, biến những dân lưu lạc này thành người của Đại Tấn, nắm trong tay binh lực.
Biện Hồ và Ôn Kiều là lão thần trung thành tận tâm từ lúc Thái Ninh Đế còn là thái tử.
Dữu Lượng là đại cửu tử, anh trai ruột của Dữu hoàng hậu, cậu của thái tử, là bà con bên ngoại.
Tám vị đại thần, lập trường và phe cánh không giống nhau. Một chiếc kiềng có bốn cái chân, vững như núi Thái Sơn.
Đây là thế trận mà Thái Ninh Đế đã dày công lựa chọn.
Nhưng mà trước đó Thái Ninh Đế có một tâm sự muốn hoàn thành.
Thái Ninh Đế gọi sủng phi Tống Huy đến, nói Tống Huy thổi sáo, tám vị đại thần nhìn nhau: Chúng ta đây vì chuyện ủy thác, tại sao lại gọi mỹ nhân đến nữa?
Tống Huy cũng không hiểu gì, nhưng vẫn thuận theo ý Thái Ninh Đế thổi sáo bài "Quy tuy thọ". Chính là bài năm đó nàng thổi lúc đưa tiễn Vương Đôn, nàng ta rất quen thuộc.
Thổi xong một khúc, bảy vị đại thần đều im lặng, duy chỉ có Nguyễn Phù người hiểu rõ nhất về âm luật vỗ tay khen hay.
Nguyễn Phù là con trai của Nguyễn Hàm, một trong trúc lâm thất hiền*. Thúc phụ Nguyễn Tích cũng là một trong trúc lâm thất hiền. Nhà họ Nguyễn tinh thông nhất âm luật. Nguyễn Cầm chính là tên mệnh danh của dòng họ Nguyễn gia.
Nguyễn Phù giống cha Nguyễn Hàm, đều là người cởi mở tùy ý. Nguyễn Hàm cho rằng "Nhã nhạc" và "Dâm nhạc" giống nhau, đều bày tỏ tình cảm, đều bình đẳng với nhau. Nguyễn Hàm và vợ vẫn luôn không có con. Hắn ta nhìn trúng một nô tỳ dân tộc Tiên Bi trong nhà cô của hắn ta. Lúc mẹ mới mất, cả nhà cô đi xa, Nguyễn Hàm mặc áo tang, mượn một con lừa, chạy đến đoạt nô tỳ kia về!
Mà lúc trở lại, hai người cùng nhau cưỡi một con lừa, nô tỳ ôm chặt eo Nguyễn Hàm, ở trước mặt bao người tiến vào Nguyễn gia.
Hành vi này trong thời gian đại tang quả thực là kinh thế hãi tục, nhưng Nguyễn Hàm lại nói: "Tội bất hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là lớn nhất. Không thể mất đi người phụ nữ nối dõi tông đường."
Tỳ nữ kia sinh cho Nguyễn Hàm hai con trai, trong đó con trai nhỏ là Nguyễn Phù.
Nguyễn Phù giống Thái Ninh Đế, đều mang một nửa dòng máu Tiên Bi, da trắng, tóc hơi vàng và xoăn, đường viền gương mặt thâm sâu, cũng là một trai đẹp tử trịch quả mãn xa (*).
(*)Trịch quả mãn xa: Nghĩa là ném trái cây đầy xe. Câu này bắt nguồn từ nhân vật Phan Nhạc. Phan Nhạc là trai đẹp nổi tiếng, được sánh với ngọc, thiếu thời dạo chơi ở Lạc Dương, phụ nữ phát hiện, kéo nhau vây quanh, ném trái cây đầy xe.
Nguyễn Phù là một người mê rượu, uống nhiều đến nỗi thậm chí cởi áo khoác lông chồn để trả tiền rượu, được mọi người trên phố lưu truyền là "Kim điêu đổi rượu".
Bởi vì thường xuyên uống say, tiền cũng không biết có hay không. Có một lần khi du ngoạn đến quận Kê, trong túi tiền chỉ còn có một đồng, người khác cười nhạo hắn ta nói trong túi đựng cái gì, cho bọn họ xem xem, thì Nguyễn Phù cười nói: "Chỉ có một đồng tiền, sợ là nó sẽ thấy xấu hổ, không cho mọi người xem được."
Chuyện này được truyền đi, lâu dần nó trở thành một câu thành ngữ - Trong túi xấu hổ, để chỉ việc không có tiền.
Tống Huy thổi xong một khúc, chỉ có Nguyễn Phù vỗ tay khen hay. Nguyễn Phù đẹp trai, gia thế tốt, là sĩ tộc danh môn, còn nổi danh "Kim điêu đổi rượu" và "Trong túi xấu hổ", Tống Huy không khỏi sinh lòng hảo cảm với Nguyễn Phù.
Thái Ninh Đế quan sát phản ứng của tám vị quan đại thần, chỉ vào Tống Huy, nói: "Nữ tử này không những trẻ tuổi xinh đẹp, tinh thông âm luật và vũ đạo, là một giai nhân tài hoa. Trẫm sắp ra đi rồi. Trẫm luyến tiếc viên minh châu long đong, một bông hoa tươi suy tàn ở Đài Thành, càng không muốn sinh mệnh này bị tuấn táng. Trẫm muốn nàng sau này trải qua những ngày tháng tốt đẹp."
"Chỉ là nữ tử nghiêng nước nghiêng thành như vậy nhất định phải có một nam tử mạnh mẽ che chở. Cho nên, các vị đại thần ai muốn nàng, cứ mở miệng, trẫm sẽ ban nàng cho các ngươi. Các ngươi phải đối đãi với nàng thật tốt."
Tống Huy ngẩn người, sau đó quỳ xuống trước giường bệnh, nước mắt lăn dài trên má: "Hoàng thượng!"
“Đừng khóc.” Thái Ninh Đế lau nước mắt cho nàng: “Trẫm đã thề sẽ bảo vệ nàng cả đời này, cho nên cả đời này, thiếu một ngày cũng không được. Trẫm nghĩ rằng trẫm thua nàng ba tuổi, nhất định sẽ thực hiện được lời hứa. Nhưng tạo hóa trêu ngươi, ông trời chỉ cho trẫm thọ mệnh hai mươi bảy tuổi. Trước khi chết, trẫm sẽ sắp xếp cho nàng thỏa đáng, tìm một nam tử tốt cho nàng, một chỗ dựa vững chắc, sau này mỗi ngày đều có thể trải qua vui vẻ."
Việc ủy thác đầu tiên là ủy thác người đẹp, chỉ có Thái Ninh Đế mới làm chuyện như vậy.
Ôi, không biết phải gọi hắn là hôn quân hay là thâm tình nữa.
Trong lòng Vương Đạo nghĩ thầm, nếu đưa Tống Huy về hẻm Ô Y, Tào Thục sẽ xé xác ông ra mất, không được.
Si Giám không thích mỹ sắc, cũng không hứng thú với âm luật, cho nên không mở miệng.
Dữu Lượng là anh trai của Dữu hoàng hậu, càng xem Tống Huy là kẻ thù, là yêu cơ họa quốc, sao có thể đồng ý chăm sóc Tống Huy cả đời được?
Còn lại Tư Mã Dương, Biện Hồ, Lục Diệp và Ôn Kiều đều có chung một suy nghĩ: Vương Đôn và Hoàng thượng đều sủng ái nữ nhân này, tất nhiên thân thể đã xuống cấp. Bên ngoài loan tin, nói Tống Huy là máy ép nam nhân. Ai muốn chết thì chết, chứ ta muốn sống thêm mấy năm nữa! Không cần.
Bảy đại thần đều lảng tránh ánh mắt của Hoàng đế, chỉ có Nguyễn Phù lang thang bất định chung tình với một khúc nhạc của Tống Huy: "Cầu xin ban thưởng cho thần."
Thái Ninh Đế nói với Tống Huy: "Nguyễn phù, trẫm hạ mệnh lệnh cuối cùng của trẫm cho ngươi là chăm sóc Tống Huy, ngươi hãy mang nàng ấy đi đi."
Tống Huy lau khô nước mắt, lạy tạ Thái Ninh Đế, rồi cứ thế đi theo Nguyễn Phù.
Tám vị cố mệnh đại thần còn lại bảy người. Thái Ninh Đế bắt đầu ủy thác.
- ---
*Chia sẻ của Trans Bưởi: Bưởi rất cảm thán trước số phận của nhân vật Tống Huy này. Tống Huy đúng kiểu hồng nhan bạc phận. Mình sẽ nói tiếp cuộc đời của Tống Huy cho các bạn biết nhé, bởi vì nhân vật này có thật trong lịch sử. Sau khi Tống Huy được Nguyễn Phù đưa đi, thì một năm sau Nguyễn Phù mất, Tống Huy lại được Tạ Thượng thu nhận. Tạ Thượng là một tướng quân thời Đông Tấn. Mặc dù là Tướng quân nhưng Tạ Thượng rất giỏi về âm nhạc, thư pháp, văn học, và đều có thành tựu ở các lĩnh vực này. Tạ Thượng từng hỏi Tống Huy ông ta và Vương Đôn có điểm gì khác nhau, thì Tống Huy trả lời: "So với Tạ Thượng thì Vương Đôn giống như nhà quê, còn Tạ Thượng thì như một quý tộc." Tống Huy sống cũng không lâu, chưa đến 1 năm sau nàng ấy mất, được Tạ Thượng chôn cất ở Nam Sơn Kim Thành (Nay là phía bắc thành phố Cú Dung tỉnh Giang Tô).